Tuyên bố của HLV người Hàn Quốc không phải chỉ là động thái khích lệ, lên dây cót tinh thần cho các học trò, mà hoàn toàn có cơ sở. Tuyển Việt Nam dù không có thể lực sung mãn nhưng với những gì đã thể hiện, Quang Hải cùng các đồng đội chắc chắn nhập cuộc với sự tự tin, quyết tâm cao nhất, bên cạnh việc vận hành lối chơi một cách nhuần nhuyễn.
Thực tế thì cứ mỗi khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại, tinh thần thi đấu cùng sự đồng lòng của toàn đội luôn tạo nên sức mạnh không ngờ với tuyển Việt Nam. Cần biết rằng thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn rộng cơ hội, vì thế mà họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội ghi tên mình vào vòng 1/8.
Đội hình siêu tấn công
Muốn chắc chắn lấy vé vào vòng 1/8, tuyển Việt Nam cần đả bại Yemen với tỷ số đậm. Đây không phải là nhiệm vụ đơn giản cho thầy trò HLV Park Hang Seo, nhưng khi đã ở thế chân tường, sức mạnh của đội bóng áo đỏ trở nên rất đáng gờm.
![]() |
Tuyển Việt Nam chơi tấn công trước Yemen |
Được đánh giá ở cửa trên, lại trong tình cảnh phải giành 3 điểm trọn vẹn, việc tuyển Việt Nam chơi tấn công, thậm chí đánh phủ đầu trước Yemen không có gì là bất ngờ.
Bài toán với HLV Park Hang Seo chính là các phương án tấn công với đội hình mạnh nhất, có thể lực tốt nhất. Theo đó, đứng trong khung gỗ vẫn là Đặng Văn Lâm. Do trung vệ Duy Mạnh bị treo giò, khả năng Thành Chung được cân nhắc thay thế. Hai trung vệ còn lại của đội tuyển Việt Nam là Quế Ngọc Hải và Bùi Tiến Dũng.
![]() |
Tuyển Việt Nam quyết mang niềm vui cho người hâm mộ |
Ở cánh phải, Trọng Hoàng tiếp tục được tin tưởng, còn hàng tiền vệ nhiều khả năng ông Park ưu tiên cho những cầu thủ có xu hướng chơi tấn công như Xuân Trường, Quang Hải và Huy Hùng. Những đường chuyền có độ chính xác cao của Xuân Trường có thể mở ra nhiều cơ hội ghi bàn cho Phan Văn Đức và Công Phượng.
Đội hình dự kiến tuyển Việt Nam: Đặng Văn Lâm, Thành Chung, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Văn Hậu, Trọng Hoàng, Huy Hùng, Quang Hải, Xuân Trường, Phan Văn Đức, Công Phượng.
Dự đoán: Tuyển Việt Nam thắng 2-0
Video tuyển Việt Nam 0-2 Iran:
Song Ngư
" alt=""/>Nhận định Việt Nam vs Yemen: Phải thắng!Một cuộc thăm dò ý kiến đã được thực hiện, trong đó có 64% người tham gia đồng ý với cách làm của nhà trường. Một phụ huynh đồng tình: “Nếu con tôi ở lứa tuổi này, tôi cũng không cho phép chúng sử dụng mỹ phẩm, kể cả khi đã lên cấp 3”.
“Nhà trường cần cấm trang điểm trong trường học đối với học sinh bậc trung học trở xuống”, một người khác bình luận. Người này cũng cho rằng người thầy trong clip là giáo viên có trách nhiệm.
Tuy nhiên, cũng không ít người chỉ trích cách xử lý vấn đề của nhà trường.
“Đồng tình rằng học sinh không nên trang điểm, nhưng cách xử lý của giáo viên cũng không đúng. Là thầy thì không nên có hành vi như vậy”.
Thầy giáo lau mặt cho học sinh (Ảnh cắt clip)
Đại diện phía trường đã lên tiếng và cho biết, đây là lần đầu tiên trường sử dụng đến phương pháp này.
Ông cho biết, hầu hết các học sinh trong trường đều được coi là “những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau”. Chúng có bố mẹ sống và làm việc ở các thành phố lớn, do đó giáo viên cảm thấy phải có trách nhiệm chăm sóc chúng và định hướng theo một cách đúng đắn.
“Nhiều người không biết tình hình ở khu vực này. Nền kinh tế tại đây kém phát triển. Khoảng 90% học sinh thiếu sự định hướng và đồng hành của bố mẹ, dẫn đến hình thành quan niệm sai lệch về thẩm mỹ giá trị cuộc sống”, đại diện nhà trường giải thích.
Ông thừa nhận biện pháp này có thể không phù hợp nhưng trường vẫn phải thực hiện để giáo dục học sinh. Ông nói thêm sau khi nhà trường tiến hành, số lượng nữ sinh trang điểm cũng giảm đi đáng kể.
Trường Giang (Theo Daily Mail)
Cô Karen Loewe, một giáo viên cấp hai ở Oklahoma, Mỹ đã có một thử nghiệm thành công trong việc dạy trẻ biết cảm thông.
" alt=""/>Thầy giáo đứng cổng trường lau sạch mặt cho nữ sinh vì trang điểm đến lớp![]() |
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại lễ khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: Thanh Hùng |
Chính thức khởi đầu một thời kỳ mới trong cuộc đời của mỗi tân sinh viên, GS Minh nhắn nhủ quá khứ là hành trang, thôi thúc để vươn lên nhưng chớ sống chỉ bằng quá khứ, mà hãy nghĩ về tương lai và hành động để có tương lai tốt đẹp.
“Hãy biết nghĩ đến miếng cơm manh áo, nhưng thanh niên, sinh viên mà suốt ngày lầm lũi để hết tâm trí dồn vào cái ăn, cái mặc cho riêng mình thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược.
Hãy vượt thoát lên hoàn cảnh để làm những điều cao cả, xây những chí lớn cho đời. Công cha, nghĩa mẹ là nặng sâu, nhưng hãy nghĩ điều thiêng liêng hơn, đó là đất nước.
Giấc mơ xa không phải đi tìm mỏ vàng đào lên để bán, không phải chiêm bao để lười biếng trị vì. Giấc mơ xa phải từ đất, từ người, từ những nặng lòng với nỗi đau nghèo khó và đất nước của mình sao vẫn lắm khó khăn.
Đừng kỳ vọng vào sự may rủi để mang về hạnh phúc. Một thời rộ lên đi đào đá quý, một thời rộ lên vào núi tìm vàng, và xa hơn là một thời mong đổi đời vào rừng thiêng tìm trầm về bán… Những thứ quý giá đó liệu có mãi còn cho thế hệ tương lai?”, GS Minh chia sẻ.
Ông Minh chia sẻ bản thân cảm thấy xót xa, nặng trĩu lòng khi trong chuyến đi công tác các tỉnh miền núi mùa hè vừa qua, ông tiếp xúc với nhiều học sinh nhưng mong ước chỉ là tốt nghiệp phổ thông để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, hay học thêm một thứ tiếng để đi bán hàng bên kia biên giới.
“Đến bao giờ, giấc mơ của những đứa trẻ vùng biên không phải dừng lại ở khu công nghiệp, ở chỗ bán hàng mà khát vọng đổi đời phải từ đất, từ rừng.
Cuộc đời ta cũng lớn lên từ đất, sao không gieo được vào lòng người giấc mơ biến đất cằn thành màu mỡ, biến đồi núi hoang vu thành những nương vườn trái chín sum suê”.
Ông Minh cho hay, các sinh viên cần trăn trở để hun đúc ý chí, chứ không phải trăn trở để buông xuôi. Không hiểu sâu xa, không có tình yêu thương sâu nặng với con người, quê hương, đất nước thì những ước mơ chỉ là huyễn hoặc mà thôi và làm sao có những khát vọng để thay đổi cuộc đời.
“Đến tuổi này, các em đừng mơ những giấc mơ đơn độc. Thành công của những ước mơ riêng tư cùng lắm thì thay đổi một phận đời, nhưng đất nước này cần biết bao những ước mơ cao cả để mai ngày hiện thân một dân tộc tự cường…Hãy mở toang cái đầu ra để đón những luồng suy nghĩ mới của thời đại. Sự vụn vặt, tiểu tiết trong tư duy cần loại bỏ ngay. Các em là công dân của thời đại hiện đại. Điều đau đáu là chúng ta vẫn để đất nước còn nghèo. Có khi nào trong khoảng nghĩ suy của các em vọng lên những điều trăn trở để dốc lòng cho một tương lai?”.
Nữ sinh sư phạm rạng rỡ ngày khai trường. |
GS Minh cho rằng, cần thấm thía sức mạnh ngày nay phải là sức mạnh trí tuệ và hiện thực hóa điều đó bằng một nền giáo dục tiến bộ được vận hành bằng những chủ nhân có đủ tài năng. Và chính các tân sinh là những chủ nhân đó.
“Có lẽ đâu đó còn có cách nhìn về nhà giáo một cách chưa đúng mực, chúng ta hãy bằng hành động và việc làm để thay đổi cách nhìn. Hãy nỗ lực để trở thành một người thầy đúng nghĩa. Đừng đòi hỏi sự thừa nhận khi chính chúng ta làm chưa tốt thiên chức của mình. Vì vậy, bền bỉ rèn luyện, nỗ lực học tập, trau dồi nghề nghiệp là tiền đề cho thành công tương lai”.
Ông Minh cũng bày tỏ không muốn các học trò quan niệm mình là “người lái đò trên bến vắng”, mà hãy là người của thời đại, người dẫn dắt trí tuệ và tâm hồn.
Tại buổi lễ, GS Minh cũng đại diện nhà trường trao tặng bằng khen cho các tân sinh viên là học sinh giỏi quốc tế, quốc gia và thủ khoa đầu vào năm 2019.
Thanh Hùng
- Sau khi trượt Trường ĐH Đồng Nai do trường xác định điểm chuẩn cao, Nguyễn Minh Quân cho hay đã được Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận vào học.
" alt=""/>“Sinh viên mà suốt ngày để hết tâm trí vào cái ăn, cái mặc thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược”