当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo góc Getafe vs Villarreal, 19h00 ngày 30/3 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nantes, 22h15 ngày 30/3: Nỗ lực trụ hạng
Dahlia Wong đang từ từ nhích lên trên bức tường đá đỏ rộng lớn có một vết núi lởm chởm giống như tia sét kéo dài.
Tay và chân của cô kẹt chặt giữa vết nứt có chiều rộng 7-30cm. Cô dựa vào lực để bám vào mặt đá trơ trọi. Cứ vài mét, cô dừng lại để đẩy một thiết bị kim loại vào vết nứt, kẹp dây và tiếp tục leo lên, theo Sixthtone.
Vết nứt mà Dahlia Wong đi vào là một tuyến đường leo núi cổ điển có tên Scarface II. Ngoài ra, những tuyến đường khác như Air China, Ding Dong's Crack và Japanese Cowboy, đang thu hút những người leo núi truyền thống từ khắp nơi trên thế giới đến ngôi làng Liming xa xôi để tham gia môn thể thao mạo hiểm.
Ngôi làng đặc biệt
Ẩn mình giữa những ngọn núi, giữa sông Dương Tử và sông Mê Kông, làng Liming, tỉnh Vân Nam chỉ là một dãy nhà nằm giữa một con sông nhỏ và những bức tường đá sa thạch đỏ khổng lồ.
Địa hình nơi này được gọi là Danxia, độc nhất vô nhị ở Trung Quốc. Phải mất 3 giờ đi xe buýt từ thành phố Lệ Giang, trên một con đường uốn lượn dọc theo những bãi cát trắng của Thượng Dương Tử, để đến được ngôi làng.
Ở đây, hầu hết người dân địa phương sinh kế phụ thuộc vào săn bắn, nông nghiệp tự cung tự cấp và thu hoạch mật ong rừng tìm thấy trên cùng những vách đá.
Năm 2004, các thung lũng núi ngoạn mục và các thành tạo đá sa thạch xung quanh Liming bắt đầu được gọi là "khu du lịch". Nỗ lực để thu hút khách tham quan, chính quyền địa phương đã xây dựng lại ngôi làng bằng đá sa thạch đỏ và đồ gỗ trang trí công phu.
Các biển chỉ dẫn bằng tiếng Trung và tiếng Anh được dựng khắp làng, một cáp treo và cầu thang được xây dựng để giúp khách du lịch có thể lên đỉnh núi.
Chính quyền Liming hy vọng sẽ thu hút khách du lịch đến thăm địa phương, đặc biệt là phố cổ Lệ Giang, một di sản được UNESCO công nhận. Nhưng dù chi hàng trăm triệu nhân dân tệ, khách du lịch đã không tìm tới nhiều như cách họ hình dung.
Mãi đến năm 2010, bộ ba nhà leo núi, gồm một người Trung Quốc là Zhou Lei và 2 nhà leo núi người Mỹ là Mike Dobie và Austin Stringham, đã tìm tới đây rồi thay đổi Liming mãi mãi.
Thay da đổi thịt
Zhou Lei, cùng với 2 nhà leo núi người Mỹ, đã mạo hiểm đến Liming, tìm kiếm khả năng khám phá du lịch từ các vách đá. Vào thời điểm đó, du lịch leo núi hầu như chưa xuất hiện ở Trung Quốc, khiến cho việc khám phá của họ gần như là tiên phong.
Zhou nói: "Tư tưởng cốt lõi của leo núi là tự do. Và leo núi truyền thống mang lại cho bạn sự tự do nhất".
Trong vòng vài tháng, bộ ba bắt đầu thiết lập các tuyến đường leo núi thương mại, tìm kiếm các vết nứt phù hợp, sau đó leo lên và chỉ định mức độ khó cho mỗi người.
"Ban đầu, nhiều người ở Liming nghĩ rằng những người leo núi này đang tìm kiếm kho báu", Yu Hualong, chủ nhà khách ở Liming nói.
Tuy nhiên, 6 tháng sau, các cơ quan quản lý du lịch đã ngăn cản bộ ba với lý do leo núi rất nguy hiểm và họ không muốn chịu trách nhiệm về bất kỳ tai nạn nào. Những nỗ lực thay đổi, quảng bá, xin phép chính quyền kéo dài hàng năm trời. Giờ đây, cuộc sống ở Liming đã khác rất nhiều.
Trước đây, dân làng chỉ có thu nhập trung bình 4.000 USD/năm. Nhưng từ khi khách du lịch tới, những nhà leo núi từ khắp nơi trên thế giới đổ về, đã mang lại hàng triệu nhân dân tệ cho người dân.
Li Jinge, ngoài 50 tuổi, là chủ cửa hàng tiện lợi. Bà chuyển đến Liming hơn 20 năm trước. Bà gọi những người leo núi là "anh chị em" vì đã mang tiền đến. "Họ luôn được chào đón ở đây", bà nói.
Luo Yaoxing, một người đàn ông địa phương ngoài 50 tuổi, lái xe hàng ngày đến Lệ Giang, hầu như ngày nào cũng gặp những người leo núi. Anh đã đầu tư tiền tiết kiệm để mua một chiếc xe và mở cửa hàng tiện lợi phục vụ khách du lịch.
"Túi của những người leo núi rất nặng, có khi đến 40kg. Tôi giúp họ đưa lên xe. Tôi thích những người leo núi và chào đón họ ở đây. Họ giúp chúng tôi kiếm tiền, thúc đẩy nền kinh tế và họ sẽ nói với thế giới về Liming", ông nói.
Li, một thợ may địa phương, đồng ý. "Nhiều người leo núi đến nhờ tôi sửa quần leo núi. Miếng vá đầu gối tôi lấy khoảng 10.000 đồng; miếng vá lớn trên mông thì khoảng 26.000 đồng", cô nói.
Hầu hết mọi người ở Liming hiện đã quen thuộc với những người leo núi từ khắp nơi trên thế giới, trong đó, người được biết rõ hơn cả là Yu Hualong. Là người địa phương, anh mở nhà khách Far Away Inn được gần 10 năm.
Anh nói: "Nhiều khu du lịch ở Trung Quốc đều giống nhau. Chúng tôi phải phát triển khả năng leo núi vì điều đó tạo ra sự khác biệt với những khu vực khác".
Nhiều nhà leo núi mô tả Liming là độc nhất vô nhị, đã đến nơi này là muốn quay lại nhiều lần.
Vách núi đá độc lạ giúp người dân ở ngôi làng hẻo lánh đổi đời
Truyện ngắn này được dịch sang hơn 100 ngôn ngữ, đã chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như phim, phim hoạt hình, kịch, nhạc kịch, ballet...
NSND Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam mời đạo diễn nổi tiếng người Nhật Bản Hiroyuki Muneshighe dàn dựng thành tác phẩm kịch thiếu nhi, kịch bản do tác giả Minh Nguyệt phỏng dựng theo nguyên tác của Andersen.
Thông qua những tình huống dí dỏm, yếu tố giáo dục được kết hợp một cách độc đáo cùng tình huống giải trí, không gian cổ tích lộng lẫy, vở kịch mang đến thông điệp nhẹ nhàng, giúp các bạn nhỏ cảm nhận được một cách tự nhiên nhất bài học về lòng trung thực trong cuộc sống. Cùng với đó, vở kịch đề cao sự tương tác trực tiếp giữa nghệ sĩ và khán giả.
"Câu chuyện trong vở kịch như một lời đả kích đến những kẻ gian dối, thường hay xu nịnh, giấu dốt để đạt được mục đích xấu xa. Một bài học quý giá mà tác phẩm đã để lại cho chúng ta là đừng nên quá tin vào những lời lẽ tốt đẹp người khác dành cho mình.
Vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh được nhân cách của người đó. Nhà vua vì quá chú trọng vào y phục mà đánh mất đi cốt cách, phẩm hạnh của mình. Vì hình thức bên ngoài mà nhà vua đã quên đi sự cảnh giác đối với những kẻ nịnh hót, dối trá, lừa lọc", NSND Xuân Bắc chia sẻ thông điệp vở kịch.
Vở kịch sẽ được các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ khán giả từ ngày 20/5-1/6 tại Nhà hát Star Galaxy.
NSND Xuân Bắc mở màn mùa kịch thiếu nhi bằng vở 'Bộ quần áo mới của Hoàng đế'
Clip lan truyền trên mạng xã hội được ghi lại vào ngày 3/10 tại một khu du lịch ở Bình Hương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Theo đó, một cô gái đến leo núi ngắm cảnh cùng chú chó cưng giống husky. Không muốn chú chó phải tự mình leo, cô gái đã thuê hai người đàn ông khiêng chó cưng lên trên. Dịch vụ này được gọi là huagan, có ở nhiều khu du lịch vùng núi Trung Quốc, theo 163.
Trong clip, chú chó tỏ ra khá lo lắng song vẫn hợp tác ngồi yên khi được khiêng trên ghế và tò mò nhìn xung quanh. Trong khi đó, cô gái vừa đi bên cạnh, vừa xoa đầu nó trấn an.
Sau khi được chia sẻ, clip thu hút nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong khi nhiều người cho rằng cô gái làm vậy là không tôn trọng hai người khuân vác, "xem trọng chó hơn người", số khác nhận định đây là chuyện bình thường khi hai người đàn ông cung cấp dịch vụ, cô gái là người sử dụng.
Thậm chí so với người, việc khiêng một chú chó với trọng lượng ít hơn mà vẫn nhận được số tiền tương đương còn là điều có lợi đối với hai kiệu phu.
"Không nên làm vậy, đáng lẽ chiếc ghế đó là để người ngồi lên. Hai người khiêng một con chó thì xem làm sao được", "Hai người đàn ông kiếm tiền bằng sức của họ, còn cô gái giúp họ có việc để làm. Cô ấy nên được khen hơn là chỉ trích" hay "Thực ra cô gái này có lòng tốt. Ai từng đi những nơi như thế này đều biết những kiệu phu ấy là trụ cột kinh tế trong nhà, thuê họ thực chất là giúp họ kiếm tiền" là những bình luận trên mạng.
Cuối tháng 8, travel blogger có biệt danh Xinyu cũng từng bị nhiều người ném đá khi sử dụng dịch vụ huagan ở Công viên địa chất Vũ Long tại Trùng Khánh.
Chàng trai cho biết anh làm vậy sau khi nghe những người khiêng ghế chia sẻ đã lâu không có khách nào đặt dịch vụ dù có rất nhiều người đến tham quan. Xinyu đã ngồi ghế này trong một nửa chặng đường và đưa cho hai người khiêng 600 nhân dân tệ (90 USD), cao hơn mức giá 400 nhân dân tệ họ thường nhận được.
Anh cũng đã trải nghiệm sự vất vả của công việc này khi thử là người khiêng và cho biết cảm thấy rất đau ở vai do sức nặng của chiếc ghế và người ngồi trên.
Một quản lý của khu du lịch cho biết có 68 người làm công việc khiêng huagan, đều là nông dân ở địa phương. Những người này có thể kiếm được khoảng 50.000 nhân dân tệ (7.300 USD/năm), nhiều hơn thu nhập từ công việc làm nông.
Theo Zing
Cô gái bị chỉ trích vì thuê người khiêng chó cưng khi đi du lịch
Nhận định, soi kèo Zhejiang Professional vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 1/4: Khẳng định sức mạnh
Lời tòa soạn:
Hành vi quấy rối tình dục ban đầu có thể chỉ là ánh mắt, lời nói, đụng chạm nhưng nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, kẻ tấn công có thể thực hiện những hành vi tiếp xúc cơ thể trái ý muốn, thậm chí tấn công tình dục nạn nhân.
Báo VietNamNet mở diễn đàn Quấy rối tình dục nơi công sở, trường họcđể cùng chia sẻ với các độc giả về những hành vi lệch lạc cần phải ngăn chặn này. Bài viết liên quan xin gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn
Nạn nhân của QRTD luôn bị căn vặn bởi nhiều câu hỏi
TS Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết, những tranh luận xung quanh vấn đề quấy rối tình dục (QRTD) những ngày qua khiến bà nhận thấy mình cần lên tiếng với tư cách một người nghiên cứu và cũng là nạn nhân của hành vi trên.
Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi. Một số tình huống khác, dù có người xung quanh, bà cũng không được hỗ trợ. Do đó, bà hiểu rõ chỉ có thể thoát ra nếu chống trả hoặc tỏ thái độ quyết liệt đối với kẻ quấy rối mình.
Bà tâm sự: “Sau những tình huống bị quấy rối, tôi hầu như không kể lại với người khác vì thấy xấu hổ, e ngại. Khi còn nhỏ, tôi sợ mẹ mắng hoặc cấm không cho đi ra ngoài nữa.
Khi đã trưởng thành, tôi không muốn mình bị người khác căn vặn hoặc nghi ngờ hay coi mình là người xui xẻo. Có lẽ vì tôi thấy thái độ của mọi người không thoải mái để thảo luận về chuyện đó”.
Theo bà, khi vụ việc QRTD được công khai, mọi người thường căn vặn nạn nhân bằng những câu hỏi tại sao, như thế nào, tại sao lại là bạn, khi đó bạn đã mặc gì, nói gì, có cử chỉ/hành động nào khiến kẻ kia nghĩ là bạn "bật đèn xanh" cho hắn hay không…
Những câu hỏi như vậy, dù được hỏi với tông giọng như thế nào cũng có thể gây tổn thương ghê gớm.
“Tôi sợ mình bị hỏi những câu hỏi như vậy”. Giọng bà Hồng trầm xuống: “Tôi biết có những trường hợp người phụ nữ khi kể với chồng/người yêu của mình về việc bị quấy rối, thay vì được cảm thông, an ủi thì họ bị trách móc, thậm chí xúc phạm, có khi còn bị đánh".
Có thể sau đó nạn nhân của QRTD trở thành nạn nhân của bạo lực tinh thần từ người chồng/người yêu của mình. Họ có thể bị hạn chế tiếp xúc, đi lại, bị kiểm soát thường xuyên, bị nghi ngờ về phẩm hạnh.
Có vài mối tình đã tan vỡ khi sự việc cô gái bị quấy rối được tiết lộ hoặc vỡ lở. Trường hợp bớt tệ nhất là nạn nhân sẽ được cảm thông theo kiểu bạn là người xui xẻo, bất lực, đáng thương…
"Nhưng suy nghĩ mình bị thương hại, bị coi là không có khả năng tự bảo vệ hoàn toàn không dễ chịu chút nào. Đáng sợ hơn là nạn nhân trở thành chủ đề đàm tiếu của người khác, bị gán cho những động cơ xấu như lẳng lơ, có ý định lợi dụng …”, bà nói thêm.
Cảm xúc của TS Khuất Thu Hồng sau những tình huống bị QRTD là tự trách bản thân vì đã mất cảnh giác, hoặc đã không đủ nhạy cảm để nhận ra kẻ quấy rối trước khi hắn hành động.
Có lúc, bà bực tức với bản thân vì chưa đủ mạnh mẽ để có những phản ứng quyết liệt hơn nữa. Cũng có khi bà hối tiếc khi đã để bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm…
Phân tích nguyên nhân khiến bản thân có những dằn vặt như vậy, bà chia sẻ: “Khi rơi vào những tình huống ấy, cảm giác chung của tôi là khó chịu, sợ hãi, xấu hổ.
Tình dục vốn là điều khó nói ở Việt Nam. Ở ngoài bối cảnh hôn nhân, tình dục thường bị xem là điều cấm kỵ, nhất là đối với phụ nữ. Để bản thân mình bị rơi vào tình huống liên quan đến loại tình dục đó, chẳng phải là điều hay ho gì.
Đó cũng là lý do khiến hầu hết nạn nhân của QRTD lựa chọn im lặng, dù họ là nam hay là nữ. Khi phụ nữ là nạn nhân của QRTD thì sự đoan chính của họ thường bị nghi ngờ.
Khi nam giới bị phụ nữ quấy rối, họ càng khó lên tiếng vì trong nền văn hoá hiện tại, chẳng mấy người tin điều đó.
Sẽ có nhiều giả định về người đàn ông nạn nhân. Anh ta có thể bị coi là bất lực, là ngu dốt (mồi ngon đến miệng mà còn không biết đường ăn), hoặc bị vợ kìm kẹp ghê quá nên không dám tận dụng cơ hội. Một giả định đỡ tệ hơn là kẻ quấy rối chưa đủ hấp dẫn.
Tệ nhất là tình huống người đàn ông bị một người đàn ông khác quấy rối. Nếu lên tiếng, anh ta sẽ có nguy cơ bị gán nhãn là đồng tính, hoặc bị những người đàn ông khác giễu cợt… Nhiều nam nạn nhân xem đó là điều nhục nhã không thể chịu đựng được”.
Bà Hồng thực hiện nghiên cứu về QRTD tại nơi làm việc và trường học vào năm 1998-1999 ở Hà Nội và TP.HCM. Trong nghiên cứu này, bà phỏng vấn và thảo luận với gần 200 người, cả phụ nữ và nam giới ở độ tuổi từ 15-60.
Vào thời điểm đó, thuật ngữ “quấy rối tình dục” mới “du nhập” vào Việt Nam. Song, bà khá ngạc nhiên khi tất cả những người tham gia nghiên cứu đều hiểu những ý chủ chốt nhất của khái niệm QRTD như: Hành vi có ý nghĩa tình dục, làm đối tượng khó chịu, bối rối, sợ hãi.
Họ cũng hiểu rằng QRTD có thể bao gồm những hành vi động chạm cơ thể, cử chỉ, ngôn ngữ, thậm chí là ánh mắt…
Trong cuộc nghiên cứu, có chị kể cho bà nghe chuyện ông sếp hay nhẹ nhàng đến đằng sau chị, thổi nhẹ vào gáy và hỏi: “Em có biết bộ phận nào của người phụ nữ là đẹp nhất không? Đó là gáy”.
Người phụ nữ kể lại mà vẫn rùng mình. Bà Hồng nhận thấy sự tủi hổ qua giọng nói run rẩy cùng ánh mắt nhìn xuống của chị.
Trong những ngày tháng đó, chị bị xem như thứ đồ vật để ông ta ngắm nghía và mơn trớn. Nhưng chị không dám phản kháng vì sợ mất việc, sợ chồng biết thì sẽ tan cửa nát nhà.
“Người phụ nữ đó đã phải chịu đựng sự tủi hổ trong một thời gian khá dài, cho đến khi ông ta chuyển lên vị trí cao hơn và tìm được nạn nhân mới.
Một chị khác là công nhân khâu giày bị tên kỹ thuật viên quấy rối và bị đồng nghiệp xì xào, dè bỉu. Sau đó, chuyện đến tai người chồng.
Anh ta đến nhà máy tìm kẻ quấy rối để “xử lý” một cách ầm ĩ. Chị càng bị chê cười và nhục nhã đến mức phải bỏ việc ở đó”, bà Hồng xúc động chia sẻ thêm.
“Hiểu rõ về QRTD là việc cần làm hơn cả”
TS Khuất Thu Hồng khẳng định, phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể là nạn nhân của QRTD, bất kể hình thức của họ ra sao.
Nữ sinh có thể bị quấy rối bởi bạn bè hoặc những kẻ xa lạ. Khi các cháu nói với cha mẹ thì cũng bị mắng và bị hạn chế ra ngoài như một cách để tránh bị quấy rối.
Phụ nữ trưởng thành có thể bị quấy rối bởi đồng nghiệp, sếp, đối tác và cả những người không quen biết. Họ có thể bị quấy rối, thậm chí tấn công tình dục ở văn phòng, công sở, nhà máy, bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…
Phần lớn đàn ông trong nghiên cứu của bà Hồng xem việc nam giới quấy rối phụ nữ là ‘xưa như trái đất”. Họ tin rằng, tình dục là bản năng và đàn ông có nhu cầu tình dục cao hơn phụ nữ nên khó kiềm chế ham muốn của mình.
Nhiều người đã ngạc nhiên, hỏi bà Hồng tại sao lại nghiên cứu về chủ đề này vì việc đàn ông trêu ghẹo, tán tỉnh phụ nữ, kể cả động chạm vào cơ thể phụ nữ là chỉ dấu của một người đàn ông “lành mạnh” và phản ánh bản năng tự nhiên của họ.
Theo bà, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu trên là hầu hết mọi người không hiểu khái niệm ‘đồng thuận’ có ý nghĩa như thế nào khi xem xét một hành vi có là QRTD hay không.
"Nam giới hay nói rằng phụ nữ mới đầu thường tỏ ra không đồng ý hoặc không thích những hành vi trêu ghẹo, tán tỉnh vì họ phải tỏ ra như vậy để chứng minh là mình đoan chính nhưng rồi họ sẽ quen, sẽ thích. Vả lại, chỉ trêu ghẹo, tán tỉnh hoặc động chạm chút thì “có gì đâu” mà nói.
Phụ nữ không hiểu rằng, họ có thể nói không và ngay cả khi họ không thể cất lời thì sự im lặng của họ cũng không thể được hiểu là sự chấp nhận tự nguyện.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị tấn công bất ngờ, bị tê liệt hoặc bối rối không biết nên phản ứng thế nào nên đã im lặng. Vì đã im lặng vào lúc đó nên sau này họ không dám kể lại", bà nói.
Cuộc nghiên cứu không có quy mô lớn nhưng nó giúp bà hiểu sâu sắc hơn về QRTD, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này và hậu quả của nó. Cũng từ đó bà Hồng thường lên tiếng khi những vụ việc QRTD xảy ra.
Bà cười: “Có người cho là tôi nhiều chuyện, quan trọng hoá một vấn đề vớ vẩn, là nhập khẩu nữ quyền phương tây cứng nhắc vào nền văn hoá Việt Nam…
Tôi không ngại những chỉ trích như vậy. Tôi thấy cần phải lên tiếng và mong muốn có nhiều người cùng lên tiếng với mình.
Tôi muốn bản thân mình và con cháu mình được sống trong một xã hội mà mọi người tôn trọng nhau và được tôn trọng, nơi con người thân ái, tử tế với nhau mà không phải cảnh giác và lo sợ. Phấn đấu để một xã hội như thế trở thành hiện thực thì có bị “mang tiếng” như trên tôi cũng sẵn lòng.
Do vậy tôi tích cực tham gia vào các diễn đàn phòng chống QRTD, phòng chống bạo lực giới và đóng góp vào các hoạt động tham vấn trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về phòng chống QRTD nói riêng và phòng chống bạo lực giới nói chung.
Trên trán người quấy rối tình dục tiềm năng không ghi điều đó và nhiều người quấy rối không hề biết là họ quấy rối, mà cứ nghĩ đó là cách thể hiện sự quan tâm hay quý mến đối với nạn nhân.
Để xác định từ đầu ai là người “sẽ” quấy rối để tránh là việc rất khó. Có lẽ việc cần làm hơn cả là hiểu rõ QRTD là gì, để có thể nhận biết mình có đang bị quấy rối/hoặc đang quấy rối không để ứng phó hoặc dừng lại.
Còn khi biết mình đang bị quấy rối thì hãy phản ứng lại một cách dứt khoát bằng cách yêu cầu ngừng ngay hành vi/lời nói quấy rối, nói rõ mình không chấp nhận hành vi đó. Bỏ đi chỗ khác.
Nếu hành vi quấy rối lặp lại thì có thể báo cáo với cấp trên. Thu thập các bằng chứng nếu có thể. Nếu việc lên tiếng là khó khăn, không có bằng chứng vật lý về sự quấy rối, hãy ghi chép lại những hành vi đó mỗi khi nó xảy ra - một chuỗi ghi chép chi tiết cũng có giá trị như bằng chứng.
Yêu cầu sự chứng nhận của những người chứng kiến (nếu có). Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là bạn không có lỗi, kẻ quấy rối mới là người có lỗi”.
Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh
Làng Trăng Méo là nơi ở của hàng trăm mặt trăng. Mỗi năm, bạn trăng đẹp nhất sẽ được chọn để tỏa sáng trong đêm Trung thu. Chỉ có một bạn trăng chưa bao giờ được chọn vì ngoại hình xấu xí, đó là Trăng Còi. Thất vọng, chú thường trốn vào những áng mây sống đời buồn tủi.
Ngôi làng Trăng Méo là câu chuyện ấm áp về giá trị của mỗi người trong tập thể. Chỉ cần nỗ lực và được tin tưởng, ai cũng sẽ tìm được thời khắc tỏa sáng rực rỡ, để cùng mang đến niềm vui cho mọi người.
Cuốn sách tương tác Em vui tết Trung thuthể hiện những hoạt động thú vị như tìm hình, so sánh, tô màu, nối số… Phần minh hoạ sống động với những nhân vật, chi tiết quen thuộc trong ngày rằm tháng Tám như: chú Cuội, chị Hằng, đèn ông sao, đèn kéo quân, chú chó bưởi…
Bộ sách Chuyên gia nhí khám phá công nghệ mớivới 8 chủ đề: Thông tin liên lạc, chỉnh sửa gen, trí tuệ nhân tạo, robot, năng lượng mới, dữ liệu lớn, thực tế ảo, hàng không vũ trụ, đem đến những hiểu biết thú vị về xu hướng phát triển và những phát minh tiềm năng của thời đại không ngừng xoay chuyển.
Bộ sách mang đến những câu chuyện diệu kỳ được thể hiện thông qua các khung truyện tranh, khơi gợi trí tò mò trong con trẻ thêm phần hào hứng khám phá những bí ẩn công nghệ thú vị.
Bộ sách Ngụ ngôn triết họcmang đến những câu chuyện ẩn dụ gần gũi với đời sống thường ngày, hình tượng hóa các loài động vật quen thuộc để từ đó khéo léo gửi gắm bài học đạo đức, gợi mở những suy ngẫm triết lý trong tâm trí ngây thơ của trẻ em.
Triết học thường được coi là trừu tượng và khó hiểu, bộ sách Ngụ ngôn triết học sẽ làm thay đổi quan niệm này trong suy nghĩ của độc giả.
Cùng với các tựa sách mới ra mắt trong dịp này, NXB Kim Đồng tổ chức chương trình Cùng Kim Đồng chờ đón Trăng lênvới ưu đãi đặc biệt và nhiều quà tặng cho độc giả tại hệ thống Nhà sách Kim Đồng và các kênh phát hành online từ 12-17/9/2024. Đặc biệt, độc giả sẽ được miễn phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng trong ngày Tết Trung thu (17/9) khi đặt sách online trên website của NXB Kim Đồng.
Đang hì hục xử lý công việc vừa được giao, Thu Hà (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) chợt nhận tin nhắn từ sếp: "Em xuống hồ cá soi đèn, phụ chị sửa ống nước nhé!".
Nhân sự trẻ bức xúc khi bị buộc phải đi vớt cá, vệ sinh, bảo dưỡng hồ nước trong giờ làm việc (Ảnh: Nguyễn Vy).
Không dám từ chối sếp, Hà lẳng lặng rời khỏi bàn, dù việc cần xử lý còn đang ngổn ngang, dang dở. Trong khi các đồng nghiệp khác ngồi lặng trước màn hình máy tính, Hà phải xắn áo, vén quần lội vớt mớ chép vàng đã chết ở hồ cá công ty.
Một lần bị nhờ làm việc vặt, rồi thêm nhiều lần khác, cô gái 10X mất dần sự tập trung vào công việc chuyên môn, nhiều mảng việc trì trệ. Hà cũng không thể từ chối yêu cầu của cấp trên do sợ để lại ấn tượng không tốt, khiến bản thân trở thành "mục tiêu" chốn công sở.
Cô gái làm việc tại đây được 2 năm, ở vị trí nhân viên kỹ thuật thiết kế hình ảnh. Năm đầu tiên, theo thỏa thuận, cô nhận mức lương 11 triệu đồng/tháng. Tưởng qua giai đoạn thử thách, thu nhập sẽ cải thiện, nào ngờ đến nay lương của Hà vẫn "dậm chân tại chỗ", trong khi lượng công việc đảm nhận tăng gấp 3 lần.
"Khi khối lượng công việc tăng, tôi mới nhận ra mức lương hoàn toàn không xứng đáng với công sức bỏ ra. Công ty không cho phép tăng ca mà việc thì nhiều, tôi thường xuyên phải đem việc về nhà làm đến tận khuya mà không được trả thêm khoản thù lao nào", Hà bức bối.
Nhiều nhân viên văn phòng phải mang việc về nhà làm do bị sai vặt quá nhiều ở công ty, không đủ thời gian xử lý hết việc (Ảnh minh họa: Pixel).
Phương Hoa (21 tuổi, ngụ tại TP Thủ Đức) cũng vừa báo nghỉ việc quản lý quan hệ khách hàng ở lĩnh vực quảng cáo (thực tập sinh account) do cảm giác không thể học hỏi thêm ở cơ quan, công việc.
Nhiệm vụ Hoa được giao tại doanh nghiệp này là đảm bảo đầu ra của dự án được hoàn thành tốt. Vì vậy, cô gái không tránh khỏi việc đôi lúc phải chung tay, góp sức hỗ trợ công việc của các phòng ban chuyên môn.
Làm tại đây, Hoa mong đợi được học hỏi, chỉ dạy những kiến thức, kỹ năng mới, tích lũy kinh nghiệm hơn là phúc lợi mà công ty đưa ra. Song, công việc tới tay cô hầu hết đơn giản, vụn vặt nhưng mất thời gian, kiểu "việc không tên".
"Tôi có khả năng thiết kế, nhưng hầu hết thời lượng làm chỉ đọc, rà lỗi ấn phẩm, in ấn, chạy việc vặt. Tôi rất muốn được học hỏi và đào tạo với công việc đúng chuyên môn nên khi thấy tại đây không thể học được gì, chỉ chạy việc phục vụ với chút thù lao ít ỏi, tôi quyết định nghỉ việc", Hoa kể.
Ôm "mộng" nhảy việc
Chứng đau đầu của Vân Anh (24 tuổi, ngụ tại quận 10) trở nên nặng hơn mỗi khi công ty có dự án hoặc sự kiện lớn. Là một chuyên viên truyền thông nhưng Vân Anh phải phụ trách thêm các đầu việc như định dạng thương hiệu, chỉnh sửa video vì công ty thiếu người.
"Những việc đó không phải là điểm mạnh, lĩnh vực được đào tạo nên tôi thấy rất áp lực, thậm chí ức chế mỗi khi bị giao việc. Tôi thường phải nhắn tin hỏi bạn bè cách biên tập, chỉnh sửa video, thiết kế nhãn mác... Trong khi đó, quản lý cấp trên ngày càng giao nhiều việc với tiêu chuẩn khắt khe", cô gái thở dài.
Mệt mỏi vì phải "ôm" nhiều việc không liên quan đến chuyên môn, nhân sự trẻ còn bị sếp mắng khi không hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ (Ảnh minh họa: Pixel).
Dù luôn mệt, nản sau mỗi ca làm việc, Vân Anh vẫn cố an ủi rằng đây là cơ hội để cô được học cái mới.
Nhận định những "việc vặt" sếp sai là điều không bình thường, công ty cần thay đổi, Thu Hà và Phương Hoa đã phản ứng. Hai nhân viên trẻ, người đã quyết định nghỉ việc, người còn lại lên kế hoạch tìm bến đỗ mới.
Theo Thu Hà, cô không còn mặn mà với nơi làm việc hiện tại và đang tìm kiếm cơ hội ở công ty khác. Cô gái từng lên tiếng đề xuất giảm khối lượng công việc, nhưng hầu như mọi trao đổi ở công ty đều chỉ nói miệng, không có văn bản, quy chế cụ thể.
"Tôi sẽ nghỉ việc ngay lập tức khi tìm được nơi khả dĩ hơn", Hà bày tỏ ý định.
Phương Hoa cũng nhận thấy, việc vặt chồng chất vô tình làm giảm chất lượng công việc ở nhân sự trẻ và tạo ra sự đánh giá, chế độ không rõ ràng, minh bạch giữa các bộ phận, nhân sự tại công ty.
"Cứ làm kiểu nháo nhào như vậy, đến khi xảy ra lỗi, việc truy ra trách nhiệm cũng rất khó khăn, phức tạp và gây ra hiểu lầm nội bộ. Công ty nên công bằng, tôn trọng với nhân sự mới để mỗi người đều cảm thấy có ích, khơi dậy tinh thần tận tâm cống hiến giá trị, gắn bó lâu dài", Phương Hoa nói.
* Tên các nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu
Theo Dân Trí