Cửa hàng tiện lợi đang có mặt nhiều nơi tại các thành phố lớn,ửahàngtiệnlợimuavéxemphimvémátỷ số livtỷ số liverpooltỷ số liverpool、、
Cửa hàng tiện lợi đang có mặt nhiều nơi tại các thành phố lớn,ửahàngtiệnlợimuavéxemphimvémátỷ số liverpool và đây là nơi lý tưởng để các doanh nghiệp triển khai các sản phẩm mới do nhóm khách hàng trẻ thường xuyên lui tới.
Một số cửa hàng tại các chuỗi B’s Mart, Ministop, Family Mart, Circle K… đang bắt đầu gắn các màn hình cảm ứng để khách hàng tự thao tác mua vé máy bay, mua vé xem phim, vé xe khách, vé tàu lửa, voucher mua sắm. Các màn hình PayTouch này được cung cấp bởi Payoo – một đối tác quen thuộc của các chuỗi này vốn đã triển khai dịch vụ đóng tiền điện, tiền nước ở nhiều nơi trước đó.
Các màn hình cảm ứng này đặt tại vị trí thuận tiện cho khách đứng thao tác một mình ở các cửa hàng tiện lợi. Điểm thú vị khi sử dụng màn hình này là giao diện dễ dùng, khách hàng có thể thoải mái đứng thao tác mà không bị nhân viên làm phiền.
Ở chế độ chờ, màn hình máy sẽ hiển thị các chương trình khuyến mại, ví dụ mua vé máy bay được giỏ quà 200.000 đồng chẳng hạn. Sau đó, khi khách hàng chạm tay vào màn hình, giao diện chính sẽ hiện ra. Giao diện đơn giản và trực quan với các biểu tượng máy bay, tàu lửa, xe khách, xem phim... Khách cần mua vé nào chỉ việc bấm chọn vào biểu tượng đó.
PV ICTnews thử tìm mua cặp vé xem phim nên bấm vào biểu tượng tương ứng. Một loạt các phim sẽ hiện ra, sau đó người dùng có thể bấm vào phần “Nội dung phim” để xem qua nội dung. Sau khi tìm được phim ưng ý, người dùng bấm chọn ngày chiếu, suất chiếu, rạp chiếu phù hợp. Sau khi kết thúc quá trình mua vé, mã thanh toán và QR Code hiện ra để người dùng bắt đầu thực hiện thanh toán.
Đại sứ Kritenbrink theo dõi phần giới thiệu về lịch sử Thành nhà Hồ
Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại sứ Kritenbrink nói: “Thông qua tìm hiểu về quá trình xây dựng, sơ đồ và đặt tòa thành trong cảnh quan tự nhiên, cũng như công tác tổ chức cần thiết cho việc xây dựng thành, chúng ta biết được rất nhiều về những người đã xây dựng thành nhà Hồ cũng như xã hội của họ. Đó thực sự là một phần di sản của toàn nhân loại".
Lễ khánh thành là một phần trong số những hoạt động của Phái đoàn Ngoại giao Mỹ nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt Nam.
Đại sứ Daniel Kritenbrink, phái đoàn của Đại sứ quán và các cựu chiến binh Mỹ tới thăm Trường mầm non Quảng Trung được xây dựng với nguồn Hỗ trợ Nhân đạo của Bộ Quốc phòng Mỹ
Đại sứ Daniel Kritenbrink gặp mặt các cựu chiến binh Việt Nam tại Cầu Hàm Rồng. Một số cựu chiến binh có mặt tại cuộc gặp gỡ này từng chiến đấu để bảo vệ cây cầu trong chiến tranh
Đại sứ Kritenbrink, phái đoàn của Đại sứ quán Mỹ và các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ, đại diện tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh kỷ niệm trên cầu Hàm Rồng gần thành phố Thanh Hoá
Là một phần trong chuyến công tác tại tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình, Đại sứ Kritenbrink cũng tới thăm Trường mầm non Quảng Trung được xây dựng với nguồn Hỗ trợ Nhân đạo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2012, tham quan Cầu Hàm Rồng với các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam, trong đó có những người đã chiến đấu bảo vệ cầu trong chiến tranh, chào xã giao Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại Lễ khai giảng Chương trình Học bổng Tiếng Anh Access tại Trường PTTH Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa, nói chuyện cùng giáo viên và học sinh tại Trường chuyên Lam Sơn, gặp gỡ cựu sinh của các chương trình trao đổi của Chính phủ Mỹ, và thăm nhà thờ Phát Diệm.
Chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình của Đại sứ Kritenbrink tái khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ đối tác với Việt Nam. “Năm nay chúng ta kỷ niệm 1/4 thế kỷ quan hệ đối tác, và chúng ta hãy cũng nhau tái khẳng định cam kết hợp tác để đảm bảo một tương lai tươi sáng, hòa bình và thịnh vượng cho nhân dân Việt Nam và Mỹ. Bởi chúng ta biết: Là đối tác tin cậy, chúng ta sẽ cùng nhau thịnh vượng”, Đại sứ Kritenbrink khẳng định.
Bảo Đức
Mỹ, Việt Nam ký thỏa thuận phát triển trị giá 42 triệu USD
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ KH&ĐT hôm nay ký trực tuyến thỏa thuận trị giá 42 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.
" width="175" height="115" alt="Đại sứ Mỹ khánh thành dự án bảo tồn di sản văn hóa UNESCO Thành nhà Hồ" />
Đại sứ Mỹ khánh thành dự án bảo tồn di sản văn hóa UNESCO Thành nhà Hồ
Tại cuộc họp, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, TP có khoảng 3,2 triệu sinh viên, học sinh các cấp. Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đạt tỷ lệ cao (98,5% tiêm mũi 1; trên 62% tiêm mũi 2, một số huyện đạt trên 80%).
Qua khảo sát, có 78,5% phụ huynh học sinh mong muốn con em được trở lại trường học.
Về cung cấp vắc xin, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế bố trí đủ vắc xin để Hà Nội tiêm toàn bộ người trên 18 tuổi, kể cả người từ nơi khác đến. Đối với học sinh, tập trung trước cho những nơi có dịch rất nặng trong thời gian vừa qua, kể cả những nơi liền kề Hà Nội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.
Không đợi trẻ tiêm đủ vắc xin mới cho đi học trở lại
Về vấn đề cho học sinh đi học trở lại, Phó Thủ tướng nêu rõ, việc không được đến lớp ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, tâm sinh lý của các cháu học sinh. Đây không chỉ là nhu cầu của các cháu mà của gia đình, lực lượng lao động trên địa bàn.
Phó Thủ tướng đề nghị thành phố cần căn cứ vào thực tiễn, linh hoạt để từng bước mở lại hoạt động giáo dục trực tiếp, không đợi trẻ tiêm đủ vắc xin hoặc hết ca nhiễm trong cộng đồng mới cho trẻ đi học trở lại.
“Đi học phải an toàn, kiểm soát được dịch, bảo vệ được sức khoẻ cho các cháu và cộng đồng, không có nghĩa là tuyệt đối không có học sinh nào nhiễm bệnh”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, khi chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 thì hệ thống giám sát y tế toàn xã hội, đặc biệt trong trường học và các cơ sở y tế phải nâng lên một mức so với trước đây; phát hiện ca nhiễm, khoanh vùng, điều trị sớm nhất có thể.
Hải Nguyên
Phụ huynh trái chiều quan điểm về mở cửa trường học
Hà Nội đã được xếp vào "vùng xanh", theo đề nghị của Bộ Giáo dục thì đã có thể cho học sinh trực tiếp đến trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra.
" width="175" height="115" alt="Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội linh hoạt từng bước mở cửa lại trường học" />
Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội linh hoạt từng bước mở cửa lại trường học
Âm thanh, ánh sáng và góc quay của phần thi áo tắm được khen ngợi vì tôn vóc dáng và kỹ năng của thí sinh. Đêm chung kết được phát sóng trực tiếp với chất lượng hình ảnh 4K.
Thiết kế độc đáo khoe làn da và đường cong, làm nổi bật vẻ đẹp hình thể, tạo nên sự tự tin cho các người đẹp thể hiện phong cách độc đáo. Vừa đơn giản vừa nổi bật, các thí sinh thu hút mọi ánh nhìn khi xuất hiện.
Đại diện Hà Lan xoay 3 vòng và nhảy khi bước ra sân khấu. Hoa hậu Tây Ban Nha hôn gió, đại diện Colombia tạo trái tim gây hứng thú cho người hâm mộ.
Miss Grand Vietnam - Lê Hoàng Phương khoe kỹ năng catwalk điêu luyện với những bước đi uyển chuyển như lướt trên sân khấu.
Minh Nguyễn
Các ứng viên sáng giá ngôi vị Miss Grand International 2023Đại diện Colombia và Peru là ứng viên hàng đầu cho vương miện, Lê Hoàng Phương có nhiều khả năng lọt top 5 Miss Grand International 2023." width="175" height="115" alt="Miss Grand International 2023: Top 20 rực lửa diễn áo tắm" />
Miss Grand International 2023: Top 20 rực lửa diễn áo tắm
Vợ chồng ông Canh, bà Ri khoe ảnh thời xưa. (Ảnh: Reuters)
Năm 1967, ông Canh là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử sang Triều Tiên để học tập. Vài năm sau, ông gặp bà Ri tại một phòng thí nghiệm khi đang thực tập tại một nhà máy phân bón ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
"Tôi tự nhủ, mình phải cưới cô gái này", ông Canh nhớ lại. Ông đã lấy hết can đảm tiếp cận bà Ri để xin địa chỉ. Về phần bà Ri, bà rất tò mò khi các bạn của bà đồn rằng có một chàng trai Việt Nam làm việc tại nhà máy thích bà.
"Vừa gặp, tôi đã biết đó là ông ấy", bà Ri nói. "Ông ấy trông rất sáng sủa. Trước đó tôi chưa từng rung động trước những anh chàng đẹp trai nhưng khi ông ấy vừa mở cửa bước vào, trái tim tôi đã tan chảy".
Mặc dù rất tâm đầu ý hợp nhưng mối tình của họ đã gặp phải nhiều thử thách. Sau nhiều lần trao đổi thư từ, bà Ri đồng ý để ông Canh tới thăm nhà mình. Ông mặc quần áo Triều Tiên, sau đó bắt chuyến xe buýt 3 tiếng rồi đi bộ 2km tới nhà bà Ri.
Năm 1973, ông trở về Việt Nam. Năm 1978, cơ quan ông Canh tổ chức một chuyến thăm Triều Tiên. Ông đã xin tham gia và gặp lại bà Ri. Bà Ri cho biết, mỗi lần gặp nhau, bà lại càng đau khổ hơn khi nghĩ tới việc họ có thể không bao giờ gặp lại.
Trong chuyến đi đó, ông Canh đã mang theo một bức thư, định gửi lên lãnh đạo Triều Tiên xin phép cho ông và bà Ri được kết hôn. "Khi bà ấy nhìn thấy bức thư, bà ấy hỏi: 'Đồng chí định thuyết phục nước tôi ư?'", ông kể. Câu nói của bà khiến ông không gửi bức thư nữa mà bảo bà Ri đợi mình.
Do tình hình chính trị phức tạp, hai người ngừng viết thư cho nhau từ cuối năm 1978. "Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc cho tôi. Tôi nghĩ bà ấy biết tôi đang đau khổ vì tình", bà Ri bộc bạch.
Năm 1992, ông Canh có cơ hội được sang Triều Tiên lần nữa với tư cách là phiên dịch viên cho đoàn thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, ông không thể gặp bà Ri. Khi trở lại Hà Nội, ông đã tìm thấy một bức thư bà gửi cho ông và biết rằng bà vẫn yêu ông.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gặp phải tình trạng thiếu lương thực. Ông Canh lo lắng cho bà Ri tới nỗi đã kêu gọi bạn bè ủng hộ 7 tấn gạo để gửi sang Triều Tiên. Nhờ vậy, Triều Tiên đã đồng ý để ông cưới bà Ri và sinh sống tại đất nước họ.
Năm 2002, sau nhiều sóng gió, cặp đôi cuối cùng cũng kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng và sau đó trở về Hà Nội để bắt đầu cuộc sống mới. Hiện hai ông bà đang sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội.
Ông Canh và bà Ri đều hy vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới sẽ chấm dứt những sự thù địch với Bình Nhưỡng.
Bà Ri nói: "Khi mọi người lần đầu nghe tin ông Kim Jong Un quyết định gặp ông Trump, họ đã hy vọng ngày thống nhất sẽ sớm đến. Nhưng khó để trở thành hiện thực trong một hoặc hai ngày. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp".
Sầm Hoa
" alt="Mối tình sóng gió của cặp vợ chồng Việt Nam" width="90" height="59"/>