TheạviệnNgađềxuấtđổitênngàman city – tottenhamo RT, trong ngày 29/10, ông Yaroslav Nilov - người đứng đầu Ủy ban Chính sách Xã hội của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã đề xuất đổi tên ngày Halloween, trong bối cảnh lễ hội này đang gây ra nhiều tranh cãi ở xứ sở Bạch dương.
"Tôi đề xuất tổ chức ngày Halloween ở Nga dưới tên gọi 'Ngày của những câu chuyện cổ tích rùng rợn'. Bằng cách này, chúng ta sẽ trở nên gần gũi hơn với văn hóa dân tộc, trong khi vẫn giữ được niềm vui của hoạt động mà mọi người đã quen thuộc", ông Nilov nói.
Ông Nilov lưu ý, cứ tới tháng 10 hàng năm thì các cuộc tranh luận về việc tổ chức ngày Halloween ở Nga lại nổ ra. Phe phản đối cho rằng, ngày lễ này "mang quá nhiều yếu tố tuyên truyền phương Tây", trong khi phe ủng hộ thì cho rằng đây chỉ là một hoạt động giải trí đơn thuần.
Bí ngô trang trí ngày Halloween ở Nga. Ảnh: Sputnik
"Cả hai bên đều có lý của mình, Halloween đã trở nên phổ biến tại Nga trong nhiều năm qua. Chúng ta không thể chỉ đơn giản là ban hành một lệnh cấm", ông Nilov bình luận.
Các nhà lập pháp Nga đang tìm kiếm những giải pháp độc đáo nhằm đưa ngày Halloween phù hợp với văn hóa truyền thống hơn. Một ví dụ được đánh giá cao là thành phố Pereslavl-Zalessky, nơi chính quyền đã trưng bày rất nhiều bí ngô (biểu tượng của ngày Halloween) để kỷ niệm Ngày Thu hoạch ở Nga.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng hóa, công trình và dịch vụ trẻ em Mikhail Vetrov cũng đề xuất thay thế ngày Halloween bằng lễ hội thu hoạch truyền thống.
Trên thực tế, Halloween chưa bao giờ bị cấm chính thức tại Nga. Tuy nhiên, một số vùng ở xứ sở Bạch dương cho rằng ngày Halloween đi ngược lại giá trị văn hóa truyền thống, và hạn chế tổ chức sự kiện này ở trường học và nhà trẻ.
Đây là cuộc thi nhằm tìm kiếm và ươm tạo các cá nhân, tổ chức có sáng kiến kinh doanh giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường tại Việt Nam. Cuộc thi được thực hiện trên nền tảng Kênh Ươm tạo Sáng kiến Xã hội SOIN và được tài trợ bởi Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).
Cuộc thi sẽ chính thức nhận hồ sơ từ ngày 15/09/2017 đến hết ngày 15/10/2017 với hạng mục Sáng tạo trẻ và đến hết ngày 18/11/2017 với hạng mục Sáng tạo không giới hạn.
Tổng giá trị giải thưởng đối với hạng mục Sáng tạo không giới hạndành cho các cá nhân trên 18 tuổi, các nhóm, tổ chức có tối đa 3 thành viên lên đến 120 triệu đồng tiền mặt và 3 gói đào tạo miễn phí trong 3 tháng trị giá 100 triệu đồng. Sẽ có 3 giải nhất, nhì, ba được trao cho hạng mục này.
Trong khi đó, 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba sẽ được trao cho đối tượng học sinh từ 15-18 tuổi hoặc nhóm có 3 thành viên thuộc hạng mục Sáng tạo trẻ.Tổng giá trị giải thưởng được trao bao gồm 90 triệu đồng tiền mặt và các gói học bổng tương đương 360 triệu đồng của trường Song ngữ liên cấp Wellspring.
Cuộc thi do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển nguồn lực (IBE), Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring và Quỹ Vì Tầm Vóc Việt công bố ngày 18/9.
Hà Thanh
" alt="Thi sáng tạo xã hội dành cho học sinh THPT"/>
Tọa lạc trên khu phố vàng của Thủ đô, công trình 131 Thái Hà không hẹn ngày về đích làm cho bộ mặt đô thị trở lên lem nhem, nhếch nhác.
Đối với các trường hợp chủ đầu tư chây ỳ không thực hiện dự án theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã (nơi có dự án) lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định.
Đối với các vấn đề vướng mắc về quyền lợi, đề nghị người mua nhà làm việc với chủ đầu tư để giải quyết vướng mắc hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.
Cách đây hơn một năm, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị lên UBND TP thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư ở những dự án trên địa bàn TP mà chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện để xảy ra tình trạng bỏ hoang, chậm tiến độ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, các dự án chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân như do bị đình chỉ thi công, chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thiếu vốn…, và trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án. Tình trạng các dự án hiện đang ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, gây tâm lý hoài nghi trong quần chúng nhân dân đã bỏ tiền đầu tư mua nhà tại dự án. Do đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai.
Thế nhưng, đến nay, rất nhiều dự án nằm trong danh sách vẫn nguyên hiện trạng, dường như không có bất cứ sự thay đổi nào. Như tại tòa nhà 131 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội xây dựng từ cách đây gần chục năm, nhưng đến giờ dự án vẫn chỉ mới xây thô và dừng thi công. Không những không bị thu hồi, dự án còn vô tư cải tạo cho thuê mặt bằng tầng 1 làm siêu thị và sử dụng tạm bợ một số tầng bên dưới, phía bên trên vẫn bỏ dang dở.
Dự án 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, tọa lạc tại vị trí trung tâm ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc, “trơ gan cùng tuế nguyệt” nhiều năm nay.
Cũng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, dự án Sky Garden từng được kỳ vọng là một chung cư cao tầng hiện đại. Thế nhưng, khi mới xây đến tầng 8, dự án bị dừng thi công. Gần 4 năm qua, không hề có động thái nào xây dựng tiếp.
Cũng nằm trong danh sách kiến nghị thu hồi của Sở Xây dựng Hà Nội, dự án 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, tọa lạc tại vị trí trung tâm ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc khu vực dự án đang trở thành địa chỉ “vàng” quảng cáo miễn phí từ rèm giá rẻ, dịch vụ chuyển nhà đến gà Đông Tảo khiến cho bộ mặt thủ đô trở nên nhếch nhác.
Hiện nay, Hà Nội còn khá nhiều dự án được cấp phép xây dựng, phê duyệt nhưng không triển khai theo đúng kế hoạch hoặc triển khai dở dang từ các dự án văn phòng cho thuê đến chung cư cao cấp. Như tháp văn phòng Apex Tower và tòa tháp Vicem Tower (Nam Từ Liêm); dự án Apex Tower; dự án tháp văn phòng HUD Tower (Nam Từ Liêm)...
Bên cạnh đó, Hà Nội còn có nhiều dự án chung cư, nhà ở đầy “tai tiếng” về thời gian thực hiện dự án kéo dài, quá thời gian bàn giao nhà, hạ tầng như dự án Khu đô thị Usilk City (quận Hà Đông); khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức); tòa chung cư Ellipse Tower (quận Hà Đông)...