'Mona Lisa' mang những bí ẩn hóc búa, thu hút các học giả và nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu. Ảnh: IanDagnall Computing/AlamyTìm ra địa điểm nhờ ‘theo chân’ danh họa
Tự giới thiệu từng làm việc trong lĩnh vực “khoan dầu và săn đá quý”, bà Pizzorusso tin rằng khung cảnh mờ ảo đằng sau nhân vật bí ẩn nổi tiếng lấy cảm hứng từ thành phố Lecco phía bắc Italy.
Gần đây, tại một hội nghị địa chất được tổ chức ở Lecco, Pizzorusso cho biết dãy Alps phía tây nam nhìn ra thành phố là yếu tố chính làm nền cho bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris.
Theo The Guardian, Pizzorusso so sánh cây cầu, dãy núi và hồ nước trong Mona Lisa với cây cầu Azzone Visconti thế kỷ 14 của Lecco, dãy Alps nhìn ra khu vực và hồ Garlate, nơi Leonardo được biết là đã ghé thăm 500 năm trước.
Để chứng minh cho những phát hiện của mình, bà lần theo dấu chân của Leonardo trên khắp miền bắc Italy bằng cách sử dụng các ghi chép thực địa của chính ông.
“Những điểm tương đồng là không thể phủ nhận. Tôi rất vui mừng về điều này. Tôi thực sự cảm thấy đó là một cuộc trở về”, bà chia sẻ suy nghĩ với The Guardian.
Các giả thuyết trước đây, bao gồm tuyên bố năm 2011, suy đoán cây cầu và con đường trong bức Mona Lisathuộc về Bobbio, một thị trấn nhỏ ở miền bắc Italy. Phát hiện năm 2023 lại cho rằng Leonardo vẽ một cây cầu ở tỉnh Arezzo.
Nhưng theo Pizzorusso chỉ tập trung vào cây cầu là chưa đủ. “Cầu hình vòm có mặt khắp nơi ở Italy và châu Âu, nhiều cái trông rất giống nhau. Không thể xác định được vị trí chính xác chỉ từ một cây cầu. Tất cả đều nói về cây cầu và không ai đề cập đến địa chất”.
Pizzorusso từng xem xét các mô tả địa chất trong nghệ thuật của Leonardo, trình bày những phát hiện qua cuốn sách Geologic Representations in the Virgin and Child with St. Anne(2021) và bài báo học thuật Leonardo's Geology: The Authenticity of the Virgin of the Rock(2017).
Nhiều ý kiến trái chiều
Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại tỏ ra nghi ngờ. Nhà sử học nghệ thuật người Anh đồng thời là chuyên gia về Leonardo, Martin Kemp bác bỏ ý kiến này. Phát biểu vớiCBS, ông phản đối quan điểm cho rằng Leonardo nhất thiết phải miêu tả “những phong cảnh cụ thể, có thể nhận dạng được” trong tranh.
“Ông ấy nhìn những thứ thực tế với xúc cảm mãnh liệt, đáng kinh ngạc, nhưng sau đó ông tái hiện chúng bằng hội họa. Không có lý do rõ ràng nào buộc Leonardo phải đặt phong cảnh Albinor hay phong cảnh Arezzo hoặc bất cứ nơi đâu”, Martin Kemp nhận định.
Francesca Fiorani, Giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Virginia, cũng đồng ý với Kemp. “Leonardo nghiên cứu thiên nhiên, những ngọn núi, dòng sông, tảng đá với sự chú ý đặc biệt và con mắt vô cùng tinh tường. Kiến thức đó hình thành nên nghệ thuật của ông, nhưng những phong cảnh trong bức tranh của ông, bao gồm cả Mona Lisa, là sự thể hiện thiên nhiên trong trí tưởng tượng của cá nhân danh họa, không phải bản sao của cảnh quan thực tế. Khẳng định ngược lại có nghĩa là không hiểu cách Leonardo làm việc và vẽ tranh như thế nào”, bà nói với The Art Newspaper.
Vincent Delieuvin, người phụ trách chính các bức tranh Italy tại Bảo tàng Louvre, từ chối bình luận.
Đã có những giả thuyết khác về bối cảnh bí ẩn của bức tranh Mona Lisa. Trong cuốn sách xuất bản năm 2013 có tựa đề Codice P, nhà địa lý học Olivia Nesci từ Đại học Urbino và nghệ sĩ Rosetta Borchia tuyên bố rằng phong cảnh đó là Montefeltro, nhìn từ độ cao của thung lũng Valmarecchia ở miền bắc Itayly.
Năm ngoái, nhà sử học nghệ thuật Silvano Vinceti cho rằng cây cầu vượt được mô tả trong bức tranh thế kỷ 16 là cây cầu Romito, từng bắc qua sông Arno ở làng Laterina ở Tuscany.
Kiếp nạn của 'nàng Mona Lisa': Bị phun sơn, bôi bánh kem, ném đá, hất súpĐược nhận định là biểu tượng của thời Phục Hưng, bức 'Mona Lisa' phải đối mặt với nhiều vụ phá hoại nhưng đều may mắn thoát nạn.">