Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của Cục Viễn thông trong năm 2016 là tập trung vào chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Hiện Cục Viễn thông đang chờ lãnh đạo Bộ TT&TT phê duyệt thời điểm thực hiện việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định.
Trả lời ICTnews hồi cuối năm 2015, ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, quy hoạch về kho số viễn thông có hiệu lực từ 1/3/2015. Trong quy hoạch này có quy hoạch về chuyển thuê bao di động từ 11 số xuống thành thuê bao 10 số và chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ diễn ra trong 2 năm và thực hiện theo từng khu vực.
“Khi Bộ TT&TT thống nhất phương án và thời điểm thay đổi mã vùng điện thoại cố định thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thông báo trước 60 ngày đến các thuê bao trên phương tiện thông tin đại chúng và cho phép gọi đồng thời cách cũ và cách mới trong vòng 60 ngày. Điều này sẽ giảm thiểu ảnh hưởng cho khách hàng trong quá trình diễn ra việc thay đổi. Hiện nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định từ 1/3/2015 là thông tin không chính xác” ông Trần Mạnh Tuấn nói.
Trao đổi với ICTnews về vấn đề này, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định chia sẻ họ sẵn sàng kéo dài thời gian giữ số song song cho khách hàng nhiều hơn quy định của Bộ TT&TT để cho khách hàng làm quen với việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định. Thậm chí, có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho biết họ có thể giữ số song song từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo rằng hầu hết các khách hàng không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi mã vùng điện thoại cố định.
Cục Viễn thông cho biết, hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao điện thoại cố định, rất ít còn lại cho thuê bao di động, trong khi số thuê bao di động đang chiếm khoảng 95% tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam. Như vậy, hiệu quả sử dụng kho số chưa cao. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, đây là xu hướng chung trên thế giới khi mà dịch vụ điện thoại cố định đang suy giảm mạnh và người dùng chuyển sang sử dụng di động là chính.
" alt=""/>Chuẩn bị chuyển đổi mã vùng điện thoại cố địnhThời gian qua, nhiều dự án BĐS trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng rơi vào tình trạng đình trệ, không thể triển khai thủ tục pháp lý vì vướng đất công nằm xen cài.
Nguyên nhân do những quy định pháp luật về đất đai, đầu tư và nhà ở chưa cụ thể, thống nhất. Điều này dẫn đến không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng lúng túng trong việc giải quyết hồ sơ.
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP (Nghị định 148) sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã có hiệu lực từ tháng 2/2021, trong đó đưa ra giải pháp, điều kiện xử lý các dự án BĐS có đất công xen cài, quỹ đất hỗn hợp.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đánh giá, nghị định mở ra hướng giải quyết cho hàng ngàn dự án BĐS bế tắc về thủ tục pháp lý, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng phát triển nhà ở. Tỷ lệ đất công thường chiếm 10% quỹ đất dự án.
Quy định trước đây, Nhà nước cho chủ đầu tư thuê phần đất công xen cài này để thực hiện dự án, nhưng lại thiếu hình thức giao đất. Nỗi khổ của các chủ dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp hiện nay là dù chỉ vướng một mét đất công vẫn không thể triển khai được.
Cả trăm dự án BĐS ở TP.HCM bị đình trệ vì vướng đất công xen cài. |
Theo thống kê, giai đoạn 2015 – 2018, tại TP.HCM có 126 dự án BĐS có quỹ đất hỗn hợp. Phần lớn nằm ở các quận ven và huyện ngoại thành, có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp, đất chuyên dùng.
Từ tháng 9/2018, tất cả các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp đều phải thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND TP.HCM ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định Luật Đầu tư.
Hiện các dự án có quỹ đất hỗn hợp tại TP.HCM đang bị ách tắc về thủ tục công nhận chủ đầu tư và thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, đây là nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở.
Không thể bán đấu giá đất đường, kênh – rạch
Tại Hội nghị “Gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền Thành phố và doanh nghiệp BĐS năm 2021” vào sáng 27/2, hướng xử lý các dự án BĐS có đất công xen cài một lần nữa được đưa ra thảo luận.
Theo UBND TP.HCM, Nghị định 148 vẫn còn một số nội dung vướng mắc, chưa rõ ràng. Do đó, đầu tháng 1/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn.
Đất công nằm xen cài tại các dự án có thể phân làm 2 loại: Đất có thửa và đất hiện trạng là đường, kênh - rạch (chưa có thửa).
Đất hiện trạng là đường, kênh – rạch, do là lối đi chung, lối thoát nước của các thửa đất liền kề và có hình dạng gãy khúc, uốn lượn, bao quanh các thửa đất mà chủ đầu tư đã hoặc sẽ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án. Do đó, phần diện tích đường, kênh – rạch không thể sử dụng để thực hiện dự án, công trình độc lập.
Lãnh đạo UBND TP.HCM gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp BĐS. |
Trường hợp xác định đất do Nhà nước quản lý nên Nhà nước thực hiện dự án, công trình trên đất là đường, kênh – rạch này hoặc chuyển nhượng theo hình thức đấu giá để người nhận chuyển nhượng sử dụng, đầu tư xây dựng sẽ làm cản trở quyền sử dụng đất của các thửa đất liền kề.
Điều này không phù hợp với quy định Luật Dân sự và Luật Đất đai vì bản chất đường, kênh – rạch là hạ tầng sử dụng chung của các thửa đất liền kề.
Từ đó, UBND TP.HCM cho rằng chỉ có thể xem xét “đủ điều kiện tách thành dự án độc lập” đối với các thửa đất có điều kiện do Nhà nước quản lý. Còn đất là đường, kênh – rạch do Nhà nước quản lý thì không thể bán đấu giá mà thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch. Khi đó, người được giao đất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Để có cơ sở bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành và UBND quận - huyện rà soát các dự án nhà ở có nguồn gốc đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
" alt=""/>TP.HCM đưa giải pháp xử lý đất công nằm xen cài tại hàng trăm dự án BĐSNgoài e-voucher ưu đãi, khách hàng Canada tiên phong tham gia Chương trình VinFirst cũng sẽ được tặng kèm nhiều quyền lợi khác, bao gồm một bộ sạc di động kèm theo xe, gói dịch vụ ADAS và Smart Services, và đặc biệt là gói nghỉ dưỡng (không bao gồm vé máy bay) tại biệt thự biển 3 phòng ngủ cho 4 người trong 7 ngày ở một hoặc nhiều khách sạn Vinpearl tại Việt Nam.
Chỉ trong vòng một tuần kể từ khi áp dụng, VinFast Canada cho .đã nhận được hơn 300 đơn đặt chỗ sớm cho 2 mẫu xe. Dự báo, số lượng đặt chỗ sớm sẽ tăng lên nhanh chóng khi VinFast Canada đang triển khai nhiều kế hoạch bán hàng, tiếp thị, nhằm đưa thông tin chi tiết về 2 mẫu xe VF 8 và VF 9 tới khách hàng.
Ông Huỳnh Dư An, Tổng Giám đốc VinFast Canada cho biết: “Chúng tôi tự hào mang đến cho người dân Canada những mẫu xe điện đầu tiên của VinFast thông qua mạng lưới cửa hàng chính hãng và hệ thống bán hàng trực tuyến. Chúng tôi hy vọng VinFast sẽ mang đến trải nghiệm dễ chịu cho khách hàng, để những chiếc xe VinFast trở thành lựa chọn hàng đầu cho những hành trình hướng đến tương lai xanh hơn, an toàn và bền vững hơn.”
VF 8 và VF 9 là những mẫu SUV đầu tiên mà VinFast sẽ mang tới thị trường Canada. Ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm Ô tô Los Angeles 2021, hai mẫu xe đã tạo ấn tượng bởi thiết kế đẹp mắt được thực hiện bởi nhà thiết kế trứ danh Pininfarina của Ý. VF 8 và VF 9 được trang bị hệ thống trợ lái nâng cao (ADAS) cùng bộ dịch vụ thông minh (Smart Services), giúp mang lại sự an toàn tối ưu và kết nối mọi khía cạnh của cuộc sống, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng.
Thông tin về VF 8, VF 9 và chương trình VinFirst: global-reserve.vinfastauto.com/en/home
Thế Định
" alt=""/>Ô tô điện VinFast VF 8, VF 9 hút khách ở Canada