Thực tế,ọcsinhsángchếgiáchấmbàithitrắcnghiệmgiúpthầycôđỡvấtvảgiá tiền đô hôm nay hiện nay, trên điện thoại đã có những ứng dụng chấm bài thi trắc nghiệm và giáo viên Tường THPT Lê Quý Đôn vẫn thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, trước khi chấm, các giáo viên vẫn phải cầm điện thoại và chụp tất cả số bài thi/kiểm tra. Việc này vừa mất công, mất nhiều thời gian và nhiều thao tác để căn chỉnh cho cân đối khung chụp từng bài, lại không đảm bảo chất lượng ảnh chụp do độ rung của tay.
Thấy vậy, nhóm học sinh lớp 11A đã trăn trở nghĩ ra việc làm nên một cái giá đặt điện thoại có thể điều chỉnh khoảng cách, độ cao,... để hỗ trợ thầy cô.
Nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sáng chế giá chấm bài thi trắc nghiệm giúp thầy cô đỡ vất vả. |
Xuất phát từ ý tưởng của mình, em Nguyễn Mậu Đức đã rủ 3 bạn khác cùng lớp gồm Lê Huy Hoàng, Dương Việt Hoàng, Nguyễn Văn Dũng tham gia nhóm tìm cách giúp các thầy cô.
“Trước đây, các thầy cô thường tự làm hoặc nhờ chúng em hỗ trợ. Thường việc này để hiệu quả nhất phải cần đến 2 người, một người chuyên giữ máy chụp ảnh bài thi, người kia phụ trách khâu rút các bài lần lượt. Nếu một người làm, thì một tay chụp và tay kia rút bài thi thì sẽ lâu hơn và việc chấm có thể thiếu chính xác do chất lượng ảnh kém do rung tay”, Đức kể về lý do nhóm mình đưa ra ý tưởng.
Sau khi suy nghĩ, cả nhóm đặt vấn đề và được giáo viên dạy Vật lý của lớp ủng hộ.
Nghĩ là làm, nhóm tranh thủ những buổi chiều sau khi đi học về và ngày cuối tuần để hiện thực hóa ý tưởng.
Đức cho hay, nguyên vật liệu chủ yếu là ống nhựa và gỗ.
Nguyên lý hoạt động của giá chấm này khá đơn giản khi các em tính toán và thiết kế giá có thể điều chỉnh làm sao camera của điện thoại chụp được trọn vẹn, cân đối bài thi. Khay đặt điện thoại cũng được thiết kế có thể mở rộng hoặc thu hẹp để vừa khít từng loại máy.
Nhóm học sinh cho hay, khâu khó khăn nhất là thiết kế làm sao để khung của giá chấm vừa chắc chắn để giữ được điện thoại, nhưng vẫn phải linh hoạt, mềm mại để các thầy cô dễ dàng trong việc điều chỉnh độ cao, hay độ rộng của khay đựng điện thoại.
“Giá này có thể điều chỉnh độ cao tùy vào độ rộng bao quát hình ảnh của camera nhiều loại điện thoại. Chúng em làm các khớp từ ống nhựa nước và có thể điều chỉnh trực tiếp bằng tay”, Đức cho hay.
Nói đơn giản vậy, nhưng theo Đức, để ra được khung thiết kế tối ưu nhất, thời gian đầu, cả nhóm cũng bàn bạc, tranh luận, thậm chí cả... cãi nhau để bảo vệ quan điểm của từng người, dù là nhóm bạn thân.
“Từ lúc có ý tưởng đến khi ra được định hình khung chung mất khoảng 3-4 ngày. Quãng thời gian này là giai đoạn nhóm cãi nhau nhiều nhất, dù chúng em là nhóm bạn thân. Từ đó đến khi ra sản phẩm cuối cùng mất thêm 2 ngày nữa”, Đức cười.
Nhóm bạn thân chia sẻ, để ra đến sản phẩm cuối cùng, các thành viên trong nhóm không ít lần tranh luận để đưa ra được khung thiết kế tối ưu. |
Sản phẩm giá chấm bài thi trắc nghiệm cuối cùng cũng đã ra đời trước sự ngạc nhiên của các thầy cô. Ưu điểm của giá chấm bài trắc nghiệm là cố định điện thoại nên trong quá trình chấm, bài kiểm tra được chụp ảnh rất rõ ràng, nhanh gọn, đạt tốc độ chấm 60 bài/phút, lỗi nút vàng gần như không có (nếu chấm bình thường điện thoại không được cố định, nhiều câu học sinh tô đáp án đúng nhưng máy không nhận được rõ đáp án nên báo lỗi nút vàng),...
Điều đặc biệt là sản phẩm dễ sử dụng, xoay được 360 độ, phù hợp với mọi loại điện thoại và có thể gấp lại gọn, dễ di chuyển.
Theo nhóm học sinh, kinh phí để tạo nên mỗi giá chấm dao động từ 100 đến 150 nghìn đồng. “Chúng em là học sinh không có nhiều tiền nên cố gắng làm tiết kiệm nhất có thể”, Đức nói.
“Các thầy cô đều đánh giá giá dùng tốt, ổn định, chắc chắn và giảm nhiều công sức bỏ ra. Hiện tại chúng em đã làm 3 sản phẩm, và chắc chắn sẽ làm thêm nữa bởi đã có một số thầy cô trong trường đặt hàng thêm. Được các thầy cô đánh giá sản phẩm hiệu quả, chúng em cũng thấy rất vui”, Đức chia sẻ.
Nhóm học sinh cho hay, trong tương lai, nếu có điều kiện, nhóm sẽ phát triển theo hướng tự động hóa toàn bộ khâu chấm bài.
Cụ thể, nhóm có thể sẽ phát triển và bổ sung thêm hệ thống đèn để đảm bảo ảnh vẫn có thể được chụp trong điều kiện trời tối; hay hệ thống rút bài thi tự động.
Thầy Thái Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn đánh giá, với sản phẩm này, tốc độ chấm bài trắc nghiệm của các giáo viên trong trường nhanh và trở nên đơn giản hơn rất nhiều, trong khi độ chính xác lại cao hơn.
Theo thầy Tuấn, trong các đợt chấm bài thi thử cho học sinh lớp 12 và bài kiểm tra học kỳ lớp 10 và 11 vừa qua, các giáo viên của trường đều đã sử dụng giá chấm này.
“Sản phẩm nhỏ và chế tạo đơn giản nhưng điều lớn hơn mà chúng tôi nghĩ cần động viên là việc các học sinh đã sự trăn trở suy nghĩ, ý tưởng.
Tuy không phải là phát minh vĩ đại tầm vĩ mô nhưng “Giá chấm bài trắc nghiệm bán tự động” là kết quả của sự nỗ lực, cần cù, thông minh, sáng tạo, nhưng trên hết đó là tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của các em học sinh đối với thầy cô của mình. Đó là sự cổ vũ, nguồn động viên không nhỏ từ học sinh đến với giáo viên; và là sự khuyến khích các học sinh khác tiếp tục có nhiều sáng tạo góp ích cho cuộc sống”, thầy Tuấn nói.
Thanh Hùng
Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu của cậu học trò tỉnh lẻ
Khởi nguồn từ cửa hàng sửa chữa xe máy của bố mẹ, cậu học trò Trần Viết Lân (Phú Yên) trở nên nổi tiếng đam mê khoa học ở tỉnh Phú Yên với hàng loạt giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia từ năm học lớp 8.