您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
Công nghệ83344人已围观
简介 Linh Lê - 30/03/2025 11:38 Mexico ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Maccabi Tel Aviv, 00h30 ngày 1/4: Gánh nặng cửa trên
Công nghệHư Vân - 30/03/2025 19:28 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多NSND Lê Khanh minh họa cảnh bị hiếp khiến Lan Ngọc khóc thét
Công nghệDàn diễn viên cùng 2 đạo diễn phim Cô gái từ quá khứ. Đảm nhiệm vai chính của bộ phim, Ninh Dương Lan Ngọc bất ngờ bật khóc sau khi thưởng thức tác phẩm trên màn ảnh rộng. Cô tâm sự: "Sau một chuyến hành trình dài 12 năm, nhìn thấy được sự đổi mới của bản thân, tôi cảm thấy tự hào. Có những lúc thật sự tôi muốn bỏ cuộc bởi vì quá gian nan. Nhiều lúc tôi phải ngồi nói chuyện với mẹ Khanh rất nhiều vì tôi không tìm được nhân vật, không biết làm sao để diễn tả hết cảm xúc bên trong của mình theo một cách khác".
Cũng vì thế mà trong thời gian ghi hình bộ phim, Ninh Dương Lan Ngọc luôn giữ tâm lý nhân vật, không vui đùa nhiều cùng các đồng nghiệp. "Sau mỗi set quay, tôi chọn một góc riêng để yên tĩnh và giữ được mạch tâm lý của mình. Nhân vật này vô cùng nặng với tôi, nó ám ảnh đến cuộc sống đời thường và tôi cũng mất một thời gian để thoát khỏi vai diễn này”, nàng Cám cho biết.
Chứng kiến sự trưởng thành của Ninh Dương Lan Ngọc và Kaity Nguyễn trong Cô gái từ quá khứ, NSND Lê Khanh xúc động vì mọi cố gắng của các diễn viên đã được đền đáp. "Thành công này đến khi các bạn không ngại khó, không ngại áp lực, không ngại đối diện. Thậm chí các bạn đầu hàng, nhưng các bạn lại đứng lên và chinh phục tiếp".
Tuy nhiên, để đánh đổi được thành công đó, NSND Lê Khanh tiết lộ Ninh Dương Lan Ngọc đã stress mỗi ngày: "Thực tế cảnh quay khốc liệt lắm. Ngọc stress hằng ngày, khóc trên phim lẫn ngoài đời thực. Có những hôm Ngọc bảo con không chịu được, con thất bại rồi".
Ninh Dương Lan Ngọc bật khóc vì vai diễn nặng tâm lý. Chia sẻ với VietNamNet, quý cô Lý Lệ Hà của Gái già lắm chiêu Vbật mí về cảnh quay nóng trong phim: "Cảnh Lãnh Thanh vào muốn cưỡng bức Lan Ngọc nhưng làm không ra được. Tôi bảo Lãnh Thanh đứng sang một bên rồi vào minh họa cho các bạn. Lan Ngọc khóc thét lên còn Lãnh Thanh thì đứng ngây ra. Tôi muốn khi các bạn nhập tâm, phải hiểu được tâm lý nhân vật chứ không đơn thuần là chỉ diễn theo xác chữ trên kịch bản".
Về vai diễn bà quản gia xấu xí, bị tật trong phim, NSND Lê Khanh bộc bạch: "Diễn vai này tôi thấy sướng lắm vì không phải giữ gìn, bó mình như những nhân vật khác. Nó hay ở chỗ chúng tôi có thể dùng cơ hội diễn những vai phụ thế này đó để "chơi nghề", tức là được thử sức với các loại vai diễn khác nhau".
Ngoài đảm nhận vai diễn quan trọng trong Cô gái từ quá khứ, Kaity Nguyễn cũng tham gia đầu tư phim. Quyết định táo bạo dù tuổi đời, tuổi nghề còn khá trẻ của cô thu hút sự quan tâm của mọi người. Kaity chia sẻ: “2022 đánh dấu dấu mốc 5 năm tôi theo đuổi đam mê diễn xuất. Ngoài trở lại với vai diễn có hình tượng, số phận mới, tôi cũng mong muốn có những trải nghiệm, bước tiến mới sau thời gian nhận được nhiều sự ủng hộ và yêu thương của cả đồng nghiệp lẫn người hâm mộ”.
Vào vai "ác nữ ngây thơ", Kaity Nguyễn nhận được nhiều lời khen về khả năng diễn xuất. Về phân cảnh nóng với Ninh Dương Lan Ngọc, Lê Xuân Tiền tiết lộ: “Đây là phim thứ 3 mà tôi và Lan Ngọc làm việc với nhau, độ ăn ý, hiểu nhau cũng đã ở một mức rất cao, nhất là những cảnh lãng mạn. Nếu càng không thoải mái thì càng tốn nhiều thời gian để quay lại, vậy nên chúng tôi quyết định “chơi tới” luôn, cháy hết mình trong cảnh quay nên cố gắng, và may mắn “một phát ăn ngay”.
Thời điểm quay cảnh nóng, trời rất lạnh vì đã 4 giờ sáng, chúng tôi cố gắng để hoàn thành mượt mà cho kết thúc buổi quay, chuẩn bị cho ngày làm việc kế tiếp. Hai anh Bảo Nhân và Namcito cũng rất tâm lý vì trong set quay đó chỉ có đạo diễn, 2 diễn viên và DOP là nữ để bảo mật cho cảnh phim này, tạo tâm lý thoải mái cho chúng tôi”.
Cô gái từ quá khứ khai thác câu chuyện đằng sau sự hào nhoáng trong showbiz bằng quá khứ tối tăm mà nữ MC Hoàng Quyên (Lan Ngọc thủ vai) không muốn nhớ lại. Những bí mật trong quá khứ trỗi dậy khiến cuộc đời của Ms. Q phải thay đổi, danh tính thực sự của Đỗ Hoàng Quyên dần được lộ diện bởi hai nhân vật lần đầu xuất hiện: Quỳnh Yên (Kaity Nguyễn) và Bách (Lãnh Thanh). Hoàng Quyên - một lần nữa - phải tìm cách vùi lấp những tội lỗi mà cô đã tẩy trắng trong 15 năm qua để vươn lên ngôi vị đại mỹ nhân showbiz, trở thành ví dụ điển hình cho câu nói: “Không có bông tuyết nào là trong sạch cả”.
Trúc Thy
">...
阅读更多Khi được hỗ trợ đầy đủ, văn hóa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
Công nghệÔng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Toán Phan.
Với những tác động của công cuộc đổi mới, của toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ 4.0 và cả đại dịch Covid-19, việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới cần được đánh giá lại.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, ngày 19/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức buổi hội thảo khoa học toàn quốc tại Hà Nam, xoay quanh chủ đề “Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X)" và "Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nói: "Các doanh nghiệp nên hướng tới tài trợ văn hóa nhiều hơn. Khi được hỗ trợ đầy đủ, văn hóa sẽ tác động lại, đem lại hiệu quả kinh tế".
Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và văn học nghệ thuật
Theo tham luận của Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, quá trình mở cửa nền kinh tế, sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã điều tiết hầu hết lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật.
Các sản phẩm văn học, nghệ thuật đã được xem là một sản phẩm hàng hóa, chịu sự điều tiết và định hướng bởi quy luật của nền kinh tế thị trường như: Giá trị sử dụng; khả năng mang lại lợi nhuận; chịu tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả...
Khi kinh tế thị trường phát triển, Nhà nước sẽ có điều kiện để đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ tự do, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường còn nâng cao vị thế của văn học, nghệ thuật, trở thành “xương sống”, là nguồn lực của các ngành công nghiệp văn hóa. Ông Đoàn Xuân Bộ cho rằng nếu điện ảnh, âm nhạc mang lại doanh thu khổng lồ, thì một số ngành khác như văn học, nghệ thuật thị giác đóng góp doanh thu trực tiếp không nhiều nhưng lại cung cấp kịch bản văn học, hình tượng, cách diễn đạt cho công nghiệp văn hóa phát triển.
Một tác phẩm văn học thành công sẽ trở thành nguồn cảm hứng, tác động đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, đóng góp vào kinh tế quốc dân. Đồng thời, những thành tựu kinh tế này không tác động lớn đến môi trường, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. “Sản phẩm văn học nghệ thuật trở thành sản phẩm công nghiệp văn hóa sẽ góp phần nâng cao vị thế quốc gia, trở thành 'sức mạnh mềm' ảnh hưởng lên toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa”, ông Đoàn Xuân Bộ nhận định.
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức buổi hội thảo khoa học toàn quốc tại Hà Nam, ngày 19/12. Ảnh: M.H.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng văn học, nghệ thuật không đơn thuần là một lĩnh vực giải trí, mà có thể đóng góp vào kinh tế đất nước. “Theo thống kê, các sản phẩm văn hoá đem lại nguồn thu cho nước Mỹ nhiều hơn xuất khẩu vũ khí - vốn là thế mạnh của quốc gia này. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế sáng tạo luôn cao hơn 1,5 lần so với tốc độ trung bình của các quốc gia”, ông Bùi Hoài Sơn chia sẻ trong tham luận của mình.
Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đã nêu rõ “phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa” là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 có nêu: “Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, ra đời trước Nghị quyết 33 sáu năm, cho nên việc chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ tác động của kinh tế thị trường đến văn học nghệ thuật, chưa nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật đến việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là điều dễ hiểu. Vì vậy, nhân hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ và nhiều đại biểu khác đã kiến nghị các cơ quan chức năng bổ sung, làm rõ vấn đề nêu trên.
Thiếu nữ tham gia festival Huế 2022. Ảnh: Điền Quang.
Cần tăng đầu tư cho văn học, nghệ thuật
Đầu tư cho văn học là một vấn đề được nhiều đại biểu bàn tới. PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ta đã phần nào nhận thức được việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng mức đầu tư cho văn học hiện nay là chưa tương xứng. Ông đưa ra ví dụ, một cuốn sách in ra 1.000 bản, không được quảng bá mạnh, dẫn đến bán chậm, tác động kinh tế chưa cao.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, tại hội thảo. Ảnh: M.H.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ còn cho rằng cần xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền; cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết và văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
Chế độ lương, nhuận bút và đãi ngộ tài năng cũng là một chủ đề được nhiều đại biểu quan tâm. Trước ý kiến này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nói đội ngũ văn nghệ sĩ có lẽ chưa được đầu tư đủ về mặt vật chất. “Khát vọng phải có động lực và điều kiện”.
Giới văn nghệ sĩ được xem là một nguồn lực quan trọng để phát triển, là sức mạnh nội sinh trong công cuộc phát triển của đất nước. "Đội ngũ văn nghệ sĩ là lực lượng tiên phong bồi đắp, xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời đại mới... Để làm được điều này, cần có thể chế, chính sách cụ thể hóa, nếu không sẽ rất khó", Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói.