Thu Minh tung hình ảnh 'rượu chè'

Thể thao 2025-01-16 03:52:12 37136

-  Đang trong thời kỳ bầu bí nhưng Thu Minh vẫn cho ra mắt một sản phẩm âm nhạc mới.

Hồ Quỳnh Hương nói gì về cô bé Theìnhảnhrượuchèlịch đá mu Voice Kids hát rong, bán kẹo kéo?
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/18a693323.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bayern Munich, 0h30 ngày 12/1: Cú vấp đầu tiên

{keywords}Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân, rất nguy hiểm


Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc nấm từ các ổ nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu từ da, mô mềm, cơ xương khớp, qua đường tiêu hoá như viêm ruột, nhiễm khuẩn đường mật, áp xe gan; qua đường hô hấp như viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi; qua hệ tiết niệu như viêm mủ bể thận, ứ mử bể thận; qua hệ thần kinh như viêm màng não mủ, áp xe não...

Theo BS Cấp, một nhiễm khuẩn tại chỗ (ví dụ viêm phổi, nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu...), nếu cơ thể không khu trú được, thì vi khuẩn lan tràn ra toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.

Hay có những trường hợp vi khuẩn có độc lực cao (ví dụ liên cầu lợn, não mô cầu) ngay khi mới xâm nhập cũng có thể lan tràn toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.

Hoặc có những mầm bệnh đặc tính của nó là không gây nhiễm trùng tại chỗ mà gây nhiễm trùng toàn thân luôn như ricketsia, leptospira...

Những ai dễ bị nhiễm trùng huyết?

Nhiễm khuẩn huyết có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng hay gặp và dễ diễn biến nặng hơn ở những nhóm người có sức đề kháng yếu: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi.

Hoặc những người mắc bệnh mãn tính như: Tiểu đường, bệnh thận hoặc phổi, ung thư; những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra những người bị viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu trên, viêm mô tế bào, u nhọt, người có vết thương hở hoặc các bệnh nhân phải bơm truyền tĩnh mạch, ống thở... cũng có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn những người khác.

Có thể phát hiện sớm không?

Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm trùng huyết rất đa dạng vì quá trình phát triển bệnh không những phụ thuộc vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên đây là bệnh không có chiều hướng tự khỏi, nếu không được điều trị, diễn tiến sẽ ngày càng nặng.

Căn cứ theo thể lâm sàng, nhiễm khuẩn huyết có thể chia thành 4 thể: Thể kịch phát (tiến triển trong 1 tuần); thể cấp tính (1-4 tuần); thể bán cấp (3-6 tháng); thể mãn tính (1 hay vài năm). Trong đó thể kịch phát tiến triển dữ dội, triệu chứng nhiễm độc rất nặng kèm theo truỵ mạch.

Ở thể cấp tính, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng với triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân với các ổ di căn.

Ở giai đoạn này, nếu nhiễm khuẩn toàn thân nặng, bệnh nhân hay có triệu chứng sốt cao 39-41 độ, có khi liên tục nên dễ bị nhầm sốt virus; có gai rét và nhiều cơn rét run trong ngày (tương ứng lúc vi khuẩn tràn vào máu)

Ngoài ra có thể có tình trạng da xanh tái, phớt vàng, mặt hốc hác, vẻ mặt nhiễm trùng rõ. ở da thường thấy có ban: Ban dát sẩn, mụn mủ hoặc ban xuất huyết, hoại tử...

Khi nhiễm khuẩn thứ phát, sẽ xuất hiện nhiễm khuẩn tại các cơ quan đó như viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng tim, viêm cơ tim, áp xe gan, viêm đài bể thận, viêm màng não, áp xe não...

Ở thể bán cấp và thể mãn tính: Bệnh kéo dài từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm khuẩn từng đợt tung vào máu. Bệnh nhân suy kiệt dần và tử vong cao.

Một số thông tin cho rằng, khi bị nhiễm khuẩn huyết có tình trạng nước tiểu giảm mạnh, tuy nhiên BS Cấp cho biết, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tổn hại ở nhiều cơ quan, tình trạng giảm nước tiểu nếu có chỉ là một biểu hiện phản ánh thận bị tổn thương.

Do dấu hiệu không đặc hiệu, rất khó phát hiện sớm, BS Cấp khuyến cáo, khi người dân có triệu chứng sốt hay nhiều biểu hiện khác mà tự chữa, điều trị tại nhà không thấy đỡ hoặc diễn tiến nặng hơn thì phải đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên và mức độ diễn biến bệnh.

Về tỉ lệ tử vong, BS Cấp cho biết, tùy độc lực của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sức đề kháng của bệnh nhân cũng như việc bệnh nhân được chẩn đoán, xử trí sớm và phù hợp, trình độ và khả năng cung cấp thuốc, trang thiết bị và các can thiệp hồi sức của cơ sở y tế, tỉ lệ này dao động từ 20-50%. Nếu sốc nhiễm khuẩn, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 40-60%.

Biến chứng nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn

Biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn huyết là sốc nhiễm trùng. Khi bị sốc nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ sốt cao trên 38 độ hoặc hạ thân nhiệt dưới 36 độ, nhịp nhanh, thở thanh, ngoài ra sẽ có số lượng bạch cầu tăng trên 10.000/ml máu, suy thận, suy hô hấp, suy gan, giảm số lượng tiểu cầu, rối loạn đông máu, nhiễm toan chuyển hoá, tăng đường máu...

Trường hợp có tiến triển suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng. Nếu lactat máu tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc.

Nếu ở giai đoạn nhiễm trùng huyết sớm, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh khỏi hoàn toàn, thì ở giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, điều trị khó khăn hơn nhiều.

Để điều trị sốc nhiễm khuẩn, theo phác đồ của Bộ Y tế yêu cầu truyền dịch sớm và nhanh ngay khi có tụt huyết áp. Sau khi bù dịch đủ, dùng thuốc vận mạnh để tăng huyết áp,

Tại BV, bác sĩ sẽ chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh hoặc corticoide để giảm viêm kết hợp kiểm soát đường máu, điều trị dự phòng các biến chứng, đồng thời cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục hoặc phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng...

Phòng bệnh

Khi có các ổ mủ, áp xe, cần điều trị triệt để, người bệnh không tự nặn, trích sớm mụn nhọn, nhất là các nốt đinh râu.

Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột...)

Khi điều trị trong bệnh viện, cần đảm bảo vô trùng khi làm các phẫu thuật, thủ thuật để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.

Thúy Hạnh

Căn bệnh khiến trạm trưởng và 2 người ở Hà Tĩnh tử vong, nhầm tưởng là sốt virus

Căn bệnh khiến trạm trưởng và 2 người ở Hà Tĩnh tử vong, nhầm tưởng là sốt virus

 - Chỉ trong một thời gian ngắn, có khoảng 3 bệnh nhân (trong đó có 1 người là trạm trưởng trạm y tế xã) ở Hà Tĩnh tử vong bởi bệnh nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, nạn nhân và người nhà chủ quan, nhầm tưởng đó là sốt virus.  

">

Căn bệnh nhầm tưởng sốt virus giết chết 3 người ở Hà Tĩnh thực chất là bệnh gì?

Thị trường bất động sản năm 2023 có nhiều điều kiện, cơ hội với nhiều điểm sáng để phát triển an toàn, lành mạnh (Ảnh: Hoàng Hà) 

Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cho rằng, bất động sản 2023 sẽ có chuyển biến tích cực hơn, tâm lý nhà đầu tư hồi phục khi thị trường đã xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan.

Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm nay thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc nới hạn mức (room) tín dụng thêm 1,5-2%, sẽ có 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế kể từ nay đến hết năm được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản đang gặp khó.

Đánh giá về vấn đề này, trao đổi với báo chí, TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV lạc quan rằng, động thái này sẽ tạo ra niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư sẵn sàng "xuống tiền" trở lại cũng như kích thích những dòng tiền khác tạo ra động thái tích cực trúng nhiều đích.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay, dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng. Điều này giúp chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.

Tháng 11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản. 

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp đánh giá, đề xuất của Tổ công tác và Bộ Xây dựng, ngày 14/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể.

Ngày 6/1 mới đây, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 01 của Chính phủ để định hướng phát triển kinh tế xã hội của năm 2023, trong đó có những chủ trương để giải quyết vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu kỳ vọng, với những động thái phản ứng kịp thời của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng, đây sẽ là một tổ đặc nhiệm để một giai đoạn ngắn hạn xử lý ngay những vấn đề cấp bách. 

Nhà ở xã hội đổ bộ nguồn cung, khơi thông thanh khoản 

Nhà ở xã hội được đánh giá là một trong những điểm sáng sẽ giúp thị trường bất động sản năm 2023 hồi phục và phát triển.

Trong năm 2022, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng xác định mục tiêu 570.000 căn nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thời gian tới, sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về sửa đổi các luật liên quan, qua đó cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội với nhiều chính sách ưu đãi. Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Xây dựng cho rằng nếu thực hiện được đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đang trình Thủ tướng xem xét phê duyệt thì nguồn cung và giá nhà ở xã hội sẽ phù hợp hơn.

Chuyên gia bất động sản cho rằng, đây sẽ là chìa khoá để giải bài toán thanh khoản cho thị trường. Phân khúc bình dân và trung cấp sẽ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ bởi đây là phân khúc vẫn luôn có nhu cầu cao trên thị trường.

Nhận định về thị trường bất động sản 2023, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, mặc dù thị trường bất động sản vừa trải qua một quãng thời gian đầy khó khăn, thách thức; tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2023 có rất nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển an toàn, lành mạnh. 

Trong đó, các cơ chế, chính sách, giải pháp quan trọng đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong năm 2021-2022. Việc thành lập Tổ công tác để khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản cũng như những chính sách được ban hành trong thời gian tới sẽ giúp cho các địa phương, các doanh nghiệp xử lý được các tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản trong thời gian qua, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. 

'Rã đông' bất động sản: Chủ đầu tư hạ giá nhà hợp lý, dân sẽ bỏ tiền muaSau 5 năm giá nhà tăng liên tục, thị trường bất động sản hiện nay rơi vào cảnh trầm lắng, doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi…">

Bất động sản 2023 đón nhiều tín hiệu lạc quan sau một năm sốt nhanh hạ nhiệt sốc

Nhận định, soi kèo Sagrada Esperanca vs Pyramids, 23h00 ngày 11/1: Vé sớm cho Pharaon

{keywords}Vụ cháy khiến anh Cường và con gái 1 tuổi tử vong

Được biết, gia đình anh Cường, chị Hòa là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của xã. Anh vốn ở nhà đi chạy máy cày thuê, còn chị đi làm công nhân cho công ty giày da Annora Việt Nam. Hôm xảy ra sự việc là ngày chị làm ca 1. Buổi chiều hôm đó, chị tranh thủ ra đồng làm ruộng, chồng ở nhà sửa máy cày. Lúc này máy hết dầu, chị đi hỏi vay 2 triệu đồng mua dầu cho chồng sửa máy để kịp làm đất. Vừa về tới cổng, chị đã thấy mọi người gọi vào nhanh đưa con đi cấp cứu.

{keywords}
Cứu bố và em trong đám cháy, cháu Hoàng An bị bỏng toàn thân

“Tôi chạy nhanh vào trong sân thì thấy cháu Hoàng An đang nằm co quắp, quần áo trên người đã cháy hết. Tôi không nghĩ được gì, liền bế cháu lên xe đưa đi vào viện cấp cứu. Khi đó cháu còn thều thào "mẹ ơi con đau lắm". Tiếng gọi mẹ trong tuyệt vọng đó giờ tôi còn ám ảnh và thương con quá”, chị Hòa kể trong nước mắt.

{keywords}
Chị Hòa đau đớn vì cùng một lúc mất đi cả chồng và con gái

Gạt nước mắt, chị nói tiếp, lúc đưa con đi viện do không mang theo điện thoại để liên lạc nên không biết sự việc ở nhà như thế nào. Mãi đến sáng hôm sau mới nhận được thông tin từ người thân là chồng và con gái 1 tuổi đã chết. "Lúc đó tôi như ngã khụy. Lo xong thủ tục ở viện cho con, tôi lại cấp tập quay về lo hậu sự cho hai bố con", chị nức nở.

Theo chị Hòa, nơi xảy ra cháy là phòng học của cháu Thịnh (con trai đầu). Căn phòng này trước đây là bếp nấu ăn của gia đình, mới đây nhà anh chị xây bếp ra bên ngoài nên tận dụng lại làm phòng học cho con. Đến bây giờ gia đình cũng không rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra cháy như vậy.

{keywords}
Lấy nước dập đám cháy cứu bố và các em, cháu Lê Trọng Hoàng Thịnh cũng bị bỏng ở hai chân

Anh Lê Trọng Định (anh trai của anh Cường), nhà ở gần đó cho biết, trước khi xảy ra sự việc, hai chị em An và N. vừa từ nhà anh trở về. Cháu Thịnh đang nấu ăn ở nhà bếp bên ngoài thì phát hiện có khói bốc ra từ trong nhà. Cháu vội đi múc nước tìm cách dập lửa. Khi người dân phát hiện sự việc, chạy tới ứng cứu thì đã thấy An, N. đang nằm ở ngoài hè, toàn thân cháy hết quần áo. Trong phòng, anh Cường đã bị cháy đen nằm bất động.

{keywords}
Toàn bộ đồ đạc, sách vở trong phòng bị cháy
{keywords}
Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc

“Khi tôi chạy đến thì đã thấy 2 cháu nằm ngoài hè. Khi xảy ra cháy, cháu N. (1 tuổi) chạy vào với bố, thấy vậy cháu An vào kéo được em ra ngoài thì cả hai chị em đều đã bỏng nặng. Lúc này thằng anh đang múc từng chậu nước để dập lửa nên cũng bị bỏng ở hai bàn chân”, anh Định kể lại.

Một lúc mất đi hai người thân, con gái vì cứu em mà bỏng nặng, chị Hoà vô cùng đau khổ. Hiện hai chân của cháu An đã bị hoại tử, toàn bộ cơ thể bị bỏng nặng, mặt và mắt sưng phù, buộc phải chuyển tuyến ra Hà Nội cấp cứu, điều trị.

{keywords}
Các cơ quan, đoàn thể đến thăm hỏi chia buồn cùng gia đình chị Hòa

Sau khi sự việc xảy ra, ông Hà Xuân Thành, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, cùng công đoàn các cấp đã đến thăm hỏi, động viên gia đình 5 triệu đồng.

Đại diện Công ty TNHH giày Annora Việt Nam nơi chị Hòa làm việc cũng đến trao 5 triệu đồng, đồng thời công đoàn của công ty đang vận động công nhân quyên góp, hỗ trợ để gia đình vượt qua khó khăn. Rất mong hoàn cảnh gia đình chị Hoà, bé An nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.

Lê Dương 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Hoàng Thị Hoà, khu phố Xuân Nguyên, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá. SĐT 0979388849
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộMS 2022.010 (gia đình chị Hoà)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.">

Cứu bố và em trong đám cháy, bé gái 7 tuổi ở Thanh Hóa bị bỏng nặng

Những con số báo động về thực trạng bệnh đái tháo đường

Mỗi năm, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt ở các quốc gia tiên tiến. Dựa vào số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2021, thế giới có 537 triệu người ở độ tuổi từ 20-79 đang chung sống với căn bệnh này. Con số này dự kiến sẽ đạt mức 783 triệu người vào năm 2045. Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, tần suất bệnh đái tháo đường ước tính sẽ tăng khoảng 78,5% từ năm 2017-2045 (3,53 dao động lên 6,3 triệu người mắc trong giai đoạn này).

Trước thực trạng trên, việc tìm ra liệu pháp, loại thuốc kiểm soát căn bệnh này trở nên cấp bách. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hội Đái tháo đường Việt Nam, tiêm Insulin là một trong các bước điều trị đái tháo đường an toàn, ngăn ngừa các biến chứng và được nhiều chuyên gia y tế định hướng điều trị sớm. Tiêm điều trị đái tháo đường bằng Insulin là phương pháp kiểm soát đường huyết tối ưu. Nếu trì hoãn không dùng Insulin, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn tật hoặc nguy hiểm tính mạng.

Hội Nội Tiết & Đái Tháo Đường Việt Nam hợp tác cùng công ty embecta Việt Nam giải quyết nỗi lo cho người bệnh đái tháo đường

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, Insulin là phương pháp điều trị cần thiết, được các chuyên gia y tế lựa chọn, tư vấn khi giai đoạn bệnh tiến triển. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể tiếp xúc với các thông tin hay hướng dẫn tiêm insulin đúng cách tại nhà.

Tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin” được biên soạn dưới sự chỉ đạo của Hội Nội Tiết & Đái tháo đường Việt Nam. Ban Cố Vấn khoa học và Ban Soạn thảo là những Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.

Các chủ đề được đề cập trong tài liệu bao gồm: các chỉ định cho các liệu pháp tiêm đặc biệt liệu pháp Insulin; kỹ thuật tiêm đúng; các vấn đề liên quan đến liệu pháp tiêm như việc bảo quản thuốc, các vấn đề an toàn, các biến chứng tiềm ẩn, các quần thể đặc biệt và thách thức tâm lý xã hội.

Dự kiến, ấn phẩm “Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin” - Forum for Injection Technique Việt Nam  (FIT Việt Nam) sẽ được phát hành chính thức vào quý I năm 2023.

GS.TS.BS Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hội Nội Tiết & Đái Tháo Đường Việt Nam nhận định “ Thông qua hợp tác giữa công ty TNHH embecta Việt Nam và Hội Nội tiết & Đái Tháo đường Việt Nam, việc triển khai xây dựng tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin” (FIT Việt Nam) sẽ giúp cho các chuyên gia y tế nói chung và chuyên ngành Nội tiết nói riêng, cập nhật đầy đủ thông tin, kiến thức và quy trình thăm khám, kỹ thuật tiêm Insulin trong điều trị đái tháo đường. Những kiến thức về tiêm Insulin sẽ được chuẩn hoá để giúp cán bộ y tế đào tạo và hướng dẫn lại cho những bệnh nhân. Như vậy, khi về nhà, bệnh nhân làm đúng sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng về lâu dài”.

Trong khuôn khổ chương trình ký kết hợp tác, các bên đã có nhiều chia sẻ về các nội dung xoay quanh căn bệnh đái tháo đường như nhu cầu của bệnh nhân, các rào cản khi bệnh nhân bắt đầu điều trị bệnh, tầm quan trọng của kỹ thuật tiêm Insulin đúng, những cam kết trong tương lai dành cho bệnh nhân Đái Tháo đường tại Việt Nam. 

Hội Nội Tiết Đái tháo đường Việt Nam 

Địa chỉ: Khoa Nội Tổng hợp - Lão khoa, Bệnh viện Trung ương Huế, số 16 Lê Lợi, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Website: www.vade.org.vn

Công ty TNHH embecta Việt Nam 

Địa chỉ: Số 2, đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Website: www.embecta.com 

Doãn Phong

">

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin cho bệnh nhân đái tháo đường  

Ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM được cho là không bất ngờ. 

Theo bác sĩ Khanh, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia đã ghi nhận bệnh đậu mùa, biện pháp phòng ngừa lây nhiễm với đối tượng MSM (cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới) vẫn rất hiệu quả. 

“Việc Việt Nam ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ không có gì bất thường", ông nói.

Cùng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng khoa Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, người dân nên bình tĩnh vì bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan. 

Bà lý giải, bệnh Covid-19 có đường lây chính là hô hấp nên mức độ lây lan rất cao và dễ. Nhưng với đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, từ đó dịch của nốt đậu mới truyền qua người lành và gây bệnh. 

“Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh đậu mùa khỉ, không nên hoang mang", bác sĩ Vân Anh chia sẻ. 

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là phát ban trên da, có thể tự khỏi sau 2-4 tuần nếu hệ miễn dịch tốt và triệu chứng nhẹ.

Khoảng 99% trường hợp mắc đậu mùa khỉ trên thế giới là ở nam giới và 98% trong số đó liên quan đến nam quan hệ tình dục đồng giới.

Kịch bản ứng phó đậu mùa khỉ tại Việt Nam

Hồi tháng 8, Bộ Y tế cho biết đang xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch đậu mùa khỉ tại Việt Nam. Cụ thể:

Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Các bệnh viện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các giai đoạn, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện cho phòng chống dịch.

Xây dựng quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ; Điều trị các ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo chỉ đạo…

Tình huống 2: Có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam

Tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; Cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở;…

Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng 

Mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; Sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết; Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh

Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu đẩy mạnh giám sát đậu mùa khỉ tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có các cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS.

Khuyến cáo của Bộ Y tế về biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. 

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh. 

">

Ca đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ở TP.HCM, bác sĩ nói gì?

友情链接