Hãng phân tích thị trường KGI Securities từng dự báo Apple sẽ có thêm từ 5 tới 7 triệu đơn hàng iPhone mới trong quý ngân sách thứ 3 năm nay nhưng kết quả còn xa mới đạt tới mức đó.
Ngược lại, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Huawei và Oppo hưởng lợi rất nhiều từ thảm họa Note 7.
Sau sự cố thu hồi Note 7, thị phần smartphone quý 3 của Samsung đã giảm từ mức 23,6% xuống còn 19,2%, mức giảm kỷ lục trong lịch sử của hãng. Trong khi đó, thị phần iPhone cũng giảm từ 13% xuống còn 11,5%, mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Sự thụt lùi của Apple chủ yếu diễn ra tại Mỹ và Trung Quốc, nơi doanh số thiết bị Apple giảm lần lượt 8,5% và 31%.
Trong khi đó, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc tại đại lục lại gặt hái lợi nhuận cao một cách đáng ngạc nhiên, tăng gấp đôi thị phần trong quý 3 vừa qua.
Doanh số bán hàng tại Trung Quốc chiếm tới 81% lợi nhuận của Oppo. Oppo cũng cũng đứng đầu danh sách các thương hiệu điện thoại "ăn nên làm ra" nhất tại thị trường Trung Quốc trong quý 3. Chốt lại, thị phần của Huawei tại thị trường Trung Quốc là 9,3%, Oppo – 7% và Vivo – 5,8%.
Nói chung, tình hình của Apple cũng không mấy tồi tệ. Công ty này vẫn bán được 45,5 triệu chiếc iPhone, giảm nhẹ so với mức 48 triệu chiếc trong quý 3 năm ngoái. Trong khi đó, số smartphone bán tại thị trường Trung Quốc chỉ tăng duy nhất 1% so với cùng kỳ năm ngoái, 362,9 triệu chiếc so với 359,3 triệu chiếc.
Apple là hãng duy nhất chiếm hơn 100% lợi nhuận của toàn ngành công nghiệp smartphone mặc dù hãng này đang khá vất vả trong việc chinh phục Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới hiện nay.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Điện thoại Trung Quốc hưởng lợi lớn từ thảm họa Note 7Theo thông tin được ông Choi Jae Yoo, Thứ trưởng thứ hai Bộ Khoa học, ICT và Hoạch định tương lai Hàn Quốc đưa ra tại Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra ngày 23/11 tại Hà Nội, trong thời gian qua, sự phát triển của CNTT Hàn Quốc đã dẫn dắt nền kinh tế và công nghiệp của quốc gia này phát triển mạnh mẽ.
Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc đã phối hợp cùng nhau xây dựng mạng băng thông rộng trên toàn quốc, phân chia mở rộng các dải tần giúp cho việc phát triển công nghệ viễn thông di động; sản xuất ra điện thoại di động sử dụng công nghệ LTE đầu tiên trên thế giới, cung cấp dịch vụ LTE-A và luôn đi đầu trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới...
Ông Choi Jae Yoo cho rằng, trong thời gian tới, với sự quyết tâm của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, những kinh nghiệm, bí quyết trong lĩnh vực CNTT của Hàn Quốc nếu được cộng hưởng với nhau thì ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam sẽ có được những bước phát triển đột phá.
Trong thực tế, có thể kể đến hiện công ty điện tử Samsung đã tiến hành dự án thử nghiệm dịch vụ LTE với MobiFone và hiện cũng đang đàm phán các phương án hợp tác trên nhiều phương diện với Viettel cho giai đoạn thương mại hóa dịch vụ LTE.
“Các quan hệ hợp tác chiến lược này là cơ hội không thể tốt hơn cho việc hợp tác phát triển cho ngành công nghiệp CNTT của hai nước”, ông Choi Jae Yoo nhấn mạnh”,
" alt=""/>Các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc được tạo điều kiện thuận lợi đầu tư vào Việt Nam