Ngày 7/9,ửtùchungthângiámđốccôngtybấtđộngsảnchiếmđoạthàngtrămtỷcủadâpháp luật hình sự TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Đinh Hồng Hải (53 tuổi, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại, xây dựng, kinh doanh nhà Tân Hồng Uy) án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo truy tố, tháng 1/1999, Hải và 3 người khác thành lập Công ty TNHH thương mại, xây dựng, kinh doanh nhà Tân Hồng Uy với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Ở lần thay đổi thứ 5, tháng 7/2004,số vốn điều lệ của công ty lên 18 tỷ đồng, trong đó Hải góp 15 tỷ và 3 tỷ còn lại là của bà Trương Thị Lan Phương.
Tuy nhiên, trên thực tế, bà Phương không góp vốn, không tham gia điều hành công ty.
Ngày 20/4/2000, Phòng Thi hành án dân sự TP.HCM có quyết định thi hành án, giao cho Công ty Xây dựng Dầu khí- Bộ Xây dựng, khu đất gần 15 ngàn m2 đất tại phường An Khánh, quận 2 (sau này là phường Bình An, quận 2) để trừ số nợ của Công ty Minh Phụng trong vụ án Epco- Minh Phụng.
Sau khi nhận được đất, Công ty Xây dựng Dầu khí đã lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu dân cư. Dự án này đã được Kiến trúc sư trưởng TP.HCM chấp thuận về quy hoạch chi tiết 1/500, với tổng số 41 căn biệt thự , nhà liền kề.
Ngày 29/12/2000, Công ty Xây dựng Dầu khí sang nhượng khu đất trên cho Công ty Tân Hồng Uy để tiếp tục thực hiện dự án.
Ngày 30/6/2004, UBND TP.HCM có quyết định giao lô đất gần 15 ngàn m2 cho Công ty Tân Hồng Uy để xây dựng Khu nhà ở ở phường Bình An, quận 2.
Sau đó, Công ty Tân Hồng Uy đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và ký hợp đồng chuyển nhượng hết 41 lô đất cho 31 hộ dân, thu hơn 32 tỷ đồng.
Từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã cấp 17 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Công ty Tân Hồng Uy với 41 lô biệt thự, nhà liền kề.
Do cần tiền chi tiêu, Đinh Hồng Hải đã đem 17 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đi thế chấp cho một ngân hàng và bán, cầm cố cho một số cá nhân để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, Hải còn tới gặp ông Trần Đức Tuấn (Tổng giám đốc Công ty Otran) vay 15 tỷ đồng để tất toán khoản vay ở Ngân hàng Agribank . Tin tưởng, ông Tuấn đã đồng ý cho vay.
Tới thời hạn, ông Tuấn gọi đòi, Hải nói không có tiền trả và nói sẽ dùng 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa giải chấp ở Agribank trả cho ông Tuấn. Tuy nhiên, trên thực tế, 2 thửa đất này đã bị Hải chuyển nhượng cho người khác.
Tổng số tiền mà Hải chiếm đoạt của các cá nhân và tổ chức lên tới 264,5 tỷ đồng.
Người dân có hoàn cảnh khó khăn đến nhận gạo tại cây ATM gạo của Trường THPT số 1 TP Lào Cai.
Em Lê Hoàng Quốc, học sinh lớp 12D1, trưởng nhóm chế tạo “Máy ATM gạo” chia sẻ: “Dịch Covid-19 kéo dài khiến rất nhiều người chịu cảnh mất việc hoặc không thể tìm được việc làm. Chính vì vậy, chúng em nghĩ đến việc làm một chiếc máy ATM phát gạo miễn phí, để giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn, mà trước mắt đơn giản có thể giúp họ duy trì sự sống”.
Nghĩ là làm, Quốc và nhóm nghiên cứu đề xuất với cô Phạm Thị Tuyết Thanh. Ngay lập tức ý tưởng của cả nhóm được Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên đồng ý. Nhà trường còn động viên các em bằng việc cùng huy động sự chung tay, góp gạo của các thầy cô, phụ huynh và nhà hảo tâm.
Theo yêu cầu của trường, mô hình phát gạo văn minh, tiện lợi, nhưng phải đảm bảo an toàn dịch tễ, hạn chế tiếp xúc đông người, tránh lây lan dịch bệnh. Theo đó, các học sinh đã lập trình tính toán thời gian đóng mở van gạo tự động sao cho mỗi lần máy xuất ra được đúng 3kg gạo - tương ứng với lượt nhận của một người.
Quốc cho biết, nhóm nghiên cứu phải tính toán từ khâu chọn ống nước đủ rộng để lưu lượng gạo chảy với tốc độ vừa phải, thiết kế chế tạo thử nghiệm và gia công van điện đóng mở để không bị rơi gạo. Bên cạnh đó, việc gia công đóng hộp, đi dây các thiết bị đảm bảo an toàn điện và vệ sinh cũng là một khâu được nhóm tính kỹ.
May mắn hơn, các em nhận được sự cố vấn và chung tay hỗ trợ của em Vũ Hoàng Long (từng là học sinh duy nhất của đoàn Việt Nam đạt giải 3 trong Hội thi Khoa học kỹ thuật tại Mỹ năm 2019, cựu học sinh của trường và hiện là sinh viên Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) trong khâu lập trình.
Em Lê Hoàng Quốc và Vũ Hoàng Long trong quá trình chế tạo máy ATM phát gạo
Sau nhiều ngày nghiên cứu và thử nghiệm, ngày 14/4, nhóm học sinh của Trường THPT số 1 TP Lào Cai đã chế tạo thành công “Máy ATM gạo” với động cơ servo Mg996r, điện áp hoạt động 4.8 -7.2v, có nút bấm lấy gạo tự động và còi cũng như đèn led báo hiệu.
“Máy gồm bồn đựng gạo, gạo chạy theo đường ống xuống, giữa có một bộ điều khiển bằng van tự động và nút bấm mini. Mỗi lần nhấn nút, gạo sẽ nhả đúng số lượng 3kg/lần mà mình lập trình sẵn", em Hoàng Quốc chia sẻ về nguyên lý hoạt động.
Cô Phạm Thị Tuyết Thanh đánh giá đây là ý tưởng hay, có ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cao, nhà trường quyết tâm thực hiện và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm chung tay cùng các học sinh của trường.
Hiện, “Máy ATM gạo” đã được lắp đặt tại số 250, đường Hoàng Liên TP Lào Cai. Người dân có thể đến nhận gạo đến 30/4, trong thời gian từ 8h đến 11h (buổi sáng) và 14h đến 17h (buổi chiều). Trước khi nhận gạo, người dân được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, lấy thông tin cá nhân.
Dự án đã và đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, cùng giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. “Thậm chí, khi vừa có thông tin, có phụ huynh đã chở ngay đến hàng tạ gạo để ủng hộ cho hoạt động của nhà trường”, cô Hà Thùy Linh, Bí thư Đoàn trường nói. Với khẩu hiệu “Nếu bạn cần, hãy đến lấy, nếu bạn ổn, hãy nhường người khác, nếu bạn có, hãy đóng góp thêm”, sau hơn 2 ngày phát động, “cây ATM gạo” đã nhận được sự ủng hộ trên 45,6 triệu đồng và hơn 4,3 tấn gạo...
Người dân trên địa bàn TP Lào Cai ủng hộ gạo cho cây ATM của trường giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Cô Phạm Thị Tuyết Thanh cho biết nhà trường sẽ quản lý hoạt động của máy đến hết tháng 4 và sau đó sẽ chuyển giao cho các đơn vị phù hợp hơn vận hành. Tuy nhiên, nhà trường vẫn sẽ kêu gọi là huy động ủng hộ nguồn gạo.
Người dân xếp hàng giãn cách để nhận gạo từ “máy ATM phát gạo” miễn phí.
Điều cô Thanh mừng nhất là qua đây có thể khơi dạy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, giúp học sinh mang được kiến thức lý thuyết chế tạo ra các máy hữu ích phục vụ cộng đồng. Cùng đó là bài học về sự sẻ chia, biết cho đi trước khi nhận lại.
“Đây cũng là bài học về tinh thần hỗ trợ, đoàn kết, biết sẻ chia với những người khó khăn, yếu thế hơn trong xã hội ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông”, cô Thanh nói.
Trước đó, để chung tay phòng chống Covid-19, thầy trò nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động như tự pha chế nước rửa tay khô, may khẩu trang vải tặng miễn phí các đơn vị phòng chống dịch; tổ chức thăm và tặng quà các chốt biên phòng chống dịch...
Thanh Hùng - Ảnh: NVCC
Giảng viên xắn tay giúp sinh viên, người nghèo vượt Covid-19
Trong những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19, tại nhiều trường đại học vẫn có những sinh viên vì các lý do khác nhau mà ở lại KTX, không về quê.
" alt="Học sinh Lào Cai chế tạo “máy ATM phát gạo” miễn phí cho người nghèo đợt dịch Covid"/>
Một hình ảnh phản chiếu sự tương phản giữa hai đội
Trong hệ thống này, Anthony Elanga và Jadon Sancho được yêu cầu bám biên nhiều hơn.
Đây là vấn đề lớn, khi Bruno Fernandes không phải mẫu người có khả năng đá cao nhất. Anh chỉ thực sự bùng nổ khi đá sau lưng trung phong để tìm kiếm khoảng trống.
Man City không có Ruben Dias, nhân tố chính hàng phòng ngự giành chức vô địch mùa trước. Với lối đá mà Rangnick lựa chọn, MU vô tình gạt bỏ những lợi thế mà mình có để hy vọng tạo bất ngờ.
Để Rashford dự bị
Một trong những điểm nổi bật của MUlà Marcus Rashford có khả năng bùng nổ trong các trận lớn.
HLV Rangnick mắc quá nhiều sai lầm
Rashford từng nhiều lần trở thành nỗi ám ảnh của hàng thủ Man City ngay cả khi anh không ghi bàn.
Ở những trận làm khách tại Etihad trước đây, MU thành công một phần nhờ vào các tình huống phản công chợp nhoáng, khiến đội hình dâng cao của Man City chưa kịp lùi về.
Không thể cầm bóng và cất luôn một cầu thủ có tốc độ trên băng ghế dự bị, Rangnick phải chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Cựu đội trưởng Roy Keane thậm chí cho rằng, "Man City chưa đá hết so với đúng sức lực".
Thay người khó hiểu
Sau hơn một tiếng đồng hồ, Rangnick đưa liền hai sự thay đổi. Rashford cùng Jesse Lingard được tung vào sân thay Pogba và Elanga.
Thống kê chuyên môn và bản đồ nhiệt của Lingard trong 26 phút trên sân
Tăng cường hàng công là điều hợp lý. Nhưng rút Pogba khỏi sân là giải pháp khiến đội hình MU càng trở nên mất cân bằng.
Pogbathi đấu không tốt, ngoài pha kiến tạo đẳng cấp cho Jadon Sancho gỡ hòa 1-1. Dù vậy, sự hiện diện của anh vẫn buộc các tiền vệ Man City phải dè chừng.
Kết quả của sự thay đổi: Lingard có đúng 2 lần chạm bóng kể từ phút 64. MU phải nhận thêm 2 bàn thua trong khoảng thời gian này.
Niềm tin mù quáng vào Wan-Bissaka
Hàng thủ MU thi đấu rất tệ. Victor Lindelof chậm chạp và vụng về trước Foden cũng như Grealish. Harry Maguire lăn xả mà không hiệu quả, vì anh luôn chậm hơn đối phương một vài nhịp.
Grealish không gặp phải trở ngại nào từ Wan-Bissaka
Nhưng tệ nhất trong đội hình MU phải là Aaron Wan-Bissaka, người được trao vai trò phòng ngự bên cánh phải.
Wan-Bissaka thi đấu một cách vụng về, không thể hỗ trợ tấn công và phòng ngự cũng kém, luôn thua ở tình huống 1 đối 1.
Cặp Joan Cancelo - Grealish có một ngày thi đấu quá thoải mái bên cánh trái đội chủ nhà. 50% các pha lên bóng của Man City diễn ra ở khu vực này.
Bên ngoài sân Rangnick còn Diogo Dalot nhưng ông không sử dụng. Đặt niềm tin vào Wan-Bissaka khiến cái giá phải trả là thế trận phòng ngự sụp đổ dễ dàng.
Đại Phong
MU thảm bại trước Man City cực hay
De Bruyne và Mahrez mỗi người lập một cú đúp trong chiến thắng 4-1 giòn giã của Man City trước đối thủ cùng thành phố MU.
" alt="MU thua thảm Man City vì sai lầm Ralf Rangnick"/>
"Kho lương thực" hỗ trợ sinh viên do giảng viên và các mạnh thường quân Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp
Ngoài KTX, hiện vẫn còn nhiều sinh viên của trường nằm rải rác ở các khu nhà trọ. Vì thế, nhà trường huy động xe ô tô để vận chuyển nhu yếu phẩm tới các điểm phát gần nơi sinh viên sống để các em không phải đi chuyển nhiều.
Bên cạnh gạo, mì tôm, xúc xích, trứng, khẩu trang, nước sát khuẩn, trường còn vận động mua thêm hoa quả cho sinh viên.
Cũng tại Hà Nội nhưng là ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 15/4 nhà trường tổ chức đợt trao tặng thiết bị đầu tiên cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về thiết bị học tập, hỗ trợ các em học tập trực tuyến trong đợt dịch Covid-19.
Chỉ sau hơn một tuần phát động, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhận được hơn 3 tỉ đồng tiền quyên góp của cán bộ, cựu sinh viên và 75 máy tính do các doanh nghiệp tặng để hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá máy tính, máy tính bảng từ 15% đến 20% cho sinh viên Bách khoa Hà Nội.
75 sinh viên được nhận thiết bị trong đợt xét tặng đầu tiên đều là con em gia đình hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Điểm chung là các em đều nỗ lực học tập, điểm số khá cao. Các em đều đang học tập bằng những chiếc điện thoại cũ. Với những sinh viên này, có một chiếc máy tính là một giấc mơ.
Đoàn Thị Hồng Hằng, sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, háo hức sử dụng chiếc máy tính mới lần đầu tiên trong đời em được sở hữu
Bên cạnh đó, từ nguồn tiền quyên góp của cán bộ và cựu sinh viên, trong đợt này, Nhà trường sẽ hỗ trợ cho khoảng 3.000 sinh viên (mỗi sinh viên 1 triệu đồng) để mua máy tính, máy tính bảng có giá không quá 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được giảm giá gói dữ liệu tốc độ cao của các nhà mạng.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng có 97 sinh viên do hoàn cảnh khó khăn phải ở lại Sài Gòn làm thêm trong thời gian này, kể cả 25 sinh viên mồ côi đang theo học chương trình từ thiện đào tạo KTV Toyota. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội các chỗ làm thêm đều đóng cửa, góc sẻ chia của trường lại ngưng hoạt động nên một số em khá khó khăn.
Các Mạnh Thường Quân, các cựu SV, giảng viên, cán bộ của trường đã đóng góp, hỗ trợ cho các em. Mà trước hết, thầy hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng đã góp 10 thùng mì…
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại KTX.
Các em đều là những sinh viên học năm cuối. Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các em vẫn quyết ở lại KTX để làm đồ án tốt nghiệp. Ngày thường, khi tới bữa những sinh viên ở KTX ra ngoài hoặc ăn cơm trong căng-tin. Tuy nhiên trường chuyển qua học trực tuyến, đa phần sinh viên ở quê, nên căng-tin cũng tạm thời đóng cửa.
Để tránh tình trạng các em ra ngoài, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên 57.000 đồng/ngày để phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Khoản kinh phí này được trích từ ngân sách của trường.
Trường bố trí luôn một đội ngũ ở trong KTX làm công tác nấu ăn. Mọi sinh hoạt của sinh viên cũng được cán bộ trường hỗ trợ, nếu cần đồ từ bên ngoài sẽ có người của trường đi mua hộ...
Trường ĐH Nha Trang bố trí đội ngũ ở lại nấu ăn phụ vụ sinh viên miễn phí
Những sinh viên đang nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô đều thực sự xúc động. Đỗ Thị Bích Thùy, sinh viên K8-315 Trường ĐH Nha Trang biết ơn vì nhà trường đã quan tâm, chia sẻ những khó khăn với các em.
Sinh viên Trương Ngọc Anh (ngành Trung Quốc học, Khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia HN) bày tỏ “Của cho không quan trọng bằng cách cho. Em biết hiện có nhiều tổ chức và các gói hỗ trợ hướng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng cách nhà trường hỗ trợ khiến em cảm thấy rất ấm áp”.
Giảng viên gom nhu yếu phẩm cho khu cách ly
Sáng 16.4, “Cây gạo” của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) đã đi vào hoạt động, phát gạo miễn phí hỗ trợ người khó khăn vượt qua dịch Covid-19.
NEU phối hợp với chính quyền quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức phát gạo cho người nghèo, mỗi người 3 kg/tuần, triển khai liên tiếp trong14 ngày với quỹ gạo 15 tấn, và có thể kéo dài nếu có các đơn vị khác hỗ trợ, chung tay.
Để tránh phát tràn lan, thay vì ghi chép thông tin cá nhân, NEU đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để quản lý người đến nhận gạo. Trước khi nhận gạo, người dân sẽ phải đứng trước camera để cung cấp thông tin cá nhân, quá trình này mất khoảng 5 giây.
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân chuẩn bị gạo để phát cho người nghèo
Tại điểm cách ly Trường ĐH Hà Tĩnh (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), mỗi ngày tổ công tác hậu cần của lực lượng quân đội sử dụng gần 700kg gạo và hàng trăm kg thực phẩm phục vụ bữa ăn cho gần 1.000 người. Một nhóm giảng viên và sinh viên Trường ĐH Hà Tĩnh đã về từng thôn, xóm trên địa bàn, vận động người dân quyên góp nhu yếu phẩm mang về cải thiện bữa ăn trong khu cách ly.
Người dân tại địa phương đã rất đồng tình hưởng ứng và mang gạo, rau, củ, quả các loại ra ủng hộ. Cán bộ thôn hoặc giáo viên các trường tiểu học ở các xã đứng ra nhận và gom giúp lại một chỗ. Sau đó, nhóm giảng viên, sinh viên vận chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe kéo của người dân đưa tới căng tin Trường ĐH Hà Tĩnh để lực lượng làm nhiệm vụ chế biến.
Giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh về từng thôn xóm gom nhu yếu phẩm phục vụ khu cách ly
Việc làm này không chỉ giảm áp lực về thực phẩm cho đơn vị phục vụ mà còn giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn do nguồn thực phẩm bà con cung cấp rất đa dạng và phong phú, tươi mới.
Còn tại Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 14/4, một chiếc máy phát gạo miễn phí đã được nhóm hảo tâm của tỉnh nghiên cứu lắp đặt. Người dân chỉ cần một cái nhấn nút, họ sẽ nhận được 2kg gạo từ chiếc máy tự động.
Máy ATM gạo này là ý tưởng của các giảng viên một số trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Trường CĐ Sư phạm, Trường CĐ Công nghiệp Huế và được Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giải pháp Công nghệ 1A hỗ trợ, lắp đặt.
Người dân thực hiện giãn cách đúng quy định khi đi nhận gạo tại "ATM gạo" ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Mai Trang-TTXVN
Với phương châm “Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”, nhóm thiện nguyện thực hiện mô hình ATM gạo để những bao gạo được trao đi đến đúng với những người dân thật sự cần trong mùa dịch.
Ngân Anh tổng hợp
Trường "nuôi cơm" chống dịch, sinh viên yên tâm làm đồ án tốt nghiệp
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại ký túc xá .
" alt="Giảng viên xắn tay giúp sinh viên, người nghèo vượt Covid"/>
Quán cơm 0 đồng nằm ngay trên con đường đẹp nhất Sài Gòn.
Được thành lập từ tháng 12/2017 thuộc Ban bảo trợ từ thiện Bắc Ái, Hội chữ thập đỏ quận 1, TP.HCM, trong hai năm qua, cứ vào ngày thứ 2, 4, 6, quán mở cửa từ 9h30 giờ sáng tới 12h30 trưa là bán hết veo 350-400 suất cơm.
Bắt đầu từ 10 giờ trưa, cơm canh nóng hổi sẵn sàng phục vụ hàng trăm thực khách. Khoảng 11-12 giờ là lúc người lao động nghèo tìm đến xếp hàng đông nhất.
10 giờ, người lao động nghèo lục đục tìm đến quán cơm 0 đồng
Mỗi suất cơm có đầy đủ thịt cá, rau và canh. Thực đơn của quán phong phú, thay đổi mỗi ngày, thậm chí vào ngày chay có phục vụ cơm chay. Chủ quán cho hay, chi phí mỗi ngày là 2.500.000 đồng do các mạnh thường quân tài trợ, ủng hộ cho quán ăn hoặc do người tới ăn đóng góp thêm cho quán.
Một bác bảo vệ vui vẻ với phần cơm 0 đồng của mình
Quán ăn được một thành viên trong hội cho mượn địa điểm, bàn ghế, bếp nấu để phục vụ người lao động nghèo. Nhân viên phục vụ trong quán đều là tự nguyện, không lấy công. Hằng ngày, mọi người bắt đầu làm việc từ 6h30 sáng, đến 13 giờ chiều công việc mới hoàn tất.
Một suất cơm với giá 0 đồng có đầy đủ thịt, rau
“Tôi làm ở đây được khoảng 6-7 tháng rồi. Cảm thấy vui lắm vì giúp được mọi người. Trước đây, mới nghỉ hưu tôi còn đi dạy thêm, đợt này tôi nghỉ luôn, lúc rảnh rỗi phục vụ cho quán ăn và đi làm từ thiện”, cô Đoàn Thị Thanh Tâm (66 tuổi), một giáo viên đã về hưu chia sẻ.
Ai cũng được phục vụ
Ông Nguyễn Thành Khoa, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận 1, Trưởng Ban Bảo trợ từ thiện Bắc Ái cho biết: “Sau 2 năm hình thành và phát triển quán cơm giá 0 đồng, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đóng góp của các mạnh thường quân cả về tiền bạc lẫn vật chất. Đồng thời có sự đồng hành của các tình nguyện viên tham gia, đóng góp vào việc tổ chức nấu ăn và phục vụ. Đối tượng của quán là những người nghèo khó, người già, người khuyết tật, khiếm thị, sinh viên học sinh và người lao động cơ nhỡ”.
Các tình nguyện viên bắt đầu công việc từ 6h30 sáng đến 1 giờ chiều.
Ngày chay thực khách được phục vụ món chay
Cũng theo ông Khoa, mục tiêu đề ra thì như vậy nhưng bất cứ ai đến quán đều được phục vụ chứ không phân biệt.
Theo quan sát, đa phần những người đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ có thể là người thu lượm ve chai, bán vé số, xe ôm, phụ hồ, người già, người neo đơn, lang thang cơ nhỡ..
Món ăn được thực khách đánh giá ngon, sạch sẽ
"Có lần một vị khách đánh chiếc ô tô sang trọng tấp vào quán gọi cơm ăn làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Ăn xong, chủ nhân chiếc xe đó đã liên hệ với quán, tỏ ý muốn giúp đỡ thêm. Có nhiều người đến đây cũng bỏ vào thùng từ thiện 2 ngàn, 5 ngàn, 10 ngàn hoặc cả mấy trăm ngàn...", ông Nguyễn Vĩnh Tuấn, một thành viên của hội cho biết.
Quán cơm đã đem lại một nơi dừng chân, nghỉ ngơi cho tất cả những ai cảm thấy mệt mỏi, đói lòng. Chú Nam (62 tuổi), một khách quen của quán xúc động kể: "Có hôm trong túi tôi còn có 10 ngàn bạc, vô tình qua đây thấy quán cơm 0 đồng mừng quá trời luôn. Tôi còn bất ngờ vì được phục vụ cả nước, cơm canh ăn no thoải mái. Nhà tôi cách đây 3km cứ đến giờ là tôi lại đạp xe ra. Nhờ có bữa ăn này mà đỡ được cho tôi một khoản tiền. Chứ tôi bán vé số ngày có được bao nhiêu tiền đâu”.
Đức Toàn
60 phút bán hết 1.000 bộ quần áo, ông chủ thu "món lời" bất ngờ
Gian hàng của anh và cộng sự chưa khi nào ế khách. Chỉ trong vòng 60 phút, chỗ quần áo vừa dọn ra đã được bán hết veo. Ai mua xong cũng vui vẻ, cười nói rộn ràng và hẹn sớm một ngày quay lại.
" alt="Hành động bất ngờ của chủ xe ô tô sang trong quán cơm 0 đồng"/>