Nhận định, soi kèo Javor Ivanjica với Partizan Belgrade, 20h00 ngày 10/02: Khách lấn chủ
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/84d693209.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Fahaheel, 21h40 ngày 13/1: Lệch hướng
Xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Tại cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh chủ trì mới đây, Thượng tá Nguyễn Thành Nhân - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) thông tin, Quảng Nam là một trong 10 địa phương có nguy cơ không hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trong năm 2024.
Hiện nay, Quảng Nam mới hoàn thành 70% nhiệm vụ chia, tách dữ liệu cho UBND cấp xã để cập nhật dữ liệu vào phần mềm 158 của Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, về số hóa dữ liệu đất đai, Sở TN-MT chưa xây dựng lộ trình, tiến độ số hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tỉnh, nguy cơ không hoàn thành tiến độ theo Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn làm sạch dữ liệu đất đai của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).
“Việc triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân gắn chip, căn cước và ứng dụng VNeID có tỷ lệ quét QRcode mới ở mức 62,58%. Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ, tỷ lệ tích hợp sổ sức khỏe điện tử/mã thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID còn thấp, vị trí 53/63 toàn quốc.
Qua kiểm tra công tác đảm bảo an ninh an toàn hệ thống, thiết bị liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có nhiều hạn chế. Ban Quản lý khu kinh tế - khu công nghiệp, Sở VH-TT&DL chưa triển khai mô hình liên quan đến Camera AI” - Thượng tá Nguyễn Thành Nhân cho hay.
Đại tá Võ Thị Trinh - Phó Giám đốc Công an Quảng Nam đề nghị lãnh đạo tỉnh xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc chậm trễ không hoàn thành chỉ tiêu Đề án 06; các Sở Tư pháp, TN-MT, Y tế phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
“Chúng tôi chia sẻ khó khăn về hạ tầng, về biên chế của các ngành, nhưng Trung ương chỉ so sánh các tỉnh khác làm được sao Quảng Nam không làm được. Thời gian còn lại của năm không nhiều, cần có ấn định thời gian cụ thể, tránh nói chung chung. Công an xác định vai trò thường trực, đã chỉ đạo sát sao, công an các địa phương đều rất quyết tâm nhưng cần có sự đồng hành của các sở ngành” - Đại tá Võ Thị Trinh nói.
Phải làm đầy kho dữ liệu
Ông Nguyễn Đức Bình - Giám đốc Sở TT-TT cho hay, hiện nay nền tảng số, ứng dụng số của Quảng Nam xếp trong tốp đầu, nhưng xây dựng kho dữ liệu còn chậm và chưa đầy đủ.
“Kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024 nặng nề do chúng ta xuất phát điểm thấp. Trở ngại lớn là xây dựng cơ sở dữ liệu đưa lên hệ thống dùng chung. Theo quyết tâm lãnh đạo tỉnh, từ 1/1/2025, Quảng Nam sẽ giám sát, điều hành, tham vấn, ra quyết định từ các cấp chính quyền trên IOC. Đây là áp lực rất lớn đối với tỉnh. Kho dữ liệu vẫn đang nằm ở các ngành. Chúng ta xây xong một cái kho, nhưng đó là kho rỗng, phải quyết tâm làm đầy dữ liệu các ngành cho kho này” - ông Bình chia sẻ.
Nhận định về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho rằng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã rất quan tâm, nhưng về phía các ngành, địa phương vẫn còn một số nơi mới chỉ ở mức... nâng cao nhận thức.
“Nâng cao nhận thức là đúng, nhưng không thể dừng lại ở đó. Những con số đã biết nói, Quảng Nam không thể cứ đi giải trình lý do cho việc chậm trễ mà kết quả, con số cứ ì ạch ở tốp cuối cả nước.
Bây giờ, việc cần làm là phải rà soát lại các nội dung nhiệm vụ, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đối với 25 dịch vụ công thiết yếu và các dịch vụ tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, thực hiện 43 mô hình Đề án 06 đúng thời gian quy định.
Các hoạt động tuyên truyền phải được làm mạnh, làm quyết liệt, đổi mới và phải có định lượng cụ thể. Tổ công nghệ số cộng đồng phải phát huy vai trò hướng dẫn cài đặt, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử, tích hợp thẻ BHYT và các giấy tờ khác trên VNeID, các bước thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID...” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.
Đối với các thành viên Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương phải xác định rõ nhiệm vụ, tập trung làm rõ hạn chế, chỉ ra điểm nghẽn thuộc thẩm quyền nào giải quyết để báo cáo kịp thời, có hướng khắc phục cụ thể, tránh hình thức.
Về cơ sở dữ liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu các ngành chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Riêng số hóa dữ liệu hộ tịch phải quyết tâm đạt tỷ lệ 100%. “Địa phương nào yếu, thiếu quyết tâm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, UBND tỉnh sẽ đề nghị Tỉnh ủy yêu cầu bí thư huyện, thị, thành ủy vào cuộc” - ông Bửu nhấn mạnh.
Theo THÀNH CÔNG(Báo Quảng Nam)
">Chuyển đổi số ở Quảng Nam và những con số biết nói
2. Vị trí
Các ứng dụng mạng xã hội sử dụng vị trí địa lý (từ địa chỉ IP hoặc tính năng GPS trên điện thoại) để bạn check-in. Trước khi đăng bài, hãy kiểm tra xem vị trí của bạn có bị gắn thẻ tự động không và vô hiệu hóa nó.
Không có lý do gì để cho tất cả mọi người biết bạn đang ở đâu.
Bạn cũng không bao giờ nên chia sẻ địa chỉ vật lý hay số điện thoại của mình lên các kênh công khai.
3. Thông tin xác minh danh tính
Những trang như Facebook chứa đầy thông tin giá trị để tiến hành tấn công phi kỹ thuật (social engineering).
Những kẻ xấu khai thác thông tin để phục vụ mục đích riêng như tống tiền, trộm cắp tài sản, lừa đảo…
Vì vậy, tránh chia sẻ những thông tin có thể dùng để xác minh danh tính của bạn như ngày sinh, giấy phép lái xe, hộ chiếu, thẻ tín dụng.
Ngoài ra, tránh xa những bài quizz vui trên mạng xã hội nếu chúng đặt những câu hỏi như năm bạn đi học, tên của thú cưng…
Câu hỏi dạng này thường được dùng làm câu hỏi bảo mật để bảo vệ tài khoản trên mạng. Khi để lộ, tài khoản của bạn có thể bị xâm phạm.
4. Khiếu nại và phàn nàn
Mạng xã hội không phải nơi để bạn trút giận, thể hiện sự bất bình về sếp, đồng nghiệp, họ hàng… Ai đó có thể nhìn thấy nó và cho nhân vật chính trong bài viết của bạn biết, gây ra tình huống khó xử.
Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng rà soát hồ sơ ứng viên trên mạng xã hội. Vì vậy, đừng viết những thứ khiến cho bạn trở nên tồi tệ trong mắt người khác. Thay vào đó, hãy tạo một trang nhật ký riêng tư để trút bầu tâm sự.
5. Chứng cứ phạm pháp
Nếu gặp rắc rối vì một câu đùa kém duyên hay bình luận gây kích động còn chưa đủ tồi tệ, nhiều người còn tự bắn vào chân mình khi đăng chứng cứ phạm pháp trên mạng.
Chẳng hạn, họ đăng ảnh say rượu lái xe hoặc tự sướng khi đi trên cao tốc. Một số thậm chí còn chia sẻ ảnh cất giấu ma túy, súng bất hợp pháp hay tiền ăn trộm được, hoặc ảnh khiêu dâm.
6. Món đồ mới đắt tiền
Nhiều người thích chia sẻ ảnh “đồ chơi” mới trên mạng xã hội như điện thoại, laptop, TV, trang sức, xe hơi… Khi làm như vậy, người nào đó sẽ muốn đánh cắp chúng hoặc lợi dụng bạn theo cách nào đó.
Một thứ khác đáng cân nhắc là những bài viết như vậy góp phần gây hiệu ứng tiêu cực trên mạng xã hội: chỉ nhìn thấy khía cạnh tuyệt vời của người khác, từ đó tự ti về cuộc sống của mình.
7. Các cuộc thi, tặng quà lừa đảo
Nhiều công ty tổ chức tặng quà và các cuộc thi trên mạng xã hội vì tương tác cao. Dù vậy, cũng có những kẻ xấu lợi dụng điều đó để lừa đảo, ngụy trang dưới danh nghĩa tặng quà miễn phí.
Khi chia sẻ chúng trên trang cá nhân, bạn đang vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, phát tán mã độc hay khiến bạn bè mắc bẫy của kẻ xấu. Ngoài ra, chia sẻ quá nhiều cũng làm phiền mọi người.
8. Thông tin nội bộ
Ngoài chia sẻ thông tin riêng tư, một số người còn mắc sai lầm khi đăng thông tin nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức lên mạng. Chẳng hạn, họ vô tư đăng danh tính nhân viên sắp bị sa thải, chiến lược công ty năm sau…
Tương tự, không nên chia sẻ những gì đang diễn ra trong gia đình của bạn mà người ngoài không cần phải biết.
9. Bất kỳ điều gì không muốn công khai
Một quy tắc đơn giản cho tất cả mọi người: đừng bao giờ đăng những thứ bạn không muốn cả thế giới nhìn thấy. Trên Internet, một khi đã đăng nội dung, rất khó để xóa hoàn toàn.
Ngay cả khi bạn đã đặt chế độ quyền riêng tư chỉ bạn bè mới xem được, không ai dám chắc họ có lưu lại hay chụp ảnh màn hình bài viết ấy để chia sẻ cho người khác hay không.
(Theo Makeuseof)
Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ có bị xử lý hình sự?Trường hợp chủ nợ tự ý lấy ảnh người vay đăng lên Facebook, Zalo... nhằm gây áp lực, ép buộc trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.">9 thứ không nên chia sẻ trên mạng xã hội bởi không biết ai có thể xem chúng
Một trong những điểm mới của Nghị định 147 là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, Google, Netflix… phải thực hiện quy trình xử lý nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật như sau:
Đối với việc ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên cung cấp nội dung vi phạm pháp luật (trong 30 ngày có ít nhất 5 lần cung cấp nội dung vi phạm pháp luật hoặc trong 90 ngày có ít nhất 10 lần cung cấp nội dung vi phạm bị Bộ TT&TT, Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ), các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện việc khoá tạm thời các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ TT&TT, Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thời gian khoá tạm thời từ 7 ngày đến 30 ngày, tùy thuộc vào số lần và mức độ vi phạm.
Khi có yêu cầu của Bộ TT&TT, Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài thực hiện việc khoá vĩnh viễn các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập khi đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc đã bị khoá tạm thời từ 3 lần trở lên.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời chậm nhất là 24 giờ các nội dung xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam.
Trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài không ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời các nội dung xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam theo yêu cầu, Bộ TT&TT, Bộ Công an sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn toàn bộ nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm và thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các vi phạm đã được tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện của một đơn vị lớn đang cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam cho biết, với việc pháp luật đưa ra quy định, nền tảng sẽ tuân thủ và khi có xác nhận từ các cơ quan chức năng, các thông tin được đăng lên là vi phạm ngay lập tức sẽ được gỡ bỏ theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, nếu các tài khoản vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng và pháp luật địa phương, nền tảng sẽ thực hiện các biện pháp quản lý như gỡ bỏ nội dung và thậm chí khoá các tài khoản với các vi phạm nghiêm trọng.
">Facebook, Google phải gỡ nội dung, khoá tài khoản vi phạm pháp luật Việt Nam
Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
Dù nằm ở giữa trung tâm Thủ đô song nhiều hộ dân ở khu tập thể toà nhà 5C ngõ 96, đường Võ Thị Sáu (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) vẫn phải “vật vã” với tình cảnh thiếu nước. Mấy ngày nắng nóng vừa qua, các hộ dân nhà 5C nhận được thông báo bị mất nước vài ngày, cuộc sống bị đảo lộn. Khổ nhất là các bà mẹ vừa sinh con được vài tháng. “Sau nhiều ngày mất nước, hiện khu tập thể này đã có nước trở lại, nhưng rất yếu và các hộ gia đình vẫn phải bơm nước luân phiên. Chúng tôi đang lo nếu tình trạng này không được cải thiện, cuộc sống người dân sẽ bị đảo lộn”, anh Luân Dũng, ở khu 5C kể.
Người dân ở đây cho hay, trước đây nguồn nước ổn định nhưng từ khi một hộ gia đình bên cạnh xây chung cư mini 7 tầng, lại đi chung đường ống nước nên trong khoảng một năm trở lại đây nguồn nước rất yếu, thường xuyên bị mất. Các hộ gia đình chỉ biết đối phó bằng cách bơm nước vào nửa đêm và lúc tờ mờ sáng. Cư dân đã có đơn phản ánh lên UBND phường và quận, yêu cầu chủ đầu tư chung cư mini phải làm đường ống nước riêng, thế nhưng vụ việc đến nay vẫn rơi vào im lặng.
Tại các khu vực như Định Công, Hoàng Liệt… (quận Hoàng Mai) cũng xảy ra tình trạng thiếu nước sạch cục bộ. Theo phản ánh của người dân các thôn Bằng A, thôn Bằng B, thôn Tứ Kỳ (phường Hoàng Liệt), trong những ngày nắng nóng nước sạch ở đây chỉ chảy theo giờ quy định và chảy rất yếu. Nhiều hộ dân do không có đủ nước sạch dùng nên phải mua máy bơm để hút nước giếng khoan sử dụng qua ngày. Còn tại các khu nhà cao tầng nơi tập trung hàng trăm hộ dân như khu nhà xã hội Tây Nam Linh Đàm cư dân tại đây phải sống trong cảnh cung cấp nước theo giờ.
Được coi là khu đô thị Ao Sào (Hoàng Mai) đã bàn giao 2 năm nhưng chưa có đường nước sạch |
Tại khu đô thị Ao Sào (quận Hoàng Mai) do Cty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư dù đã bàn giao cho người dân về ở 2 năm nay nhưng vẫn chưa có đường nước sạch cho dân. Cả trăm hộ dân đang sinh sống tại đây chịu cảnh khát nước giữa Thủ đô. Để giải quyết tình trạng này, hộ thì dùng giếng khoan, hộ thì phải mua nước sạch với giá “cắt cổ” để sử dụng hàng ngày.
“Sau khi dân phản ánh chủ đầu tư thông báo đến khoảng cuối tháng 5/2016 sẽ hoàn thành đấu nối hệ thống nước sạch cung cấp nước cho khu đô thị. Nhưng đến nay việc đấu nối họng nước vào khu đô thị vẫn chưa thực hiện xong.”, một người dân bức xúc.
Dự án chồng dự án, dân vẫn “khát’’?
Về thực trạng thiếu nước cục bộ tại nhiều khu vực địa bàn, đại diện Cty Nước sạch Hà Nội cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua, đơn vị đã vận hành hết công suất các nhà máy, các trạm cấp nước để cấp đủ nước sạch cho người dân. Hiện trung bình các ngày nắng nóng, Cty cấp vào mạng 655.000 m3 nước sạch, đạt 102,88% so với kế hoạch (tăng 5% so với ngày thường), cộng với 17.000m3/ngày mua từ nguồn nước sông Đà để cung cấp cho người dân. “Có một số khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ, một số khu vực cấp nước theo giờ, nhưng chúng tôi yêu cầu các Xí nghiệp không để hộ dân nào mất nước quá 24 giờ”, vị cán bộ cho biết.
Đại diện Cty CP đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco)- đơn vị phân phối nước sạch sông Đà cho biết, công suất, áp lực nước cung cấp theo thỏa thuận của nhà máy nước sạch Hòa Bình không đạt. “Chúng tôi là đơn vị kinh doanh khi thiếu nước, mất nước dân đổ lên đầu chúng tôi nhưng thực tế nguồn nước cấp với công suất, áp lực không đảm bảo. Dự kiến việc thiếu nước trong dịp hè càng thêm căng thẳng”, đại diện Viwaco nói.
Theo thông báo mới đây của UBND thành phố Hà Nội về các dự án nước sạch phía Tây thành phố và dự án đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trục đường Láng - Hòa Lạc sử dụng nước sạch sông Đà, hiện khu vực phía Tây đang có nhiều dự án đầu tư cấp nước sạch như: dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng; dự án đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trục đường Láng - Hòa Lạc (phạm vi thành phố Hà Nội) sử dụng nước sạch sông Đà và các dự án do doanh nghiệp đăng ký đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Nhưng phạm vi nghiên cứu, đề xuất của các dự án này bị trùng lặp, đan xen. “Để kịp thời giải quyết nhu cầu bức xúc của nhân dân trong khu vực về nước sạch, lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất, thành phố giao các sở ngành liên quan rà soát kỹ lưỡng phạm vi nghiên cứu, nội dung đầu tư của các dự án trên để thành phố xem xét phương án đầu tư nước sạch tối ưu tại khu vực phía Tây thành phố”, vị cán bộ nói.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến hè năm nay, nhu cầu tiêu thụ nước của người dân sẽ tăng khoảng 12% so với bình thường, tương đương 1,02 triệu m3/ngày đêm. Trong khi đó tổng lượng nước cung cấp hiện nay là 900.000 m3/ngày đêm, tối đa 960.000m3/ngày đêm. Hàng loạt khu vực ở Hà Nội được dự báo khó khăn về nước, nhất là trong dịp hè năm nay với những đợt nắng nóng kéo dài. |
Theo Tiền phong
Dân 'kêu trời' vì thiếu nước
Đồng Nai nâng cao tính an toàn trong giao dịch không dùng tiền mặt
Nhan sắc khó rời mắt của Mai Phương Thúy ở tuổi 34
友情链接