ĐH Kinh tế TP.HCM công bố quy định tuyển thẳng
- Sáng 31/5,ĐHKinhtếTPHCMcôngbốquyđịnhtuyểnthẳtin nóng 24h Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa công bố tiêu chuẩn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng năm 2016.
Đối tượng tuyển thẳng theo quy định tại các điểm a, b, g, h, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2016.
Ngành tiếng Anh thương mại thuộc ngành Ngôn ngữ Anh, tuyển thẳng các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh và đã tốt nghiệp THPT.
![]() |
Chuyên ngành Toán tài chính, Thống kê kinh doanh thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý tuyển thẳng các thí sinh là thành viên của đội tuyển quốc gia tham dự Olympic quốc tế môn Toán, Tin học. Các thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, môn Tin học và đã tốt nghiệp THPT.
Ngành hệ thống kinh doanh thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý tuyển thẳng các thí sinh là thành viên của đội tuyển quốc gia tham dự Olympic quốc tế môn Toán, môn Tin học và đã tốt nghiệp THPT.
Ưu tiên xét tuyển đối tượng là thành viên của đội tuyển quốc gia tham dự Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa; Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia một trong các môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, tiếng Anh. Các đối tượng này phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.
Đối tượng xét tuyển thẳng vào trường là thí sinh có hộ khẩu trường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo quy định. Kết quả học lực 3 năm THPT đạt từ loại giỏi trở lên. Những thi sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung do hiệu trưởng quy định.
Số lượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng ngành Ngôn ngữ Anh chỉ 12 thí sinh. Các chuyên ngành Toán tài chính, Thống kê kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh doanh mỗi chuyên ngành chỉ 10 thí sinh. Các ngành, chuyên ngành còn lại không hạn chế số lượng.
Ngoài ra, từ năm học 2016, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM áp dụng chương trình đào tạo quốc tế cho toàn bộ chương trình đào tạo đại trà. Trường thực hiện giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng giáo trình quốc tế, giáo trình tham khảo chương trình các trường top 100 cho bậc cao học, top 200 cho bậc đại học. Giáo trình được dịch có bản quyền sang tiếng Việt cho năm 1 và 2 của bậc đại học, năm thứ 3 và thứ 4 bậc đại học và toàn bộ bậc cao học sẽ sử dụng trực tiếp giáo trình tiếng anh của các nước Mỹ, Anh,
Đối với bận tiến sĩ, nghiên cứu sinh sẽ phải thực hiện luận án theo chuẩn quốc tế, khuyến khích bằng tiếng Anh và phải công bố ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học có bình duyệt hoặc trên tạp chí quốc thế thuộc danh mục ISI hay Scopus.
ĐH Kinh tế cũng cam kết học phí 17,5 triệu/năm. Đây là mức học phí đã cam kết theo lộ trình trong đề án thí điểm đổi mới hoạt động đã được Chính phủ phê duyệt và quy định mức học phí hiện hành của Chính phủ. Học phí này cam kết không phát sinh các khoản chi phí khác nằm ngoài danh mục phí, lệ phí theo quy định.
Nhà trường cũng cam kết sĩ sỗ lớp chuyên ngành 50 sinh viên/lớp, phòng trang bị máy lạnh. Mỗi sinh viên được cấp 1 account để truy cập vào tất cả các đầu sách của các môn học chương trình tiên tiến.
- Lê Huyền
XEM THÊM:
>> Trường ĐH Y dược TP.HCM chỉ tuyển thẳng 80 chỉ tiêu(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4: Chủ nhà chật vật
- Bạn đọc bối rối vì người yêu mình nghiện ma túy… Kính cận tâm lý – tư vấn viên của chuyên mục hướng dẫn giải quyết.
Tin bài khác:
" alt="Bỏ nhà sống thử với bạn nghiện" />Làm việc - định cư tại Úc
Chương trình tuyển sinh ứng viên nam/nữ tuổi từ 20-31 đã tốt nghiệp đại học hoặc đã hoàn thành ít nhất 2 năm đại học của bất kỳ trường đại học trong cả nước với tiếng Anh IELTS 4.5 hoặc TOEFL iBT 32 trở lên. Chưa có sẽ được VietStudy đào tạo cam kết đầu ra. VietStudy cam kết 100% có visa (loại visa du học sinh, 500, 462), ứng viên sẽ được hoàn lại toàn bộ chi phí nếu trượt visa.
Tham gia chương trình, ứng viên chuẩn bị hồ sơ gồm: bằng đại học hoặc giấy xác nhận năm 3 đại học chính quy (bản gốc); bảng điểm đại học (bản gốc); hộ chiếu (bản gốc); hộ khẩu (công chứng); CMND (công chứng); trích lục giấy khai sinh; lý lịch tư pháp số 1 (bản gốc); thẻ visa thanh toán quốc tế (scan); chứng chỉ IELTS (bản gốc); giấy khám sức khỏe (bản gốc).
Ứng viên nộp hồ sơ theo quy định, ký hợp đồng tư vấn du học và cam kết, ký hợp đồng với doanh nghiệp tuyển dụng để luật sư hoàn thiện hồ sơ xin visa, kiểm tra sức khỏe, lấy sinh trắc học theo chỉ định của Đại sứ quán, nhận visa và xuất cảnh.
VietStudy cho biết ứng viên sẽ được bố trí làm việc tại các thành phố như Sydney, Melbourne, Pert, Adelaide, Darwin với các ngành Nông nghiệp, Xây dựng, Nhà hàng, Khách sạn, Siêu thị... (mức lương 20-25AUD/giờ, từ 60-80 triệu/tháng).
Vừa học vừa làm - định cư tại Úc
Chương trình tuyển sinh ứng viên nam/nữ tuổi từ 18-26 đã tốt nghiệp THPT trở lên với trình độ tiếng Anh tối thiểu A1. Ứng viên chưa biết tiếng Anh sẽ được VietStudy đào tạo khóa học cấp tốc tại Việt Nam theo chương trình tiếng Anh quốc tế với chi phí hỗ trợ.
Chương trình đào tạo các ngành nghề: Đầu bếp, Quản lý Nhà hàng - Khách sạn, Điều dưỡng,… với các văn bằng: Anh văn tổng quát, IELTS; Chứng chỉ III trong Nấu ăn thương mại; Chứng chỉ IV Nấu ăn thương mại; Văn bằng IV Nghiệp vụ khách sạn; Văn bằng Quản lý khách sạn; Văn bằng nâng cao về Quản lý khách sạn; Văn bằng Kinh doanh khách sạn; Văn bằng nâng cao Kinh doanh khách sạn,…
Theo VietStudy, hàng năm có 4 kỳ gồm tháng 1, 4, 7, 9 để ứng viên nhập học. Chương trình học từ 26-52 tuần chia làm 2 học kỳ. Học kỳ 1 sẽ học lý thuyết tại trường (21 tuần, 21h/tuần) và thực tập tại nhà hàng, khách sạn (20h/ tuần) với mức lương 17$ Úc/h = 1.360 $ Úc/tháng. Học kỳ 2 sẽ thực tập tại nhà hàng, khách sạn (20 tuần, 45h/tuần) với trợ cấp 17$ Úc/h = 3.060$ Úc/tháng. Sinh viên được đi làm thêm hưởng lương không giới hạn giữa các kỳ.
Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nhân tài, chương trình của VietStudy còn trao học bổng lên đến 12.000$ Úc cho ứng viên đạt thành tích xuất sắc, chứng nhận tham gia các hoạt động cộng đồng, chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 5.5.
Để tham gia chương trình, ứng viên chuẩn bị hồ sơ gồm: Ảnh 4x6=10 cái; 3x4 = 10 cái (nền trắng); hộ chiếu gốc + photo công chứng: 3 bản; bằng tốt nghiệp THPT và học bạ THPT gốc + photo công chứng: 3 bản (mỗi loại); bằng TN chuyên ngành và bảng điểm chuyên ngành gốc + photo công chứng: 3 bản mỗi loại (nếu có); lý lịch tư pháp tờ số 1 gốc: 2 bản; hộ khẩu; CMND; giấy khai sinh (mỗi cái 03 bản photo công chứng); sơ yếu lý lịch công chứng: 3 bản; giấy xác nhận công tác gốc + photo công chứng: 3 bản; CMND của bố, mẹ photo công chứng: 3 bản; giấy khám sức khỏe.
Những lý do chọn Du học - làm việc - định cư tại Úc
Công ty Du học VietStudy hơn 18 năm uy tín và kinh nghiệm, là một trong số những công ty du học hàng đầu ở Việt Nam.
Tham gia chương trình, ứng viên sẽ được chính phủ Úc tài trợ hoàn toàn học phí như cấp 100% học phí chương trình Cao đẳng nghề, cấp học bổng từ 70%-100% học phí cho tất cả các bậc học.
Bên cạnh đó, ứng viên được đảm bảo việc làm, lao động với mức lương từ 60-80 triệu/tháng, thực tập với mức lương từ 25 triệu/tháng.
Ngoài ra, ứng viên có cơ hội ở lại làm việc 2-6 năm sau khi tốt nghiệp và được định cư tại Úc theo Luật di trú của Úc.
Thông tin chi tiết, ứng viên liên hệ:
Hệ thống Anh ngữ & Du học VietStudy
Hotline: 0914.85.33.68 - 0937.45.68.68.
Email: ngan@vietstudy.com.vn
Webiste: www.vietstudy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/anhnguvietstudy/
Trụ sở: 16/3E Gò Dầu, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM.
Chi nhánh 1: 33/8 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Chi nhánh 2: 136A8 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Văn phòng đại diện tại Úc
Address: PO Box 82, Dianella, Western Australia 6059, Australia.
Mobile: (+61) 415 79 79 75.
Email: nataliedo2019@yahoo.com
(Nguồn Hệ thống Anh ngữ & Du học VietStudy)
" alt="Cơ hội du học, làm việc và định cư tại Úc" />Cựu binh Hoàng Ban Mai và con gái
Anh đã đi
Trên những chặng đường vui
Kỷ niệm còn đây trong từng ngõ nhỏ
Dạo ấy quê em đang vào thời vụ
Các anh về chung nắng chung mưa
Nhớ đêm trăng tát nước làm mùa
Tay súng không quên đường cày cải tiến
Hạn tháng Năm anh khơi mương đào giếng
Long lanh nước bạc reo vui
Tháng Tám mưa rơi bão lụt tơi bời
Anh cứu sống em thơ
Dựng lại mái tranh
Buộc từng nút lạt
Ấm tình biết mấy khôn nguôi
Lớp mẫu giáo khoe sắc mới hồng tươi
Có mồ hôi anh xây nền đắp móng
Đêm liên hoan bài ca chiến thắng
Anh dạy em thơ từ buổi tựu trường...Ơi anh bộ đội mến thương
Ra chiến trận đêm nay
Mang tâm hồn đất Bắc
Quyết diệt quân thù
Phá tan đồn bốt giặc.Anh đã hiến trọn tuổi xuân
Trường Sơn quyết vượt, gian truân quản gì
Các anh đi
Làng nước chờ mong tin chiến thắng.1967
Hoàng Ban Mai
" alt="CÁC ANH ĐI…" />- Chỉ vì 1 phút sơ ý của bố mẹ, bé Đỗ Minh Hiếu không may trượt chân ngã vào nồi canh nóng còn đang bốc khói. Tiếng kêu xé lòng của đứa trẻ mới tròn 14 tháng tuổi kéo theo cả tấn bi kịch.
Xót xa bé trai 10 tuổi trải qua 5 lần phẫu thuật u não
Bé gái dị tật đau đớn phát hiện mắc bệnh ung thư
Đi dọc Khoa Nhi Viện Bỏng Quốc gia, chúng tôi bắt gặp không ít những gương mặt non nớt đang nhăn nhó vì những vết bỏng trên tay, chân hay một số bộ phận cơ thể khác.
Tại đây, cậu bé Đỗ Minh Hiếu (14 tháng tuổi, trú tại thôn 5, xóm Cốc xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những trường hợp vô cùng thương tâm. Vừa được chuyển từ Khoa cấp cứu lên nằm điều trị tại Khoa bỏng trẻ em, Hiếu vẫn còn trong tình trạng hoảng loạn, thi thoảng lại khóc thét lên từng tiếng bởi vết bỏng đau đớn.
Vết bỏng nặng, sâu, cậu bé phải chịu những cơn đau đớn giằng xé từng giờ Nhớ lại tai nạn kinh hoàng của con, chị Nguyễn Thị Loan (mẹ bé Hiếu) không thể ngừng khóc. Gần một tháng kể từ khi xảy ra sự việc, ngày nào chị cũng khóc, tự trách móc, dằn vặt bản thân.
Chị Loan cho hay, sự việc xảy ra vào chiều ngày 13/11. Khi ấy, chị đang nấu cơm trong phòng bếp còn bé Hiếu chơi cùng bố ngoài nhà. Trong lúc bố mẹ sơ ý, Hiếu chạy vào bếp sẩy chân ngã vào nồi canh nóng còn đang bốc khói.
“Nghe tiếng la hét của con, vợ chồng tôi chạy lại thì chứng kiến cháu đang gào khóc giãy giụa, phần mông nằm gọn trong nồi. Lúc đó chẳng suy nghĩ được gì, chồng tôi vội bế thốc cháu ra ngoài, cầm nguyên xô nước lạnh dội từ đầu xuống chân cháu", chị Loan rùng mình kể lại.
Ngay lập tức, gia đình đã đưa Hiếu đến bệnh viện huyện sơ cứu, rồi chuyển gấp ra Viện Bỏng Quốc gia để cấp cứu.
Sắp tới Hiếu cần ghép da nhưng chi phí phát sinh khiến gia đình kiệt quệ Bác sĩ trực tiếp điều trị cho biết: “Bé Đỗ Minh Hiếu nhập viện trong tình trạng bỏng 20%, (5%) độ 3,4 lưng, hai bên mông, bụng hai chân và bộ phận sinh dục. Hiện tại, bé đã trải qua 1 lần phẫu thuật và còn phải phẫu thuật ít nhất 1 lần nữa mới có cơ hội bình phục”.
Kể từ hôm bị bỏng đến nay, bé Hiếu cứ khóc liên tục. Đặc biệt là vào ban đêm, bé khóc gần như không ngớt cơn nấc do vết thương bỏng rát, ngứa ngáy khiến vợ chồng chị Loan phải thay nhau thức trắng đêm dỗ dành con.
Ngồi thẫn thờ nhìn con trai đang quằn quại, chị Loan tự trách mình: "Nếu như không phải lỗi của vợ chồng tôi thì cháu đã không phải chịu đau thế này. Tôi ước giá như mình đổi được cho con”.
Gần một tháng con trai nằm viện điều trị, gia đình đã chi trả đến vài chục triệu đồng. Toàn bộ chi phí này vợ chồng chị Loan phải vay mượn của anh em và bà con lối xóm xung quanh chứ gia đình không có. Bởi lẽ vợ chồng chị làm công nhân cho một công ty điện tử, thu nhập chỉ đủ vun vén nuôi 3 đứa con ăn học và bố mẹ già. Thời điểm con nhập viện, chị Loan nghỉ việc trông con nên mất đi một khoản.
Hoàn cảnh của Hiếu lúc này đang rất cần được giúp đỡ Mặc dù bé Hiếu được bảo hiểm hỗ trợ 100% nhưng việc chữa trị vẫn cần dùng đến một số loại thuốc điều trị tốt nằm ngoài danh mục. Chi phí ăn uống và những chất dinh dưỡng bồi bổ cần thiết cho bé cũng khiến gia đình rơi vào cảnh khốn đốn.
Nằm trên giường bệnh, cậu bé chốc chốc lại oằn mình gào khóc, đôi mắt trẻ thơ đỏ ửng như van lơn, khẩn cầu. Sắp tới bệnh viện sẽ tiến hành mổ ghép da cho bé, nhiều loại chi phí cần trả vô cùng đắt đỏ. Với hoàn cảnh bất lực của gia đình lúc này, cơ hội cho bé được ghép da, phục hồi sức khỏe phụ thuộc hoàn toàn vào tấm lòng hảo tâm của Quý bạn đọc.
Phạm Bắc
" alt="Ngã vào nồi canh nóng, bé trai 14 tháng tuổi bỏng nặng" />Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Loan, thôn 5, xóm Cốc xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. SĐT 0982946027
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.288 (bé Đỗ Minh Hiếu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436HAGL... căng
Sau vài mùa giải lên chơi ở V-League, tưởng chừng các cầu thủ HAGL đã trưởng thành để hướng đến mùa giải 2019 với mục tiêu cao như ban đầu đã đặt ra trong buổi lễ ký kết hợp đồng với nhà tài trợ mới.
Thế nhưng HAGL với hàng loạt điểm yếu cố hữu của mình đã không thể làm được điều đó. Thậm chí vào lúc này tình cảnh của đội bóng nhà bầu Đức thực sự “căng” khi đang tụt dần xuống nhóm cầm đèn đỏ sau trận thua trước Viettel trên sân nhà ở vòng 20 Wake up 247 V-League.
Văn Toàn và các đồng đội đang khiến... Với tình cảnh như hiện tại, 6 vòng đấu còn lại ở V-League rõ ràng không hề đơn giản với đội bóng nhà bầu Đức, khi nhiều khả năng sẽ phải chơi tới 2/3 trận đấu tại Pleiku như trận chung kết với các đối thủ Hải Phòng và Khánh Hoà chưa kể các trận khác cũng căng chẳng kém.
Những gì đang diễn ra khiến nhiều người nhớ đến tình cảnh HAGL ở mùa giải 2015, khi phải tới tận những trận đấu cuối cùng đoàn quân phố Núi mới thoát khỏi nỗi ám ảnh xuống hạng bằng chiến thắng trước Đồng Nai ở sân khách.
... để ông Park... sốt ruột
Trên lý thuyết, người sốt ruột nhất với kết quả của HAGL xem chừng phải là HLV Lee Tae Hoon hay bầu Đức mới đúng. Thế nhưng, vào lúc này có lẽ ông Park mới là người lo lắng nhất.
HAGL xuống hạng không phải là điều mà HLV Park Hang Seo quan tâm, nhưng nếu như đội bóng này không thể thoát hiểm sớm thì đây là vấn đề lớn đối với chiến lược gia người Hàn Quốc. Bởi một lẽ, đội bóng phố Núi đang chiếm tới 1/3 danh sách tuyển Việt Nam dưới thời ông Park.
HLV Park Hang Seo phải lo lắng thực sự Ông Park lo là có lý do, bởi nếu như vào lúc này HAGL đã thảnh thơi trụ hạng thì những Văn Toàn, Xuân Trường, Tuấn Anh... chắc chắn sẽ thoải mái hơn và không quá mất sức ở những trận đấu còn lại tại V-League, đồng thời đảm bảo được chuyên môn tốt nhất lên phục vụ tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup.
Nhưng tình cảnh của HAGL lúc này thì không cần phải nói nhiều, đúng hơn các học trò của HLV Park Hang Seo sẽ phải dồn toàn lực lẫn tinh thần để kéo đội nhà đi lên khi tấm vé đá play-off hay xuống hạng đang đến rất gần.
Càng đáng phải lo, bởi vòng loại World Cup bắt đầu từ đầu tháng 9 tới với các trận đầu tiên gặp Thái Lan (5/9) sau đó sang tháng 10 có 2 trận then chốt khác với Malaysia, Indonesia. Trong khi đó, nếu HAGL chưa bứt lên được thì đấy lại là quãng thời gian then chốt để đội bóng này đua... trụ hạng.
Sẽ rất khó để các cầu thủ HAGL có thể cùng lúc dồn toàn lực cho 2 màu áo khác nhau. Và đương nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc cũng không dễ nhận lên tuyển Việt Nam những cầu thủ tốt nhất đến từ đội bóng nhà bầu Đức trong bối cảnh như thế.
Cần nhắc lại một lần nữa rằng, dưới thời ông Park bên cạnh những quân bài từ CLB Hà Nội thì HAGL luôn có vai trò quan trọng chẳng kém trong mỗi lần tập trung đội tuyển tham dự các giải đấu lớn gần đây. Bởi thế, mới nói bầu Đức có thể không lo, nhưng ông Park thì ngược lại...
Xuân Mơ
" alt="HAGL trượt dài, bầu Đức có thể buông, HLV Park Hang Seo lo ngay ngáy" />Sáng nay, 23/2, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc GD-ĐT tỉnh Quảng Nam - cho biết ông đã ký công văn "hỏa tốc" lấy ý kiến phụ huynh học sinh về thời điểm đi học trở lại sau thời gian nghỉ để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam lấy ý kiến phụ huynh cho học sinh đi học lại từ ngày 2/3 Theo đó, để có sự đồng thuận trong phụ huynh và toàn xã hội nhằm tham mưu UBND tỉnh quyết định cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3, Sở GD-ĐT yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố, hiệu trưởng các trường và giám đốc các trung tâm trực thuộc sở chỉ đạo lấy ý kiến của phụ huynh.
Việc lấy ý kiến nói trên phải hoàn thành trước ngày 26/2 đối với Phòng GD-ĐT, riêng các trường THPT, PTDTNT và các trung tâm trực thuộc Sở báo cáo trước ngày 24/2.
Phiếu lấy ý kiến phụ huynh Trao đổi với VietNamNet, ông Hà Thanh Quốc lý giải: “Ngoài lấy ý kiến của Sở Y tế, lần này chúng tôi còn muốn được lắng nghe tâm tư từ phía phụ huynh. Qua đó, tạo sự đồng thuận giữa phụ huynh và các cơ quan chính quyền, sự yên tâm để phụ huynh cho con đến trường. Chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của phụ huynh (đồng ý hay từ chối cho học sinh đi học trở lại) và ý kiến từ Sở Y tế rồi trình lên UBND tỉnh. Việc quyết định cho học sinh đi học lại hay không là ở Chủ tịch UBND tỉnh”, ông Quốc nói.
Trước đó, ngày 15/2, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ ngày 17/2 đến hết tháng 2/2020.
Tối ngày 22/2, Bộ GD-ĐT chính thức có quyết định điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Bộ cũng đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành xem xét, quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2/3.
Lê Bằng
Bộ Giáo dục đề nghị cho học sinh đi học từ 2/3
Tối 22/2, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết Bộ trưởng đã ký công văn đề nghị các địa phương để học sinh đi học từ ngày 2/3. Nếu muộn hơn thì vẫn phải hoàn thành theo những mốc thời gian mới.
" alt="Quảng Nam hỏi ý kiến phụ huynh về thời điểm đi học trở lại" />
- ·Soi kèo phạt góc Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- ·Xót xa mẹ già 83 tuổi vẫn còng lưng chăm con bị sỏi mật
- ·'Lấy cô chẳng qua là gia đình tôi ép buộc'
- ·Những bức thư của học sinh Vĩnh Phúc trong ngày đầu trở lại trường sau dịch virus corona
- ·Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
- ·Bình Dương vs Bình Định vòng 10 V
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2018
- ·Nếu có… chụp ảnh phòng the
- ·Siêu máy tính dự đoán Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- ·Chỉ tiêu tuyển sinh 18 trường quân đội năm 2020
- Gần 2 năm nay, từng giây từng phút chị đều gắng gượng sống vì nghĩ đến cậu con trai bé bỏng. Nếu chẳng may chị gục ngã, điều duy nhất khiến chị lo lắng là tương lai của con không biết sẽ ra sao.Xót xa bé trai 5 tuổi cùng lúc chiến đấu với 3 bệnh ung thư
Vợ ung thư, chồng nhọc nhằn xách hồ lo kiếm từng đồng
Đó là hoàn cảnh đáng thương của chị Nguyễn Thị Sương (sinh năm 1973) ở trọ tại 41/51 đường số 2, KP9 đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Chị Sương hiện là mẹ đơn thân, đang mang trong mình căn bệnh ung thư vú.
Không may mắn về đường tình duyên nên mãi đến năm 41 tuổi, chị mới kết hôn. Cậu con trai ra đời đem lại niềm vui không đong đếm nổi trong cuộc sống vốn khó khăn. Vợ chồng chị ra sức chăm sóc con khôn lớn từng ngày, hy vọng con có tương lai tốt đẹp.
Vợ mắc bệnh, chồng bỏ đi, con thơ khóc khản giọng ba không về Đầu năm 2017, chị Sương thấy trong người có biểu hiện lạ, ngực trái nổi một khối u nhỏ. Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ nghi ngờ nên có chỉ định phẫu thuật. Biết được đó là khối u ác tính, chị sốc nặng, bần thần không biết với hoàn cảnh của mình sẽ chống đỡ ra sao.
Nỗi buồn chia sẻ với chồng tưởng sẽ được an ủi vơi đi phần nào. Trớ trêu thay, buổi tối chị đón con từ lớp học trở về nhà, đợi mãi nhưng chẳng thấy chồng đâu. Nhấn số điện thoại quen thuộc, chị chỉ nghe thấy “thuê bao quý khách vừa gọi không thể liên lạc được…”. Lúc đó, chị lo lắng không biết chồng có bị làm sao không hay chỉ là do điện thoại hết pin.
Chỉ đến khi nhận ra người đàn ông đầu gối tay ấp với mình suốt nhiều năm nay đã bỏ đi, chị mới vật vã đau khổ. Chưa bao giờ chị Sương nghĩ bản thân rơi vào tình cảnh đáng thương như vậy, không còn chỗ dựa bên cạnh, bệnh tật đầy đọa. Vừa bệnh nặng, vừa hụt hẫng, chị như người mất hồn, cảm thấy vô cùng bơ vơ không biết đi đâu và làm gì.
"Ngày cha nó bỏ đi, mẹ con tôi không có tiền trả phòng trọ phải dọn đến chỗ nhỏ hơn, con vừa đi vừa gào khóc bảo đợi ba nó. Lúc đó chú xe ba gác chở đồ đòi 300 ngàn tiền công, dọc đường nghe câu chuyện thảm quá chú không lấy tiền, còn cho lại 100 ngàn. Có hôm tôi đi viện sớm, 4h sáng đến gọi cửa làm phiền cô giáo trông giúp. Thậm chí có hôm ở viện không về được lại gọi nói cô nuôi giùm", chị nhớ lại.
Căn phòng trọ chật chội nơi hai mẹ con chị Sương sống Lúc đó chị định buông xuôi tất cả, nhưng nhờ sự động viên của những người trong khu trọ và nghĩ về đứa con, chị Sương tự nhủ mình phải cố gắng. Bạn bè hàng xóm góp tặng được 14 triệu đồng. Ca mổ thành công song từ đó đến nay, chị vẫn phải tìm đủ mọi cách để vừa duy trì chữa bệnh cho mình, vừa có đủ sức khỏe kiếm tiền nuôi con.
Sau 2 năm điều trị, chị Sương phải trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú. Hiện chị vẫn đang truyền hóa chất 2-3 tuần/lần. Mỗi lần truyền thuốc xong, lẽ ra chị nên nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, nhưng vì nghĩ đến miếng cơm của con, tiền phòng trọ, nhiều thứ tiền khác, chỉ vài ngày sau chị lại cố gượng đi làm.
Chị Sương một mình tự chăm sóc ở bệnh viện. "Có hôm đến nơi rồi nhưng làm không nổi, tôi phải quay về. Mọi người cứ bảo tôi ráng nghỉ, khỏe chút hãy đi. Tôi cũng đâu muốn vậy, mà nếu nghỉ thì lấy đâu ra trả tiền học, tiền ăn cho hai mẹ con", chị rơi nước mắt.
Hàng xóm nơi chị Sương ở thấy hoàn cảnh mẹ con chị khó khăn cũng giúp đỡ, khi thì cho ký gạo, khi lại cho chút thức ăn. Số tiền chị kiếm được nhiều lắm cũng chỉ đủ tiền phòng trọ và đóng học cho con. Còn tiền chữa bệnh, chị đang bế tắc chưa biết làm cách nào xoay sở, bởi thu nhập mỗi tháng 2-3 triệu đồng khó có thể trả dù chỉ 20% chi phí sau khi đã trừ bảo hiểm.
Chia sẻ với chúng tôi, chị bảo: “Tôi chỉ thương con còn quá nhỏ, nếu tôi có chuyện gì không biết con sẽ ra sao. Mới 4 tuổi đầu cháu chưa biết gì cả. Nhiều lúc ôm con vào lòng tâm sự, nói với nó nếu không có mẹ con có tự lập được không. Nó ôm chặt lấy mẹ khóc mà rằng: Mẹ đi đâu con cũng theo mẹ, mẹ đừng bỏ con như ba nữa. Con sợ lắm”.
Đức Toàn
" alt="Cha bỏ đi, mẹ bệnh tật, con thơ khóc nghẹn sợ cảnh mồ côi" />Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Sương, ở trọ tại 41/45 đường số 2, KP9 đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân;
SĐT 0972 969 130
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.267 (chị Nguyễn Thị Sương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436Việc nữ sinh viên Thảo An, Trường ĐH Duy Tân, xin mẹ đi chăm sóc bệnh nhân bị cách ly vì Covid-19 một lần nữa lại khiến cộng đồng "phân vân". Bởi vì sau đó, một bạn tự nhận là nữ sinh viên Khoa Điều dưỡng của trường đăng tải dòng trạng thái cho rằng những sinh viên khác của trường đang thực tập tại bệnh viện lại không được xem xét tuyên dương.
Dòng trạng thái của một sinh viên Trường ĐH Duy Tân Trước đó, câu chuyện lan tỏa từ dòng trạng thái với nội dung lo lắng của người mẹ nữ sinh Thảo An như sau: “Cả nhà toàn thanh niên, chỉ có mỗi cô con gái đang học bác sĩ năm thứ 5. Nhà trường cho nghỉ học vì dịch Covid-19, ấy thế mà bạn ấy lại tự nguyện đi tham gia chống dịch… để mặc cho mẹ lo lắng!!! Mong con mạnh khỏe bình an!!!”.
Tuy nhiên, sau khi có dòng trạng thái cho rằng Thảo An được tuyên dương vì "vừa xinh vừa giỏi", còn những sinh viên khác đi thực tế mà không được đoái hoài, cộng đồng mạng đã vào công kích trang cá nhân của hai mẹ con nữ sinh Thảo An.
Nói chuyện trực tiếp với phóng viên Vietnamnet, cô Luyến (mẹ của Thảo An), cho biết: “Tôi hoàn toàn bất ngờ về việc cộng đồng mạng vào công kích như thế. Việc đăng tải lên trang cá nhân của tôi chỉ là vì thương con, chỉ giải tỏa nỗi lo cho chính mình”.
“Thấy con gái đăng ký đi chăm sóc bệnh nhân bị cách ly như vậy, là một người mẹ, phản xạ đầu tiên luôn là không muốn con đi, và lúc đó chỉ lo vấn đề sức khỏe của con. Sau lại thấy con quyết tâm nên tôi cố gắng động viên và đăng dòng trạng thái trên” - cô Luyến tiếp lời.
Thảo An cũng chia sẻ thêm: “Mình hoàn toàn bất ngờ về những phản ứng từ cộng đồng mạng. Mình muốn khẳng định rằng mình chỉ đơn giản là mới đăng ký tình nguyện chăm sóc bệnh nhân cách ly khi được Khoa Y đăng tải mẫu đăng ký cũng như kêu gọi các bạn sinh viên năm 4 và 5 tham gia”.
Sau 2 ngày mở đơn đã có 66 sinh viên đăng ký
Thông tin về sự việc trên, TS Võ Thị Hà Hoa (Trưởng Khoa Y - trường ĐH Duy Tân) cho rằng câu chuyện được các trang mạng xã hội đăng tải lại cùng với ý kiến của bạn sinh viên thực tập đang khiến cho bản chất của sự việc bị hiểu sai.
Những lời kêu gọi tinh thần tự nguyện của các bạn sinh viên năm 4,5
Khoa Y - Trường ĐH Duy Tân của cô trưởng khoa.Cụ thể, cô Hoa cho biết chương trình tình nguyện đăng ký tham gia các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 do Khoa Y đang lên kế hoạch thực hiện, được mở đơn đăng ký từ ngày 10/3, đến nay đã có 66 lượt sinh viên đăng ký.
Việc tuyển chọn sinh viên tham gia sẽ được thực hiện kỹ lưỡng, sinh viên sẽ được phổ biến các kiến thức, các quy định cần thiết trước khi tham gia chương trình và tất nhiên phải có sự cho phép của gia đình, nhà trường và đơn vị tiếp nhận sinh viên tình nguyện với phương châm "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Công Sáng
Nữ sinh xin mẹ đi chăm sóc bệnh nhân bị cách ly vì Covid-19
- Cô sinh viên y khoa năm cuối ở Đà Nẵng đã làm đơn xin chăm sóc bệnh nhân cách ly dịch Covid-19.
" alt="Nữ sinh cùng 65 bạn trường y tình nguyện đi chăm sóc bệnh nhân cách ly vì Covid" />Kể từ khi chính thức ký hợp đồng với Pau FChôm 29/6, Quang Hải không ngừng khiến giới truyền thông châu Âu chú ý bằng cách tạo các các hiệu ứng tuyệt vời.
Matteo Albanese, một trong những cây bút trẻ nổi bật trong làng báo thể thao Italy, dành sự ngưỡng mộ đặc biệt cho ngôi sao đội tuyển Việt Nam, từ những bước đi đầu tiên cho đến cuộc phiêu lưu đến chân trời nước Pháp.
Ligue 2 chào đón Quang Hải Từ cậu bé nông dân đến "Messi Việt Nam"
Khi chứng kiến hiệu ứng truyền thông từ Quang Hải, Albanese đã tìm hiểu rất kỹ về tuổi thơ của cầu thủ người Đông Anh, cũng như hành trình bước vào thế giới bóng đá.
"Những bông hoa đào nở rộ. Nhật Bản có một nghệ thuật đặc biệt Hanami, có nghĩa là 'ngắm hoa'. Biểu tượng của sự tái sinh, cuộc sống không ngừng tiếp diễn. Đây cũng là phương châm của Nguyễn Quang Hải, tiền vệ người Việt Nam ở Ligue 2", Albanese mở đầu bài viết.
"Người hâm mộ gọi anh là 'sóc con'. Cách gọi được biết đến nhiều hơn là 'Messi của Việt Nam'. Điều này đến từ sự tương đồng về chiều cao giữa họ - Hải cao 1,68 m, thấp hơn 1 cm so với Leo - và các Quả bóng Vàng.
Trên thực tế, Hải giành Quả bóng Vàng Việt Nam vào năm 2018, thời điểm Luka Modric phá vỡ sự độc tôn kéo dài 10 năm của Messi và Cristiano Ronaldo (mỗi người 5 lần chiến thắng, tính đến thời điểm ấy). Bây giờ, anh ở Pau FC, giải hạng Nhì bóng đá Pháp.
Huấn luyện viên mới của anh là Didier Tholot, người từng thi đấu bên cạnh các huyền thoại Pierre Papin và Zinedine Zidane tại Bordeaux".
Quang Hảixuất thân từ ngoại thành thành phố Hà Nội. Như phần đông trẻ em khác, tuổi thơ của anh bình dị và sớm phụ giúp cha mẹ. Đây là lý do Albanese ví von "Messi Việt Nam từng là nông dân".
"Hải sinh ở Đông Anh, một huyện thuộc Hà Nội, thủ đô Việt Nam. Hà Nội có nghĩa là 'thành phố giữa các dòng sông'.
Khi nhắc về Hà Nội, mọi người nói về hồ Gươm và Văn Miếu. Giữa những điều cổ kính và tòa tháp Keangnam hiện đại là hình ảnh Quang Hải. Họ của anh gọi đến yếu tố hoàng gia: nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của Việt Nam, 13 vị vua trị vì từ 1802 đến 1945.
"Messi Việt Nam" tập luyện với Pau FC Tuổi thơ của Hải là những khó khăn: bố mẹ đều là nông dân và anh giúp gia đình làm ruộng. Số phận đã thưởng cho anh món quà: trong một giải đấu nghiệp dư do Yamaha tài trợ, anh ghi nhiều bàn thắng hơn bất kỳ ai khác. Đó là năm 2007, Hải mới 9 tuổi và đội bóng Hà Nội FC vừa ra đời được tròn một năm.
May mắn đến và được nắm bắt. Hải rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng: năm 2013 anh có trận ra mắt trong giải vô địch U19 Việt Nam, giải đấu mà anh chiến thắng các năm 2014 và 2016. Và điều gì sẽ xảy ra trong năm 2015?
Năm 2015, Hà Nội FC về nhì cũng vì không có Quang Hải. Anh đến Sài Gòn FC theo hợp đồng cho mượn, nơi cầu thủ sinh năm 1997 thi đấu giữa hàng tiền vệ và hàng công".
Thành công vượt bậc và hành trình châu Âu
"Sau khi giành chức vô địch V-League cùng Sài Gòn FC, anh trở lại Hà Nội và giành 3 danh hiệu quốc gia khác (2016, 2018 và 2019). Trong 6 mùa giải chuyên nghiệp, Hải có 127 trận và ghi 35 bàn thắng. Khi hợp đồng kết thúc, anh thực hiện bước nhảy vọt.
Từ Indonesia, Bali United gọi. Không, cám ơn! Hải quyết định hạ cánh ở châu Âu. Anh ký hợp đồng hai năm với Pau FC, thuộc Ligue 2, và trở thành cầu thủ bóng đá Việt Namđầu tiên thi đấu cho một câu lạc bộ chuyên nghiệp Pháp.
Cuộc sống mới ở dãy núi Pyrenees, cách Paris khoảng 800 km, Hải chọn số áo 19 quen thuộc.
Ngay sau khi thông báo chính thức, người hâm mộ của anh gây bão trên mạng xã hội Pau. Hiệu ứng mà anh tạo ra: từ 24.000 lên 60.000 lượt thích trên Facebook; 22.000 lên 26.000 trên Instagram. Tất cả chỉ trong năm ngày.
Và ngày nay? Trang Facebook của Pau có trên 385.000 lượt thích. Instagram vượt con số 38.300 lượt theo dõi. Thật khó tin!
Năm 2017, Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử tham dự U20 World Cup. Xếp cuối bảng, chỉ giành được một điểm và không có bàn thắng, hiệu suất không tốt lắm. Tuy nhiên, đội hình này đi vào ngôi đền danh vọng thể thao Việt Nam.
Quang Hải tự tin ra mắt Ligue 2 Không ai khác, Quang Hải là đội trưởng đội ngũ những chàng trai trẻ ấy. Năm 2017 kết thúc một cách kỳ diệu: anh có trận ra mắt trong màu áo đội tuyển quốc gia và đứng thứ hai trong cuộc bầu chọn Quả bóng Vàng Việt Nam. Hơi tiếc một chút.
Giá trị của Quang Hải được khẳng định sau đó một năm, khi anh thắng giải QBV. Phạm Thành Lương, một huyền thoại khác, đã thốt lên khi trao giải thưởng cho Hải: 'Nhìn thấy cậu ấy trưởng thành khiến tôi rất vui. Hải chơi thứ bóng đá hiện đại. Thật ấn tượng'.
Rất nhiều điều kỳ diệu khác được viết. Như năm 2019, anh đưa Việt Nam vào tứ kết Asian Cup. Một kỷ lục trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á.
Ibou Kebe, đồng đội cũ Hải, trò chuyện với So Foot: 'Các cầu thủ châu Á mơ được chơi bóng ở châu Âu. Họ muốn thi đấu với Messi và Neymar. Họ nỗ lực không ngừng để tiếp cận những ngôi sao ấy. Nhưng thực tế là nhiều cầu thủ châu Á gắn bó với nguồn gốc của họ, ở lại địa phương để không tạo khoảng cách với dân tộc mình'.
Quang Hải đã đạt được giấc mơ và dũng cảm bước vào cuộc phiêu lưu mới. Một điều tuyệt đẹp. Bước tiếp theo của anh? Cuộc chinh phục Pau FC".
Vâng, cuối tuần này (0h ngày 31/7, theo giờ Hà Nội), Hải bắt đầu cuộc chinh phục sân khấu Ligue 2 khi Pau FC làm khách của Guingamp.
Pau FC mua thêm tiền vệ công: Quang Hải gặp khó
CLB Pau vừa thông báo chiêu mộ thành công tiền vệ Marius Ros - người sẽ cạnh tranh vị trí của Quang Hải." alt="Quang Hải ra mắt Ligue 2: Quang Hải chinh phục Pau FC" />Theo tường thuật của Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng căn cứ thực tế tình hình phòng chống dịch bệnh ở trong nước, khả năng điều trị,… Hà Nội đề xuất đến ngày 2/3 sẽ tổ chức đi học lại.
Ông Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội sẽ phun khử trường học lần thứ 5". Ảnh: Đình Nam/VGP Đồng thời, Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học như 4 lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trường học; sẽ phun khử lần thứ 5... Bên cạnh đó, còn hướng dẫn, tập huấn toàn bộ cho giáo viên cách ứng xử, kỹ năng phát hiện, xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ; không tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, thực hiện chào cờ trong lớp học; giảm bớt các hoạt động tập thể tập trung đông người.
"Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch SARS năm 2003 còn nguy hiểm hơn nhưng Hà Nội đã đối mặt và vượt qua. Thậm chí thời chiến tranh, Thủ đô bị ném bom, nhưng học sinh vẫn đi học, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường...", - ông Chung nói.
Một lập luận khác được nêu ra là nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn. Chưa kể nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với giáo dục và còn gây ảnh hưởng không tốt tới nhiều lĩnh vực khác…
Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng TƯ Đảng; UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội; các bộ Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Trường ĐH Y Hà Nội,… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.
Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh như bố trí nước rửa, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn.
Các ý kiến cũng cho rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi việc này chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh.
Các ý kiến cũng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhưng thực tế vẫn còn những tiềm ẩn và người dân vẫn còn lo lắng. Do vậy, không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, nhà trường, gia đình, hội phụ huynh cần phối hợp thật tốt trong việc này.
Về thẩm quyền quyết định việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, theo các quy định hiện hành, Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giáo dục đào tạo. Tương tự, Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Do đó, hai bộ này có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý giáo dục, giáo dục nghề nghiệp,…
Bộ GD-ĐT đã có quyết định ban hành khung thời gian năm học,… nên các việc liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học đồng loạt trên cả nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tương tự việc quyết định cho học sinh giáo dục nghề nghiệp đi học là do Bộ LĐ-TB&XH.
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức từ ngày 23-26/7
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc cho trẻ em đi học, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu là "phải bảo đảm an toàn về chuyên môn và an tâm về tâm lý".
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Năm học 2019 - 2020 sẽ được lùi 1 tháng". Ảnh: VGP Cái khó là học sinh mầm non, tiểu học còn bé, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong phòng chống dịch bệnh, việc cho nghỉ học một thời gian như vừa qua là cần thiết, để nhà trường chuẩn bị các điều kiện phòng dịch, khử khuẩn, tập huấn kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho các đội ngũ giáo viên…
Theo Thứ trưởng Độ, tính tới ngày 29/2, học sinh, sinh viên cả nước sẽ nghỉ trọn 4 tuần. Bộ GD-ĐT đã bàn rất kỹ và đang xây dựng quyết định chuẩn bị. Sau buổi họp hôm nay, sẽ trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh khung chương trình thời gian năm học 2019 - 2020.
Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi một tháng tương ứng với thời gian đã nghỉ. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 23-26/7, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, học sinh thi tốt nghiệp.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương để cho học sinh nghỉ học (không phải nghỉ đồng loạt), đồng thời tiến hành triển khai khử trùng, tiêu độc cơ sở đào tạo; tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh, giáo viên,… Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, về cơ bản các học viên đã trưởng thành và có ý thức phòng ngừa dịch bệnh nên không có vấn đề gì khi tổ chức đi học trở lại.
'Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước"
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phòng dịch trong trường học với tinh thần bình tĩnh nhưng không chủ quan, chủ động và dựa trên các minh chứng khoa học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước". Ảnh: VGP Bên cạnh đó, ông Đam cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020. Trường hợp Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH không quyết định thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định để làm căn cứ cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Phó Thủ tướng nêu rõ, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các địa phương là đã bước vào trong trường học thì môi trường an toàn bằng hay thậm chí hơn trụ sở cơ quan nhà nước. Bởi chỉ riêng việc kiểm soát người ra, vào thì các trường học đã có điều kiện hơn khi biết rõ từng học sinh, từng giáo viên trong khi tại các trụ sở cơ quan nhà nước có cả những người không rõ lai lịch đến làm việc.
“Các cháu học sinh cần được hướng dẫn biện pháp giữ vệ sinh cá nhân. Hàng ngày, phụ huynh, giáo viên, y tế trường học kết hợp với y tế cơ sở kiểm tra, nắm sát tình hình sức khoẻ của mỗi học sinh ở nhà cũng như khi đến trường. Làm được như vậy, phụ huynh và xã hội sẽ yên tâm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm: "TP.HCM có văn bản đề xuất cấp thẩm quyền tính phải cả đến phương án cho các trường nghỉ hết tháng 3. Bởi trong phòng chống dịch bệnh, cần phải tính toán tới mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất để sẵn sàng chuẩn bị các giải pháp ứng phó. Đề xuất của thành phố cũng nhằm bảo đảm sự thận trọng cần thiết, phải lật đi, lật lại vấn đề trước khi quyết định cho đi học trở lại...
Địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan, lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến cáo của Trung ương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thành phố cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về giáo dục, đào tạo sớm có văn bản điều chỉnh chương trình năm học cho phù hợp và thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương…."
Hải Nguyên - Trường Giang (tường thuật theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam)
Những lưu ý để đạt kết quả cao thi THPT quốc gia năm 2020
- TS Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã lưu ý học sinh về định hướng ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
" alt="Kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến tổ chức từ ngày 23" />
- ·Nhận định, soi kèo Ulsan HD vs Gangwon, 12h00 ngày 19/4: Thắng nhẹ
- ·Thomas Tuchel, nhà cách mạng Chelsea và tham vọng vinh quang
- ·HLV Trần Minh Chiến ‘gây bão’, CLB TP.HCM lại sắp có biến?
- ·Kết quả Alaves 0
- ·Soi kèo góc Everton vs Man City, 21h00 ngày 19/4
- ·Thêm nhiều ĐH cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 tránh covid
- ·Ronaldo chơi lớn, thắp sáng tháp Dubai mừng sinh nhật bạn gái
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 10/2018
- ·Nhận định, soi kèo Sevilla vs Alaves, 23h30 ngày 20/4: Vùng vẫy trụ hạng
- ·Lần đầu tiên ngành Toán học của 2 đại học VN lọt bảng xếp hạng thế giới