Nguyên nhân ly hôn của cặp “tiên đồng ngọc nữ” không được công bố chính thức nên những tin đồn xoay quanh cuộc chia ly này là chủ đề nóng của cộng đồng mạng. Dự kiến, phiên toà xét xử ly hôn sẽ được tiến hành vào tháng 8.
Đám cưới trong mơ của cặp đôi Song - Song |
Mới đây, phóng viên đã liên hệ với một người bạn của bố Song Joong Ki, người này thổ lộ bố của Song Joong Ki không hề biết trước việc ly hôn của con trai mình. Sau khi biết được sự việc trên mặt báo, ông bị sốc tâm lý và vô cùng đau khổ. Sau đó ông cũng cô lập mình trong nhà, không đi ra đường, nhiều người lo lắng vì không ai có thể liên lạc được với ông.
Bố của Song Joong Ki |
Bố của nam chính “Hậu duệ mặt trời” trước đây từng vướng thông tin bất đắc dĩ chấp nhận cuộc hôn nhân khi ông bình luận trước đám cưới về việc độ tuổi của Song Hye Kyo lớn tuổi hơn con trai ông. Tuy nhiên, người trong cuộc đã lên tiếng phủ nhận.
Vài ngày trước, khắp mạng xã hội còn truyền tay nhau những bức ảnh được cho là bố của Song Joong Ki tháo hết hình ảnh của con dâu cũ xuống khỏi nhà sau khi cặp đôi đường ai nấy đi. Cộng đồng mạng ngay lập tức đã có một làn sóng tranh cãi dữ dội về việc này.
Căn nhà được người hâm mộ hay gọi thân mật là "Bảo tàng Song Joong Ki" vì được chính tay bố anh trang trí rất đẹp những hình ảnh của anh và Song Hye Kyo. |
Bên cạnh một số lời chỉ trích, phần đông cư dân mạng cảm thấy không nên chỉ trích bố của Song Joong Ki trong thời điểm nhạy cảm: “Sao không để bố mẹ anh ấy được yên vậy?”, “Ly hôn là chuyện riêng của hai người, tại sao lại chỉ trích bố của Song Joong Ki? Hãy thôi đi!”,...
Vũ Khoa
- Nữ ca sĩ Demi Lovato đã phản ứng gay gắt với chính fan của mình vì bênh vực Taylor Swift xung quanh thương vụ thâu tóm âm nhạc mới đây.
" alt=""/>Bố Song Joong Ki sốc tâm lý khi biết tin con trai ly hôn trên truyền thông
Trở về từ Cuộc Đua Ký Thú 2019 cùng Minh Triệu và thành công giảm 4 kg sau khi bị chê phát tướng, Kỳ Duyên trở lại cùng thân hình nóng bỏng và làn da nâu quyến rũ. Cô viết: "Chả biết từ khi nào mình lại thích biển đến thế... Cứ đến nơi nào có biển là lại muốn lao xuống để ươm mình vào dòng nước xanh ngắt mát rượi ấy. Cũng chẳng còn lo sợ da sẽ đen đi, như trước đi chơi là nằm lì trong phòng chả dám ra biển chút nào. Nhìn chị ong nâu nâu này cũng ổn ấy chứ ? Hay là các Quýt thích chị ong trắng hơn". |
Không chịu thua cô bạn thân Kỳ Duyên, Minh Triệu cũng khoe hình bikini với thân hình chữ S. Cô chia sẻ: “Hành trình đi tìm lại làn da nâu đều sau khi trở về từ Cuộc Đua Kỳ Thú 2019 của Minh Triệu có hơi vất vả!”. |
“Chị Huệ” Thu Quỳnh cũng không kém cạnh khi khoe ảnh thả dáng bên bãi biển với dòng trạng thái: “Vì yêu nắng nên không tiếc làn da!”. Phía dưới phần bình luận, không ít khán giả đã dành tặng những lời có cánh và bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho vóc dáng của bà mẹ một con này. |
H'Hen Niê khoe ảnh cùng Lệ Hằng cùng mặc đầm trắng dịu dàng, tươi cười vui đùa với chú chó nhỏ. Trên trang cá nhân, cô nàng viết: "Ai độ được chị em tui". |
Giải thích lý do tại sao chưa ra phần tiếp theo của #ADODDA (ANH ĐANG Ở ĐÂU ĐẤY ANH?), Hương Giang cho biết: “Vì sao không ra #ADDODA3 luôn, vì đơn giản Hương Giang không bao giờ đi theo một lộ trình dễ đoán, và càng không muốn bị định hình là chỉ hát ballad một màu! Hương Giang là một cô gái đa sắc và chưa bao giờ dừng lại trong công cuộc đi khai phá chính những khả năng của bản thân mình!”. |
Chia sẻ hình ảnh hậu trường của show thời trang vừa trình diễn, Thanh Hằng hài hước viết: “Vì muốn giữ bí mật cho sự xuất hiện mà mọi người quấn mình thành một cục chả giò thật chắc nịch. Thương em”. |
Hoàng Oanh khoe ảnh nhắng nhít chụp cùng Chi Pu và hội bạn thân với dòng trạng thái: “Về nhà rồi mới nhớ hôm ấy quậy banh nóc với các bạn trẻ”. |
Hoa hậu Đặng Thu Thảo khoe ảnh với nụ cười bí ẩn: “Có bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống này sẽ ra sao nếu như bạn không được là chính bạn?!”. |
Khoe ảnh với nhan sắc quyến rũ nhưng không kém trẻ trung, Ngọc Trinh chia sẻ: “Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua”. |
Thúy Ngân tái ngộ Quốc Trường với tóc mái trẻ trung khác lạ cùng dòng trạng thái: “Tình cũ không rủ cũng tới”. Phía dưới bình luận, khán giả cũng rất hài hước khi đùa: “Em Nhã chưa xong em Hân lại đến. Chiến này em Thư căng rồi đây”. |
MC Liêu Hà Trinh chia sẻ ảnh vi vu tại Rotterdam, Hà Lan cùng dòng thơ do chính cô sáng tác: “Có nhiều nơi ta tin rằng bến đỗ. Nhưng thật ra chỉ là một trạm dừng. Dẫu duyên ấy cuối cùng không tương hỗ. Điểm bây giờ vẫn là một điểm chung”. |
“Thánh lầy” Diệu Nhi khoe ảnh tình tứ cùng “ông chú quốc dân” Quang Đại. Cô hài hước viết: “Đại có thấy ấm áp trong vòng tay của chị không? Không biết Đại thấy sao chứ chị thì thấy sợ, chị sẽ đi về đâu sau bộ ảnh này đây, mình hơi bị quá tình cảm rồi phải không ta?”. |
Jun Vũ hài hước thả thính: “Này anh, anh có thích những thứ dễ thương không? Nếu có thì tại sao đến bây giờ anh vẫn chưa thích em hả?”. |
Bảo Anh khoe mặt mộc trên chuyến bay về Việt Nam sau kỳ nghỉ ngắn ngày sang thăm em gái đang du học tại thành phố cảng Sydney, Úc. |
Khoe ảnh hạnh phúc du lịch cùng gia đình, Bảo Thanh chia sẻ: “Cứ xong xuôi công việc là lại dành thời gian cho gia đình”. |
Vừa tung MV “Hãy trao cho anh” và đạt được số lượt xem khủng, Sơn Tùng M-TP khiến showbiz Việt “đứng ngồi không yên”. Không chỉ các Sky, rất nhiều nghệ sĩ đã chia sẻ và dành nhiều lời có cánh cho chàng ca sĩ gốc Thái Bình. Trong số đó đặc biệt phải kể đến là Phạm Quỳnh Anh, Only C, Trịnh Thăng Bình, Hoa hậu Đặng Thu Thảo... |
Linh Thùy
- Phía ca sĩ Thu Thủy chính thức lên tiếng về những tin đồn cưới chạy bầu của cô đang tràn lan trên mạng xã hội.
" alt=""/>Sao Việt 2/7: Đoán sai tên bài hát của Hari Won, Trấn Thành nhận cái kết đắngTuy nhiên, thực tế hiện nay các tổ chức OTT nước ngoài xuyên biên giới đều không lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư và chưa được sự chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn đang cung cấp dịch vụ truyền hình, phổ biến phim trên mạng Internet xuyên biên giới tới người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, NETFLIX và các tổ chức nêu trên đang thu thập thông tin người dùng tại Việt Nam (khi họ đăng ký tài khoản và thanh toán dịch vụ như lưu tên, số điện thoại, email, thông tin thẻ thanh toán qua ngân hàng…) nên phải tiến hành đặt server lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cho đến nay, các OTT xuyên biên giới vẫn phớt lờ quy định này của Luật An ninh mạng.
Liên quan đến nghĩa vụ thuế, theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC các tổ chức OTT nước ngoài xuyên biên giới là đối tượng chịu thuế nhà thầu (bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) khi thực hiện cung cấp dịch vụ chiếu phim tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức OTT nước ngoài xuyên biên giới không thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế khiến Việt Nam thất thu thuế rất nhiều, bởi doanh thu của các đơn vị này ở thị trường Việt Nam rất lớn.
Nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu bổ sung quy định trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ thuế thì các doanh nghiệp có mua hàng của tổ chức nước ngoài thực hiện kê khai, khấu trừ nộp thay. Hoặc đối với cá nhân mua hàng của các nhà cung cấp nước ngoài thì các ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian thanh toán sẽ khấu trừ nộp thay.
Với quy định này, các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức trung gian thanh toán tại Việt Nam có thể tự động khấu trừ thuế nhà thầu khi người dùng cá nhân tại Việt Nam thanh toán cho dịch vụ trên thông qua các thẻ thanh toán quốc tế.
Lọt lướt kiểm duyệt
Một vấn đề nghiêm trọng khác là các tổ chức OTT xuyên biên giới phát sóng phim, show truyền hình được thuyết minh, phụ đề bằng tiếng Việt và các phim, show này hoàn toàn không qua kiểm duyệt nội dung. Hệ lụy là có rất nhiều phim, chương trình vi phạm nghiêm trọng về nội dung như xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, bạo lực, khiêu dâm…đã được các tổ chức này phát sóng.
Nếu hiểu các OTT TV xuyên biên giới (như Netflix) đang hoạt động phổ biến phim thì tất cả phim trước khi phổ biến phải có giấy phép được Cục Điện ảnh cấp. Nếu hiểu các tổ chức này đang cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì phim phải có quyết định phát sóng của giám đốc đài truyền hình; hoặc được biên tập bởi một đơn vị biên tập có thẩm quyền. Nếu hiểu các tổ chức này là kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ truyền hình trả tiền thì nội dung phải được biên tập theo Điều 19 Nghị định 06.
Như vậy trong mọi trường hợp, Netflix và các tổ chức này đều phải thực hiện biên tập nội dung tại các cơ quan chức năng trước khi phát sóng nội dung của mình. Tuy nhiên đến nay các OTT TV này chưa bao giờ biên tập nội dung theo các quy định và tiêu chí do pháp luật Việt Nam đưa ra. Điều này dẫn đến rất nhiều sai phạm về nội dung của các tổ chức này trong thời gian qua.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV trong nước phải tuân thủ rất kỹ nhiều quy định pháp luật, nghĩa vụ liên quan đến cấp phép hoạt động. Cụ thể, để hoạt động các OTT nội phải thông qua quy trình xin phép phức tạp, nội dung nhập khẩu, sản xuất, kiểm duyệt tuân thủ theo quy trình chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan; chỉnh sửa, dịch và kiểm duyệt nội dung phát hành; tỷ lệ giữa các kênh trong nước và các kênh nước ngoài; nộp 10% thuế bản quyền, 5% thuế giá trị gia tăng và hơn 20% thuế thu nhập doanh nghiệp…
Ngoài ra, các đơn vị OTT nội sẽ bị xử lý ngay nếu có bất kì vi phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức Việt Nam. Trong khi đó, nội dung không được biên tập từ các đơn vị nước ngoài gây rủi ro rất lớn về mặt văn hóa, nhận thức đến hàng triệu người dân Việt Nam.
Trả lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 10.11.2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, luật pháp, trong khi một số nền tảng xuyên biên giới không nộp thuế, không tuân thủ luật pháp Việt Nam. Đây là sự cạnh tranh không cân bằng.
Dẫn ví dụ, Bộ trưởng Hùng cho biết Netflix có nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, trẻ em. Theo đó phản ánh sai trái lịch sử như loạt phim về chiến tranh Việt Nam; xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như phim Madam Secretary; nhiều phim có nội dung bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm...
Đề cập hình thức phổ biến phim trên không gian mạng trong cuộc thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, dù Điều 22 Luật Điện ảnh (sửa đổi) quy định về việc phổ biến phim trên không gian mạng nhưng vẫn còn một khoảng trống rất khó kiểm soát bởi khối lượng phim trên không gian mạng là quá lớn.
"Do đó, công tác tiền kiểm gặp nhiều khó khăn nhưng nếu chỉ hậu kiểm thì không thể kiểm soát được những bộ phim có nội dung độc, hại, không thu hồi được phim có nội dung xấu", ông Tuấn nhấn mạnh.
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam kiến nghị các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định và tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt. Nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho tham gia cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam.
Đồng thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuật kèm theo chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm duyệt nội dung theo Luật Điện ảnh và Luật Báo chí đối với tất cả các phim, chương trình truyền hình; quy định việc kê khai doanh thu (phí dịch vụ và doanh thu quảng cáo kê theo) phát sinh tại Việt Nam để áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế tương tự như đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước.
Ngoài ra, đưa các dịch vụ cung cấp nội dung xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về cạnh tranh…
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và ban hành nghị định mới quy định cụ thể muốn cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ làm thủ thục xin cấp giấy phép và thực hiện một số quy định liên quan đến biên tập nội dung.
“Việc kiểm duyệt này là phải chặt chẽ, khách quan. Nội dung các dịch này đều phải tuân thủ theo Luật Báo chí và Luật Điện ảnh và luật liên quan. Khi nội dung của dịch vụ OTT muốn được phát hành phải có giấy phép cơ quan có thẩm quyền, được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình địa phương biên tập”, ông Hùng nói.
Ngoài ra, ông Hùng cho rằng cần có quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT nền tảng xuyên biên giới phải cam kết tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu không tuân thủ thì cần có chế tài để tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo nên sự công bằng và bảm đảm cho thuần phong mỹ tục, văn hóa, các lĩnh vực khác và những lợi ích khác mà Việt Nam cần được tôn trọng, bảo vệ.
Thái Bình
Thỏa thuận mới được các lãnh đạo G20 thông qua buộc các công ty lớn nộp thuế ít nhất 15% trên toàn thế giới.
" alt=""/>OTT xuyên biên giới: Nỗi lo thông tin xấu độc nếu không được kiểm duyệt