Dù đã chuyển đến New York, cựu Công chúa Mako vẫn không thoát khỏi sự chú ý của công chúng. Ảnh: Eugene Hoshiko/AP.
Không ngừng bị soi xét
Mako (30 tuổi) không phải công chúa duy nhất của Nhật Bản từ bỏ tước hiệu hoàng gia nhưng cô là người đầu tiên ra nước ngoài sinh sống.
Công chúa Sayako, con gái duy nhất của cựu Nhật hoàng Akihito, rời hoàng gia khi kết hôn với thường dân vào năm 2005. Không giống Mako, bà vẫn ở Nhật Bản và hiện là nữ tu tối cao của đền Ise. Cựu Công nương Ayako, kết hôn với thường dân vào năm 2018, cũng ở lại xứ Phù Tang và thân thiết với hoàng gia trong những năm qua.
Hiện ở cách Tokyo gần 11.000 km, cuộc sống của vợ chồng Mako và Kei Komuro vẫn bị theo dõi chặt chẽ, tương tự những gì hai người từng phải đối mặt tại quê nhà khi các tờ báo lá cải săn lùng họ suốt nhiều năm sau khi tuyên bố đính hôn vào năm 2017.
Sự soi mói không ngừng từng khiến cựu Công chúa Mako mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Từng mong muốn thoát khỏi sự đeo bám ác ý ở Nhật Bản nhưng giờ đây, Mako vẫn được công chúng quan tâm, ngoại trừ việc cô có thể theo đuổi sự nghiệp riêng và không có tổ chức hoàng gia nào chống lưng.
Vợ chồng cựu Công chúa Mako bị theo sát ở New York. Ảnh: TheImageDirect, Dailymail. |
Con đường giành lấy tự do ngay từ đầu đã bấp bênh. Khi vợ chồng Komuro hạ cánh xuống sân bay ở Mỹ, truyền thông đã tập trung vào trang phục của họ.
Sự chú ý đổ dồn vào chiếc áo phông của Kei Komuro, in hình nhân vật phản diện Darth Vader trong loạt phimStar Wars nổi tiếng. Nhiều người phỏng đoán chồng cựu công chúa cảm thấy có mối liên hệ với nhân vật này hay thậm chí muốn truyền đạt thông điệp riêng. Phong cách thời trang của anh cũng được mô tả là “quá xuề xòa”.
Về phía Mako, cô được cho là muốn trông giản dị hơn khi để tóc đen dài buông xõa và diện quần jean tối màu.
Khi vợ chồng cựu Công chúa Mako đi dạo hay mua sắm ở New York, chi tiết về trang phục họ mặc hay đồ sắm sửa cũng được liệt ra trên mặt báo. Thậm chí, việc Mako đi lạc, phải hỏi đường người dân cũng không thoát khỏi tầm mắt của phóng viên.
Mặc dù đây có thể là cuộc sống bình thường của người nổi tiếng, một số cá nhân theo dõi vợ chồng Mako và Kei Komuro cũng cảm thấy quá đà. Họ ví việc báo chí liên tục theo dõi cặp đôi là “rình rập”.
Bất cứ khi nào rời căn hộ thuê ở khu Hell’s Kitchen thuộc trung tâm Manhattan, gia đình Komuro cũng bị máy ảnh chụp hình. Tuy nhiên, cặp đôi không để sự xuất hiện của các tay săn ảnh ngăn cản họ sống theo cách mình muốn. Họ được bắt gặp vui chơi với bạn bè, đi dạo trên đường phố và chỉ thường xuyên liếc nhìn những chiếc camera không mời mà đến.
Khó có sự riêng tư
Vợ chồng cựu Công chúa Mako luôn được đem ra so sánh với vợ chồng Hoàng tử Harry với câu chuyện rời hoàng gia để bắt đầu cuộc sống thường dân. Dù giữa hai bên không hẳn có nhiều điểm tương đồng, việc họ bị truyền thông đeo bám là giống nhau.
Theo Vogue, từ cuối tháng 3/2020, Hoàng tử Harry và Meghan Markle chính thức không còn là thành viên cấp cao của hoàng gia Anh. Họ tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ hoàng gia để đổi lấy cuộc sống “độc lập hơn”. Hai người vẫn giữ danh hiệu công tước và nữ công tước xứ Sussex, trong khi con cái không được trao tước hiệu hoàng gia.
Sau khi bắt đầu cuộc sống thường dân, vợ chồng Harry và Meghan chuyển đến Canada, rồi Nam California (Mỹ) để tìm kiếm sự riêng tư. Họ thậm chí từ bỏ mạng xã hội. Tuy nhiên, “ánh đèn sân khấu” chưa bao giờ rời bỏ cặp đôi này.
Khi đó, các bức ảnh paparazzi chụp vợ chồng công tước xứ Sussex đi dạo được đăng tải khắp thế giới. Những đồn đoán về nơi họ đang sống là Malibu, Calabasas, The Hollywood Hills xoay vần liên tục.
Vợ chồng Harry và Meghan Markle chưa bao giờ có cuộc sống riêng tư tuyệt đối trước truyền thông. Ảnh: EPA. |
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vợ chồng Hoàng tử Harry và Meghan Markle không sẵn sàng tham gia vào tất cả hoạt động công khai. Họ vẫn xuất hiện trước công chúng hoặc công khai mọi thứ có thể, ví như công bố thành lập tổ chức từ thiện Archewell của họ.
Harry và Meghan không muốn tách biệt hoàn toàn khỏi giới truyền thông bởi rốt cuộc, họ vẫn cần nó.
Điều nghịch lý là cặp đôi càng nổi cơn thịnh nộ với các tờ báo lá cải, họ càng tiếp thêm sức mạnh cho chúng.
Năm 1968, Lãnh chúa Kinross giới thiệu về Công tước và Nữ công tước xứ Windsor, cặp vợ chồng hoàng gia nổi tiếng khác đã từ bỏ chế độ quân chủ, cho Sunday Telegraph.“Cả hai đều tìm cách để có được cuộc sống riêng tư. Nhưng trong thời đại công khai, làm sao họ có thể? Những việc làm của Công tước, một cựu quân vương và vẫn còn là thành viên hoàng tộc, phải luôn thu hút sự chú ý của công chúng”, ông viết.
Harry và Meghan có thể mơ về sự riêng tư. Nhưng ngay cả khi không còn mác “hoàng gia”, họ có thể sẽ không bao giờ có được điều đó.
Theo Zing
" alt=""/>Những công chúa, hoàng tử thành thường dân vẫn bị soi xétẢnh minh họa.
Câu chuyện 2
Một Facebook khác chia sẻ rằng, nàng thích nhất đội bóng đá Tây Ban Nha, hâm mộ nhất là Real, ghét Barcelona. Chồng nàng cùng chung niềm say mê bóng đá, lại phục cô nàng nhỏ nhắn, trắng trẻo dám ra quán xem đá bóng một mình, còn gào lên khi Barca thắng Real 6-2… Cùng sở thích nên họ nghĩ cưới nhau sẽ hạnh phúc, dù cả hai còn rất trẻ.
Về nhà mới xảy chuyện. Vợ không thích Real nhưng chồng cứ ngồi xem hết trận đấu, kệ vợ ghét đội nào chửi đội đó. Nhưng nếu chồng chê đội nàng thích là kiểu gì anh cũng bị vợ sửng cồ, phạt ra đi văng nằm.
Hôm trao giải quả bóng vàng FIFA, nàng thức đến 2h sáng để xem Messi của nàng nhận bóng vàng. Đội chồng thích trắng tay nên nàng nói gì chồng cũng kệ. Nhưng khi trao giải đội hình xuất sắc nhất năm có 4 cầu thủ Real là nàng gào lên “Sao cái đội không cúp mà nhiều cầu thủ thế”. Chồng vừa bảo Messi kém hơn CR7, nàng đã trợn mắt lườm.
Tôi chẳng biết nên vui hay buồn vì có cô vợ mê bóng đá nữa. Bình thường nàng đáng yêu, lấy nhau 3 năm vẫn như đang yêu, vẫn hẹn hò, vẫn nhắn tin đều đều… Nhưng nhiều lúc muốn phát điên vì cãi vã bóng đá với nàng và những chuyện không liên quan đến gia đình. Cứ cãi nhau kiểu này chắc nguy hiểm cho hôn nhân lắm.
Câu chuyện 3
Cũng cô vợ ham mê bóng đá, một Facebooker khác chia sẻ vì cưới nhầm vợ đoảng và nam tính, tới mức chồng luôn phải “mềm” để giữ hòa khí. Nàng là vận động viên bóng chuyền, cá tính mạnh và dứt khoát, tóc cắt ngắn, đi giày thể thao, thích mặc quần áo rằn ri, thụng và rộng.
Từ ngày lấy chồng em không nấu được bữa cơm ngon nào, nhưng đam mê bóng đá tới mức chồng phải đầu hàng. Xem một mình buồn, nàng kéo mấy cô bạn thân về nhà nấu ăn, nhờ chồng đi làm về ghé quán mua thức ăn, đồ uống để cả nhóm lai rai xem. Có hôm nửa đêm, nhà hết bia, hết đồ nhậu là sai chồng đi mua hộ em bia và đồ nhậu.
Em đang soán ngôi trụ cột gia đình, từ bao giờ em coi chồng là đầu bếp, có trách nhiệm chiều vợ… Xem bóng đá nàng và các bạn cũng nhảy chồm chồm lên, la hét… khiến X.men chính cống là tôi thấy lạc lõng.
Cho đến hôm mẹ chồng ở quê lên chơi, thấy nửa buổi con dâu vẫn ngủ, tưởng dâu ốm, mẹ hỏi han thì em bảo mẹ cho ngủ, vì đêm qua thức xem bóng đá.
Đêm sau mẹ ở đó, em phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp, rồi khuya ngồi xem bóng, uống bia và nhậu một mình, thỉnh thoảng lại hét lên, reo hò khiến mẹ hoảng hốt chạy ra… em lại cười lớn rồi xin lỗi… vì mải xem bóng đá. Mẹ khuyên em đi ngủ để sớm mai đi làm, em bảo “4 năm mới có 1 mùa bóng, con xin nghỉ phép xem cho đã mẹ ạ”. Mẹ nhắc em reo hò nhỏ thôi cho hàng xóm còn ngủ… rồi kéo tôi vào phòng trách sao để vợ đam mê, phát huy sở thích đàn ông thế quá đà không?
Ảnh minh họa. |
Lời khuyên của chuyên gia
Hầu hết những ông chồng có vợ ham mê thể thao đều lo lắng cho cuộc hôn nhân của mình, mong muốn có lời khuyên trước các đam mê có phần quá đà của vợ, sẽ cãi nhau vì thể thao sẽ có ngày bị vợ đánh thật, và tương lai con cái ra sao nếu gia đình không yên ổn.
Có bạn khuyên các ông chồng nên đi tập thể thao để khỏe bằng vợ, đừng ngồi kể lể như phụ nữ vậy. Đàn ông phải mạnh mẽ, có bản lĩnh, che chở, là bờ vai vững chắc cho vợ tựa chứ. Nhưng giải pháp này những ông chồng chưa chắc đã ham, nếu ham họ đã tập lâu rồi.
Theo bà Phạm Hoa (Viện Nghiên cứu tâm lý giáo dục và pháp luật), người vợ ham mê thể thao không phải giờ mới ham, mà có từ bé, và người chồng đã biết từ khi yêu. Nếu cần người vợ nhẹ nhàng, dịu dàng thì anh ấy đã chọn người khác.
Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ phải khéo léo, nhẹ nhàng. Đàn ông thì phải mạnh mẽ, là trụ cột gia đình. Nhưng đó là định kiến, là quan niệm xưa.
Bây giờ xã hội cởi mở, phụ nữ và nam giới có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, có nhiều lãnh đạo là phụ nữ, có nhiều đầu bếp giỏi là đàn ông… Những quan niệm xưa có nhiều điều không phù hợp, nếu những ông chồng cứ cứng nhắc giữ định kiến cũ, đòi hỏi người vợ ham mê thể thao phải nhu mì, e ấp… thì sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, hôn nhân rất khó duy trì. Quan trọng hơn là hai vợ chồng ngoài trách nhiệm với nhau, còn có trách nhiệm với hai bên gia đình và con cái.
Còn khi đã chấp nhận cưới người vợ mê thể thao, những ông chồng cần có lòng bao dung, bởi các giải đấu quan trọng lâu lâu mới có, và nàng nghỉ phép để xem chứ không phải bỏ bê tất cả để thỏa thú đam mê. Quan trọng là vợ có cá độ không, có quán xuyến mọi việc không, cư xử có tốt với hai bên gia đình không… Còn nếu đam mê trong khuôn khổ thì chấp nhận được.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, khi đã xác định kết hôn, dù có thế nào cố gắng vượt qua. Các cô vợ đam mê tinh thần, vật chất, hay thể thao quá mà để nhưng thú vui, tham vọng vùi lấp tình cảm của hai vợ chồng.
(Theo Giadinh.net)
" alt=""/>Tiếng “khóc” của những ông chồng bị vợ hành