|
|
Cú hích từ hạ tầng giao thông đồng bộ
TP.Cần Thơ là đô thị loại I và là một trong 4 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm IV của cả nước - vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố này sở hữu hạ tầng đồng bộ từ giao thông đến các công trình phụ trợ. Theo các chuyên gia, sự phát triển hạ tầng giao thông đã giúp thành phố này nhận được sự quan tâm lớn của các ông lớn trong lĩnh vực BĐS.
Hiện Cần Thơ đang triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm, mang tính chiến lược, kết nối thông suốt các địa phương trong vùng với TP.HCM và cả nước, như cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ cùng các tuyến quốc lộ 1A, 80, 91, 91B, Nam sông Hậu.
Cần Thơ cũng sẽ khởi công cầu Mỹ Thuận 2 trong tháng 12/2019; cầu bắc ngang sông Tiền, kết nối hai cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ để hoàn thiện toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ. Dự kiến sau khi đưa vào hoạt động, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ đẩy mạnh thông thương giữa TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.
Nhiều “ông lớn” nhập cuộc
Theo ghi nhận, Cần Thơ hiện có 108 dự án đang triển khai thực hiện, vốn đầu tư 70,3 ngàn tỷ đồng. Cụ thể, có 32 dự án thuộc lĩnh vực kinh tế - thương mại - du lịch - dịch vụ, tổng vốn đầu tư 15,3 ngàn tỷ đồng và 76 dự án khu đô thị, khu dân cư, tái định cư, tổng vốn đầu tư 55 ngàn tỷ đồng. Thành phố cũng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với 83 dự án, tổng vốn đầu tư 719,96 triệu USD.
Thị trường BĐS Cần Thơ đang chứng kiến sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” như VinGroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG, Phú Cường, Hoàng Quân, T&T... Theo Sở kế hoạch và đầu tư TP. Cần Thơ, trong thời gian qua lĩnh vực bất động sản, du lịch, hạ tầng là tâm điểm thu hút đầu tư tại thành phố.
Sự “đổ bộ” của các doanh nghiệp bất động sản đã khiến cho giá đất tại khu vực nội đô Cần Thơ trong 2 năm trở lại đây đã tăng 150-200%. Đặc biệt là các quận trung tâm như Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy… cũng đang xác lập mặt bằng giá mới.
Dự án hút khách nhờ tiến độ
Nổi bật trên thị trường BĐS Cần Thơ tính tới thời điểm này phải nói đến Stella Mega City do KITA Group phát triển, với quy mô hơn 8.000 tỷ đồng. Sau khởi công, các hạng mục của dự án đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Theo KITA Group cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, khu vườn Nhật Bản tại phân khu The Ruby của dự án đã hoàn thành theo đúng tiến độ cam kết. Trong tháng 11 này, khu vườn Ánh Sáng sẽ tiến hành khởi công xây dựng, nơi đây sẽ trở thành một trong những điểm đến sôi động của cư dân TP.Cần Thơ.
|
Hạ tầng cảnh quan tại dự án Stella Mega City đang được hoàn thành đúng tiến độ đề ra. |
Stella Mega City vẫn đang tiếp tục triển khai các hạng mục quan trọng khác. Điều này minh chứng cho năng lực tài chính của đơn vị phát triển dự án được đảm bảo, giúp khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi “xuống tiền” tại Stella Mega City. Với dự án này người mua có thể loại bỏ những hoài nghi đó bằng cách "mục sở thị" dự án.
Bên cạnh lợi thế về tiến độ, Stella Mega City còn hút khách do có vị trí đắt giá tại quận Bình Thủy. Dự án sở hữu vị trí vàng tại quận Bình Thủy, cách trung tâm thành phố 6 km và sân bay quốc tế Cần Thơ khoảng 5 phút di chuyển.
Với tổng diện tích quy hoạch lên đến 150 ha, Stella Mega City được phát triển nhiều hạng mục và tiện ích hiện đại như hệ thống khách sạn 5 sao, khu trung tâm thương mại, khu liên hợp thể thao, trung tâm sự kiện, quảng trường, vườn nhiệt đới, nhà hàng trên cao,… cùng không gian được phủ xanh bởi 10.000 cây trồng, mang đến môi trường sống mát mẻ và thoáng đãng cho cư dân.
MLAND Vietnam - Đơn vị phân phối chính thức dự án Stella Mega City Website: www.mland.com ">
Lý do dự án Stella Mega City đắt khách
Yếu tố an toàn lên ngôiNhững cam kết về lợi nhuận trong mô hình condotel bị phá vỡ đã và đang khiến niềm tin vào đầu tư của khách hàng sụt giảm. Trước đó, tình trạng sốt đất ảo của Đà Nẵng cũng đã buộc cơ quan quản lý phải can thiệp, chấn chỉnh những vi phạm pháp lý tại nhiều dự án đất nền, đặc biệt là hành vi “treo đầu dê, bán thịt chó”. Vào tháng 9/2019, sự vụ của Công ty Alibaba đã được đưa ra trước pháp luật khi doanh nghiệp này vẽ ra hàng chục dự án đất nền ma. Tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần II vừa qua, nhận định về bức tranh bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng: “Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro”. Thứ trưởng nhấn mạnh, tại một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật khác. Cũng trong diễn đàn, nhiều chuyên gia đồng tình đưa ra quan điểm, thị trường bất động sản năm 2019 đã giảm tốc và có nhiều biến động. Trước bối cảnh đó, ông Phạm Lâm, CEO DKRA nhận định, xu hướng lựa chọn sản phẩm bất động sản của các nhà đầu tư sẽ có sự thay đổi. “An toàn, bền vững là xu hướng lựa chọn của các nhà đầu tư trong thời điểm thị trường đang biến động” - ông Lâm khẳng định. CEO DKRA lý giải, an toàn là giá trị thực của sản phẩm bất động sản, bao gồm căn cứ pháp lý, năng lực, uy tín của chủ đầu tư. Là một trong những khu dân cư đang triển khai tại Nghệ An, Cửa Cờn Riverside được đánh giá là dự án đảm bảo tính an toàn nhờ những giá trị thực vốn có. Đây là dự án hiếm hoi sở hữu sổ đỏ riêng. Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án đã đầy đủ pháp lý. Khi thanh toán hết giá trị lô đất, khách hàng sẽ nhận ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cửa Cờn Riverside cũng là dự án duy nhất tại Hoàng Mai, khách hàng chỉ cần mua đất đã có thể sang tên chính chủ sổ đỏ mà không yêu cầu phải xây dựng ngay. Khả năng sinh lời cao Ngoài sở hữu “tấm vé bảo hành” cho một sản phẩm bất động sản an toàn, Cửa Cờn Riverside được đánh giá là dự án có tiềm năng sinh lời lớn. Theo quan điểm đầu tư, khách hàng thông minh sẽ rót tiền vào dự án thuộc những khu vực đang có kỳ đầu phát triển hoặc đã được quy hoạch bài bản về hạ tầng và giao thông. Cửa Cờn Riverside là dự án thuộc thị xã Hoàng Mai - khu vực được xác định là đô thị tạo động lực của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. Nơi đây đã có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng từ sớm. Chính vì vậy, với vị trí tại trung tâm của Hoàng Mai, hệ thống giao thông kết nối giữa Cửa Cờn Riverside và các khu vực khác đã thuận tiện. Khi đường cao tốc Bắc Nam đi vào hoàn thành và đặc biệt tuyến đường ven biển 60m đi qua dự án Cửa Cờn Riverside hoạt động, giá của những lô đất nền tại đây dự báo tăng mạnh. Cụ thể, tuyến cao tốc Bắc Nam khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách từ Hà Nội về Hoàng Mai còn 2 giờ. Quy luật thông thường cho thấy, đường đi tới đâu, giá đất tất yếu sẽ tăng. Giới đầu tư cho rằng, giá của những lô đất nền Cửa Cờn Riverside sẽ sớm trở về mức giá trị thực vốn có của nó. | Cửa Cờn Riverside được đánh giá là dự án giàu tiềm năng sinh lời. |
Giá bán ban đầu của Cửa Cờn Riverside từ 8 triệu đồng/m2, một mức giá thấp hơn ¼ lần so với các khu vực lân cận khác. Thực tế, với giá vốn thấp so với mặt bằng chung của thị trường thì khả năng tăng giá của sản phẩm là cao. Một trong yếu tố cho thấy khả năng sinh lời của đất nền Cửa Cờn Riverside tốt còn đến từ tính thanh khoản. Đây là dự án hiếm hoi có khả năng tạo ra dòng tiền ổn định nhờ tiềm năng kinh doanh. Theo giới đầu tư đánh giá, Cửa Cờn Riverside cách Đền Cờn - Đền linh thiêng bậc nhất Nghệ An chỉ 50m, KDL Biển Quỳnh 800m… Theo thống kê vào đầu năm 2019, trung bình mỗi năm Đền Cờn thu hút hơn 110.000 khách du lịch tới. Con số này cho thấy tiềm năng kinh doanh tạo ra dòng tiền quay vòng đều đặn của các lô đất nền tại dự án Cửa Cờn Riverside. Ngoài ra, tại khu vực lân cận dự án như Quỳnh Phương, quỹ đất đã rơi vào tình trạng khan hiếm. Mức giá mặt đường để kinh doanh lên tới 30 - 35 triệu đồng/m2. Với mức giá cao và sự lựa chọn bị co hẹp, xu hướng của các khách hàng mua đất nền để làm mặt bằng kinh doanh sẽ dịch chuyển về dự án Cửa Cờn Riverside. Chưa kể, trong 1-2 năm nữa, khi lượng cư dân của Cửa Cờn Riverside lấp đầy, thị trường tiềm năng cho kinh doanh sẽ còn mở rộng. Với những ưu thế hội tụ, Cửa Cờn Riverside được đánh giá là bài toán tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư thông minh khi vừa đảm bảo được yếu tố sinh lời bền vững, vừa sở hữu tính an toàn. Nhiều dự báo cho rằng, Cửa Cờn Riverside sẽ tạo ra “cơn sốt” hàng vào giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản đang khát các dự án tiềm năng. Lệ Thanh ">
Đi tìm hướng đi bền vững cho phân khúc đất nền
|
Dù vậy, Rob Janoff vẫn chính là người đầu tiên sáng tạo ra hình ảnh quả táo cắn dở với suy nghĩ đơn giản là quả táo cắn dở sẽ dễ dàng phân biệt với những loại hoa quả khác. Ngày đó, người ta còn tưởng rằng Janoff dùng hình ảnh cắn dở (tiếng Anh: bite) như là cách chơi chữ của byte, đơn vị đo dung lượng nhỏ nhất của máy tính.
Cuối cùng, Steve Jobs vẫn phải thuê công ty thiết kế chuốt lại quả táo 7 màu và dùng nó cho đến mãi năm 1998. Apple tiếp tục trải qua thêm các lần đổi logo vào các năm 2001, 2007 trước khi sử dụng phiên bản hiện tại được thiết kế vào năm 2017.
Firefox
Ở thời đại thống trị của Internet Explorer, còn có một trình duyệt web khác nổi lên nhờ nhiều tính năng ưu việt, đó là Firefox với biểu tượng con cáo lửa ôm lấy Trái đất.
Theo thời gian, logo của Firefox đã có nhiều biến đổi khiến người dùng hết sức quan ngại. Biểu tượng truyền thống đã dần dần được đơn giản hóa và khó có thể nhận ra con cáo lửa năm nào.
|
Firefox bị chế nhạo vì logo ngày càng mờ dần với cái cuối cùng là ảnh chế do fan tạo ra. |
Theo giải thích của Mozilla, logo của Firefox được đơn giản hóa nhằm nhất quán với các sản phẩm khác của tổ chức này. Dẫu vậy, lời giải thích của nhà phát triển cũng không ngăn được sự phẫn nộ của các fan dẫn tới làn sóng chế ảnh châm biếm Firefox hồi cuối tháng 2.
Các bức ảnh chế chỉ trích đội ngũ thiết kế đã giết chết cáo lửa và cũng xóa luôn cả hình quả địa cầu, khiến Mozilla buộc phải lên tiếng đính chính hãng này vẫn chưa đổi logo của Firefox và thậm chí còn phải đẩy Firefox Nightly (một phiên bản khác của trình duyệt này) dùng lại logo cũ để xoa dịu dư luận.
Google
Gã khổng lồ tìm kiếm Google không phải cái tên già dặn, nhưng lại trải qua vô số lần đổi logo hết sức hài hước. Đầu tiên, điều mà ít ai biết được đó là Google từng có tên và logo khác hồi năm 1996.
Khi đó, hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin quyết định gọi trang web chuyên tìm kiếm thông tin của mình là BackRub với một logo màu đỏ trên hình bàn tay trông khá ám ảnh.
Đến năm 1997, cả hai quyết định đổi tên công ty thành Google, một cái tên cũng… viết sai chính tả. Từ đúng ở đây là Googol, một từ tiếng Latin nghĩa là số 10100.
Năm 1998, Google chính thức ra mắt với logo được Sergey Brin thiết kế bằng trình chỉnh sửa ảnh miễn phí trên mạng. Sau đó, bộ đôi này cảm thấy không hài lòng và quyết định tìm đến trợ giảng Ruth Kedar ở trường Stanford.
Kedar rất tận tâm tận lực thiết kế cho hai người bạn vài mẫu logo với đủ hình dạng, màu sắc khác nhau. Cuối cùng, Larry Page và Sergey Brin chốt ở cái thứ 10 và dùng nó cho tới tận năm 2010.
|
Google từng có một lịch sử dài đổi logo mà như... chưa đổi. |
Sau đó, Google đổi sang logo mới bằng cách đổi màu chữ ‘o’ (cạnh chữ ‘g’) từ màu vàng sang màu cam và bỏ hết đổ bóng.
Gã khổng lồ tìm kiếm có những đợt đại tu logo tiếp theo vào các năm 2013 và 2015, nhưng về cơ bản không có thay đổi trong thiết kế mà chỉ làm cho nó đơn giản hóa hơn.
Ngày nay, nếu vào Google.com và tìm kiếm logo của công ty, người dùng sẽ được tương tác với logo Google qua các thời kỳ, nhưng tuyệt nhiên không có dấu tích của BackRub năm nào.
Xiaomi
Trong buổi ra mắt sản phẩm mới vào cuối tháng 3, hãng điện thoại giá rẻ của Trung Quốc Xiaomi cũng tranh thủ giới thiệu đến khách hàng bộ nhận diện thương hiệu mới.
Lãnh đạo công ty CEO Lôi Quân còn dành hẳn 20 phút để trình bày lý do đổi từ logo cũ bo vuông sang bo hơi tròn và khẳng định đã chi ra 2 triệu NDT (7 tỷ đồng) trong vòng 3 năm cho nhà thiết kế nổi tiếng Nhật Bản Kenya Hara nghiên cứu vẽ ra.
|
CEO Lôi Quân giới thiệu logo mới trị giá 2 triệu NDT, khiến cả giới công nghệ được phen cười nghiêng ngả. |
“Logo mới không chỉ là một bản thiết kế lại đơn giản hình dạng của logo cũ, mà còn là sự gói gọn tinh thần nội tại của Xiaomi”, CEO Lôi Quân giải thích. Ông còn cho biết logo mới đã được nhà thiết kế Hara nghiên cứu tỉ mỉ dựa trên cấu trúc siêu hình elip (superellipse), vốn không dẹt như elip mà hơi bo tròn.
Dẫu vậy, bất chấp những giải thích màu mè của người đứng đầu công ty, logo của Xiaomi vẫn bị Facebook đưa trở về hình tròn một cách không thương tiếc, khiến dân mạng được một phen cười chê.
Phương Nguyễn
Vì sao logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày càng đơn giản?
Đơn giản hóa là một trong những xu hướng mạnh nhất về logo trong những năm gần đây. Ngoài tính thẩm mỹ, còn những lý do khác đằng sau việc các thương hiệu đơn giản hóa logo của họ.
">