Khi vụ án VN Pharma buôn bán thuốc chữa ung thư giả khiến cộng đồng xã hội rất phẫn nộ,ốcchữabệnhthựcphẩmchứcnăngtrôinổibántrànlantrêthể thao ngoại hạng anh nhưng thực tế trên mạng xã hội từ nhiều năm nay thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh được bán tran lan dưới mác hàng xách tay từ các nước tư bản như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ và Canada.
Vào thời điểm các vấn đề về thuốc chữa bệnh gây nhiều tranh cãi, đội ngũ chuyên gia của công ty Bảo Minh IM đã làm một nghiên cứu nhanh và đã chỉ ra 37.849 tương tác liên quan đến việc rao bán thuốc, thực phẩm chức năng hay dược phẩm làm đẹp không rõ xuất xứ nguồn gốc được đăng tràn lan trên Facebook.
Theo số liệu từ hệ thống SocialBeat được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia của Bảo Ninh IM, hơn một nửa trong số đó là thông tin rao bán về thực phẩm chức năng giúp giảm cân; gần 25% nội dung là quảng cáo các viên nén, viên nang, kem, gel làm đẹp da, trị nám, tàn nhang và trắng mịn; 15% rao bán viên uống được đăng là từ nước ngoài: Nhật, Nga hay kem massage Thái Lan giúp cải thiện các vòng của chị em; số còn lại là quảng cáo các thảo dược như trà mát gian, giải độc, thanh lọc cơ thể…
Trả lời phỏng vấn ICTnews mới đây, người phát ngôn của Facebook khẳng định: “Chúng tôi nghiêm cấm mọi nỗ lực của các đại lý kinh doanh trái phép trong việc mua, bán hoặc giao dịch các loại thuốc bán theo đơn, cần sa, vũ khí hoặc đạn dược”. Như vậy, mặc dù chính sách của Facebook không cho quảng cáo thuốc bán theo đơn, nhưng thực tế hệ thống của SocialBeat đã ghi nhận được rất nhiều các loại thuốc đặc trị ung thư, não, xương khớp cũng được đăng tải với nhiều thương hiệu khác nhau như: Tasigna,Wellness Pack Oriflame, Red Clover Plus, Cprise, Fucoida…
Không chỉ có thế, rất nhiều trang Facebook còn rao bán cả các loại thuốc chữa bệnh được nhập về Việt Nam qua đường xách tay như: Thuốc ho Prospan nhận khẩu từ Đức, thuốc chống hăm trẻ em, thuốc bôi muỗi trẻ em nhập khẩu từ Nhật. Rất nhiều trang Fanpage còn có cả trang web riêng để bán hàng online với số lượng lớn và thường xuyên chạy quảng cáo trên Facebook.
Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, sữa và thực phẩm bổ sung cho trẻ em, thực phẩm chức năng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, khi quảng cáo các sản phẩm này trên các phương tiện truyền thông phải được Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Các tiêu chuẩn về lưu hành thuốc chữa bệnh còn được quy định ngặt nghèo hơn, thuốc chữa bệnh khi được nhập khẩu hay sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý Dược kiểm định chặt chẽ với nhiều tiêu chuẩn và cấp số đăng ký mới được lưu thông vào trong các nhà thuốc hay bệnh viện. Nội dung và hình ảnh quảng cáo thuốc cũng phải được cấp Giấy phép phê duyệt nội dung bởi cơ quan quản lý của Bộ Y tế.