Sự lạc quan đến từ vùng đất khô cằnChị Lan - nữ nhân viên tại Mytel đã có những chia sẻ chia sẻ về trải nghiệm của chị trong vai trò là một nhân viên Viettel tại nước ngoài, đặc biệt là những vùng đất khó khăn như Mozambique và Burundi.
Chị Lan chia sẻ, vì các cô gái là số ít nên được “nhường nhịn” và quan tâm hơn đồng nghiệp nam. Nhờ có sự quan tâm ấy, các công việc phối hợp sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chị lại có ưu thế là sự khéo léo, nữ tính để làm “mềm hóa” một số luồng công việc vốn dĩ cứng nhắc.
Không chỉ công tác tại Myanmar, chị Lan từng làm việc tại 2 quốc gia châu Phi là Mozambique và Burundi. 6 năm sống ở một vùng đất nóng nực và thiếu thốn, chị vẫn lạc quan chia sẻ, châu Phi đã giúp chị cảm nhận sâu sắc và dần hình thành thói quen suy nghĩ đơn giản về những điều phức tạp, có cái nhìn cuộc sống lạc quan và đầy màu sắc hơn.
Những nhân viên tại ở đây đã dạy cho chị biết rằng kiến thức và kinh nghiệm không phải là điều tiên quyết mà là sự thấu hiểu, lắng nghe và tính kỷ luật.
“Công tác ở nước ngoài, điều đầu tiên khiến chúng ta tự hào đó là sự dũng cảm. Dũng cảm thay đổi môi trường sống, xa gia đình, bạn bè, dũng cảm đến một đất nước mà mình chưa bao giờ đặt chân đến, dũng cảm tiếp nhận một công việc mà mình chưa có cơ hội thử qua trước đó, đương đầu với những rủi ro, dũng cảm lắng nghe những tiếng dèm pha “Sao phụ nữ mà cứ thích bôn ba thế?”, chị Lan nói.
Từ sự dũng cảm ấy, những người phụ nữ như chị Lan đã phát hiện ra những sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân mình.
“Thời gian giúp chúng ta lớn lên nhưng không giúp chúng ta trưởng thành. Chính những va vấp, những trải nghiệm có được khi sống và làm việc ở mỗi thị trường đã giúp tôi hoàn thiện và trưởng thành hơn”, chị Lan bày tỏ.
9x bản lĩnh chinh phục nóc nhà châu Phi
Khi công việc cho Đỗ Thùy Linh - Phó phòng Pháp chế - Viettel Global cơ hội được đặt chân đến Tanzania, thay vì những lo lắng sợ hãi trước viễn cảnh sống ở một nơi khắc nghiệt và thiếu thốn, Linh háo hức vì vừa được làm những công việc mới mẻ, vừa được kết hợp thăm thú, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Sau khi công việc ổn định và đạt được những thành quả nhất định, Linh quyết định chinh phục đỉnh Kilimanjaro - ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà của châu Phi” mặc dù trước đó, kinh nghiệm leo núi của Linh bằng không.
“Mình đã cực kỳ thận trọng. Những thông tin và kinh nghiệm leo núi mình đọc và tìm hiểu trên các diễn đàn khiến mình tự nhận thức rằng: để có một hành trình đáng nhớ và có ý nghĩa, điều cần đảm bảo trước tiên là an toàn tính mạng và sức khỏe, sau đó mới là niềm vui chinh phục và tận hưởng. Nói cách khác, mỗi người cần phải biết tự lượng sức, lắng nghe cơ thể, tìm hiểu đầy đủ và chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt”, Đỗ Thùy Linh kể lại.
Trải qua một hành trình gian khổ bởi những thử thách của thiên nhiên, Linh cũng được đền đáp xứng đáng bằng trải nghiệm tuyệt vời ít người có được.
Thùy Linh chia sẻ: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là bầu trời sao đẹp không tưởng và sâu thăm thẳm, dưới ánh trăng sát rằm chiếu vằng vặc trong cả hành trình. Không biết dùng từ nào để tả về độ dày đặc của những vì sao, và camera máy ảnh cũng không thể ghi lại trọn vẹn được vẻ đẹp của bầu trời ấy”.
“Sự may mắn không phải ai cũng được trải qua”
Chị Nguyễn Lưu Ly – Phụ trách Bộ phận Truyền thông và Thương hiệu sản phẩm, Trung tâm Khách hàng và Marketing, Viettel Telecom thuộc thế hệ thứ 3 của Viettel đã đưa thương hiệu của doanh nghiệp đi ra thế giới. Chị đã xây dựng các yếu tố nền tảng cho thương hiệu của Viettel tại 10 thị trường quốc tế (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Myanmar).
Đặc biệt, Viettel bắt đầu đầu tư tại Haiti sau khi quốc gia này trải qua thảm họa động đất có sức tàn phá khủng khiếp.
“Khi chúng tôi bước xuống sân bay, trải ra trước mắt là thành phố đổ nát và những dãy lều bạt kéo dài”, chị Lưu Ly kể lại. Mọi thứ tại Haiti đều trong tình trạng đình trệ, không vận hành được, thậm chí thang máy ở trụ sở công ty bị hỏng nhưng phải đến 2 năm sau mới thuê được đội sửa chữa.
Để nhanh chóng đem đến mạng lưới cho người dân sử dụng, những người trẻ Viettel đã vượt qua điều kiện làm việc nghèo nàn sau động đất.
Được biết, mọi người phần lớn phải di chuyển bằng xe thùng trong giai đoạn đó. Con gái được ưu tiên ngồi trong cabin của xe, đàn ông ngồi phía ngoài trong thùng xe.
“Rồi mất điện, mất nước, leo bộ lên 8 - 9 tầng cầu thang làm việc hàng ngày... là những điều thường xuyên diễn ra ở đây. Nhưng đây là một sự may mắn mà không phải ai cũng được trải qua”, chị Ly nhấn mạnh
Đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài, Viettel đã tạo ra những thành tích ấn tượng. “Quả ngọt” ấy được vun đắp từ bàn tay của nhiều nữ nhân viên trí tuệ, bản lĩnh như chị Lan, chị Ly và Linh.
Khi nói về những người phụ nữ Viettel, Bí thư Đảng ủy Hoàng Sơn tự hào: “Phụ nữ Viettel trí tuệ - năng lực và bản lĩnh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của tập đoàn từ viễn thông, bưu chính, công trình, đầu tư nước ngoài, thương mại xuất nhập khẩu”.
Đặc biệt, đội ngũ nữ nhân viên của Viettel góp mặt và có vai trò quan trọng trong cả các lĩnh vực mới, kể cả những những lĩnh vực tưởng chừng như chỉ dành cho nam giới như phát triển 5G, radar, hàng không vũ trụ…
“Không chỉ riêng expat (người làm việc ở nước ngoài) mà các phụ nữ làm việc tại Viettel mình thấy đều là một niềm tự hào đối với gia đình và bạn bè”, chị Lan nói.
Minh Ngọc
" alt="Phụ nữ Viettel ở nước ngoài"/>
Phụ nữ Viettel ở nước ngoài
Sau hơn 20 phút dạy giảng toán cho học sinh, sinh viên ở ĐH Quốc gia TP.HCM, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ những câu chuyện xung quanh Toán học và cuộc sống.GS Ngô Bảo Châu trò chuyện với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trước câu hỏi, giải một bài toán khó và hiểu một người phụ nữ thì cái nào dễ hơn, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ cả hai đều khó.
Tuy nhiên bài toán hôm nay không hiểu, ngày mai có thể hiểu. Còn người phụ nữ thì hôm nay hiểu nhưng ngày mai có thể không hiểu. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, ông có may mắn có người vợ luôn chăm sóc và tôn trọng nghề nghiệp của mình bởi nghiên cứu về toán đôi lúc ông như một người tự kỷ, trong gia đình không muốn nói chuyện với ai.
GS Châu chia sẻ nhiều khi về nhà mặt cứ sệ xuống nhưng thực ra không có chuyện gì. Ông cho rằng đó có thể là một gánh nặng tâm lý rất là lớn, không dễ dàng khi có một ông cứ 'mặt nặng mày nhẹ'. Nhưng vợ ông rất thông cảm việc của chồng và các con cũng vậy. Dù không phải là người học toán, cũng không hiểu những việc ông đang làm nhưng rất tôn trọng công việc của chồng. Đó là chỗ dựa vững chắc cho ông nghiên cứu khoa học.
|
Ảnh: Ngô Tùng |
Với câu hỏi: Giáo sư có phải là người giỏi cân bằng mọi thứ trong cuộc sống không, hoặc thầy có khoảnh khắc lười trong ngày không? Nếu có thầy đã làm thế nào để vực dậy khỏi cơn lười đó, GS Ngô Bảo Châu nói không rõ mình có giỏi về việc cân bằng mọi thứ không, nhưng thực tế có rất nhiều khoảnh khắc mình bị mất cân bằng.
"Những thứ tôi quan tâm chủ yếu là toán học, triết học, văn học,… - những điều tôi cho rằng có lẽ làm cho cuộc sống thú vị hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ của tôi là chúng ta không thiếu thời gian, chúng ta chỉ thiếu tập trung. Việc lười thì ai cũng lười cả. Nhưng càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy phải có nhiều trách nhiệm và cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình. Điều đó là động lực để tôi thoát khỏi cơn lười".
Trả lời câu hỏiKhó khăn lớn nhất trong nghiên cứu là gì,GS Ngô Bảo Châu cho rằng khi làm khoa học luôn có những điều khó khăn khác nhau. Nhưng khó khăn lớn nhất là luôn phải tự làm mới mình. Lúc bắt đầu, mình cần phải trang bị một số kiến thức – thứ vũ khí tư duy để có thể giải quyết một số bài toán.
Sau một thời gian các bài toán tồn tại đã giải quyết được hết thì cần tiếp tục phải đi tìm ra những bài toán mới với mức độ càng ngày càng khó hơn. Do đó, bản thân người làm nghiên cứu luôn phải tự làm mới và thay đổi bản thân mình. Đây quả thực là điều rất khó trong làm khoa học.
'Chuyện bế tắc trong khoa học, tôi nghĩ là điều bình thường. Khi làm nghiên cứu, trên 90% khoảng thời gian là bế tắc trước khi có những đột phá hiếm hoi. Nhưng đó sẽ là phần thưởng rất lớn trên con đường khoa học'.
Cho nên, GS Châu nói những nhà nghiên cứu trẻ không nên quá lo lắng khi bị bế tắc trong khoa học. Khi bị bế tắc, rất có thể là do chúng ta chưa hiểu tường tận vấn đề, hiểu một cách rạch ròi và chính xác. Khi chưa làm được điều đó, chúng ta không có hy vọng giải quyết được những bài toán khó.
Ngoài ra, bế tắc cũng có thể là do chúng ta đang thử cách giải quyết bài toán bằng những công cụ, phương pháp của những người đi trước đã thử rồi, cho nên khả năng bế tắc cũng rất cao. Do đó, cần phải tìm kiếm thứ vũ khí tư duy mới, khác với những người đã từng thử sức với bài toán đó thì mới có thể đi tới đột phá.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu khá khó khăn. Liệu sinh viên có cơ hội và động lực nào để có thể phát triển theo con đường nghiên cứu định hướng chuyên sâu không?
Trả lời câu hỏi này, GS Châu nói ông nghĩ điều kiện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực chuyên sâu, để có được những nghiên cứu chất lượng tốt đòi hỏi sự nỗ lực, sự can đảm và sự đầu tư rất lớn.
Ông Châu khuyên sinh viên nên tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào đó, có một người thầy dẫn dắt đủ tốt. Người này sẽ đưa cho bạn những vấn đề, bài toán để mình nghiên cứu.
"Tôi không nghĩ rằng một sinh viên có thể tự tìm ra một bài toán nào đó vì điều này thuộc về vấn đề chuyên nghiệp. Do đó, việc tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào là điều quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi một vấn đề chuyên sâu".
Phương Chi
GS Ngô Bảo Châu: 'Giờ rất hiếm những tiếng nói như Phan Đình Diệu'
"Có những người xuất sắc, khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp khi gặp họ nhưng ngược lại, họ rất nhẹ nhàng với mọi người, rất dễ gần và dễ chịu...", GS Ngô Bảo Châu nói về một cái tên mà ông ngưỡng mộ trong nghề: GS Phan Đình Diệu.
" alt="GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằng"/>
GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằng