您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Nữ Hwacheon KSPO vs Nữ Sejong Sportstoto, 17h00 ngày 24/4: Lật ngược lịch sử
Giải trí85人已围观
简介 Hồng Quân - 23/04/2025 17:37 Hàn Quốc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
Giải tríHồng Quân - 24/04/2025 22:05 Nhật Bản ...
【Giải trí】
阅读更多Ngăn ngừa căn bệnh ung thư đứng hàng đầu tại Việt Nam như thế nào?
Giải tríBệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện K (Ảnh: PV).
Cùng quan điểm này, BS Nguyễn Thị Thúy Vân, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, viêm gan virus B và C là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, căn bệnh này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 6,6 triệu người mắc viêm gan B và 900.000 người nhiễm viêm gan C mạn tính.
"Viêm gan B và C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Một giám sát ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2018 cho thấy trong số bệnh nhân mới chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thì 66% có viêm gan B và 21% có viêm gan C", BS Vân nói.
Bên cạnh căn bệnh viêm gan virus B, yếu tố thứ 2 làm gia tăng tỷ lệ mắc căn bệnh này đó là nhiều người có thói quen sử dụng rượu bia thường xuyên. Các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. cũng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư gan.
Kiểm soát viêm gan B, C tiến triển thành ung thư như thế nào?
Giải thích về cơ chế viêm gan virus B, C tiến triển thành ung thư, BS Vân cho biết, hai căn bệnh này được ví như "sát thủ thầm lặng" vì nó cứ âm thầm gây ra các tác động nguy hại cho sức khỏe.
"Virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến từ viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan", BS Vân nói.
Một trường hợp viêm gan B tiến triển dẫn đến suy gan do người bệnh bỏ điều trị, uống thuốc truyền miệng (Ảnh: PV).
Tuy nhiên, biến chứng này chỉ đến sớm khi bệnh nhân virus viêm gan B, C không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Theo ước tính, từ khi nhiễm Viêm gan B, C đến khi hình thành ung thư là 20 đến 30 năm.
Vì thế, chuyên gia khuyến cáo, mọi bệnh nhân viêm gan virus B, C cần phải được điều trị, theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Việc điều trị viêm gan B là kéo dài suốt đời, bệnh nhân cần tái khám, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân sốt ruột, không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc... gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy gan cấp, xơ gan cổ chướng, ung thư gan.
Ung thư gan có thể phát hiện sớm nhờ sàng lọc
Theo chuyên gia Bệnh viện K, nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn, là do bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn sớm.
Siêu âm định kỳ 6 tháng/lần là một phương pháp sàng lọc, cho phép phát hiện khối u gan khi còn rất nhỏ (Ảnh: PV).
Ở giai đoạn đầu, ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Có những bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải; trướng bụng, vàng da, củng mạc mắt… nhưng thường bị bỏ qua.
Đến khi bệnh biểu hiện nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, bụng trướng, nước tiểu sẫm màu, vàng da, sụt cân không rõ nguyên nhân... đến viện khám, khối u đã lớn, thậm chí di căn.
Vì thế, việc tầm soát chủ động rất có ý nghĩa phát hiện sớm căn bệnh này. Cách đơn giản, không độc hại là tầm soát bằng siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng/lần đối với người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C, …). Các bác sĩ có thể phát hiện được các khối u tương đối nhỏ.
Khi nghi ngờ có ung thư gan, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang, sinh thiết gan…
Trong trường hợp khối u cư trú ở giai đoạn sớm, phẫu thuật có thể giải quyết được triệt để và bệnh nhân có thể sống thêm nhiều năm mà không tái phát, có những bệnh nhân điều trị ổn định 5-30 năm, có thể đánh giá là khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, hãy phòng nguy cơ lây nhiễm các bệnh viêm gan virus, bằng cách tiêm ngừa vắc xin viêm gan B; hạn chế bia rượu; ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn.
Ung thư gan chữa được nếu phát hiện sớm. Có rất nhiều cách chữa trị như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, xạ trị, hóa trị...
">...
【Giải trí】
阅读更多Nam sinh suýt mất tinh hoàn vì bệnh hay gặp khi trời trở lạnh
Giải tríTình trạng xoắn tinh hoàn (Ảnh: Getty).
Tại bệnh viện, qua khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy tinh hoàn trái của bệnh nhân treo cao, xoay trục, ấn vào đau chói, trên siêu âm có hình ảnh xoắn tinh hoàn.
Cụ thể, tinh hoàn và mào tinh hoàn, thừng tinh đoạn dưới vị trí xoắn mất tín hiệu mạch máu nuôi dưỡng trên phổ doppler. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn.
"Từ lúc bệnh nhân vào viện đến lúc bắt đầu tiến hành mổ chỉ khoảng hơn một tiếng. Quá trình thăm khám diễn ra rất nhanh và chúng tôi xác định mổ càng sớm càng tốt.
Trong quá trình mổ các bác sĩ nhận thấy thừng tinh xoắn 3 vòng, tinh hoàn tím. Ca phẫu thuật tháo xoắn thành công, thấy tinh hoàn hồng trở lại, bác sĩ quyết định bảo tồn và cố định hai bên tinh hoàn, đề phòng tái phát", ThS.BS Trịnh Kiên Cường, khoa Nam học chia sẻ.
Sau mổ 24 tiếng, bệnh nhân được khám và siêu âm doppler mạch máu thấy mạch nuôi tinh hoàn đã có trở lại, hai bên nhu mô tưới máu tốt, sức khỏe ổn định, không còn đau đớn.
Đừng bỏ lỡ "thời gian vàng" để xử trí xoắn tinh hoàn
BS Cường cho biết: "Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn, dẫn đến phù nề, xung huyết.
Nếu không được cấp cứu, chẩn đoán cũng như xử lý kịp thời thì người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ hoại tử tinh hoàn hoặc biến chứng teo tinh hoàn do thiếu máu nuôi dưỡng".
BS Cường và ekip phẫu thuật cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Mặc dù đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trên thực tế, xoắn tinh hoàn thường gặp trong các tình huống trước hoặc trong tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh, dẫn đến kích thích cơ bìu co thắt hoặc có các bất thường về cấu trúc của tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vào ban đêm hoặc rạng sáng với triệu chứng xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn, kèm theo đau bìu, sưng bìu, đỏ vùng da bìu tương ứng, đau vùng bụng dưới và nôn.
Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn ở lứa tuổi thanh niên có thể chỉ gây đau nhưng không nhiều khiến nhiều nam giới trẻ chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu và thường đến viện quá trễ. Hệ quả của việc điều trị xoắn tinh hoàn muộn sẽ rất nặng nề.
"Tinh hoàn có khả năng bảo tồn phục hồi trên 90% khi xử lý sớm trong vòng 6 giờ, 70% trước 10 giờ và sau 10 giờ chỉ còn 10%", BS Cường chia sẻ thêm.
Để tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra, BS Cường nhấn mạnh, nam giới khi có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ xoắn tinh hoàn, người bệnh nên nhập viện để được cấp cứu sớm, tránh nguy cơ điều trị muộn hoặc sai phương pháp có thể buộc phải cắt bỏ tinh hoàn.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs Madura United, 19h00 ngày 24/4: Tưng bừng bàn thắng
- Tỷ lệ bác sĩ tại Việt Nam thấp hơn nhiều mức trung bình thế giới
- Bí quyết để phụ nữ sở hữu làn da tươi trẻ
- U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không?
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza EC, 09h00 ngày 24/4: Vững ngôi đầu
- Giải mã “cơn sốt” nâng mũi Perfect line
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
-
Khi trẻ xuất hiện u giáp thì tỷ lệ gặp ung thư cao hơn ở người lớn (Ảnh: Science).
Theo Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không xác định được giống như người lớn.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp trẻ em bao gồm:
- Tiền sử tiếp xúc tia xạ, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi là nhạy cảm nhất.
- Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, thiếu iod.
- Yếu tố di truyền (Gặp trong các hội chứng đa u tuyến nội tiết, hội chứng Cowden, Carney complex,…).
Triệu chứng cảnh báo trẻ mắc ung thư tuyến giáp
Trẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe.
Biểu hiện lâm sàng của ung thư tuyến giáp trẻ em thường là:
- Khàn tiếng.
- Khối sưng phồng vùng tuyến giáp .
- Hạch cổ.
Điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em như thế nào?
Điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em thường áp dụng là cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ do khối u lớn, xâm lấn tổ chức xung quanh và di căn hạch cổ.
Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ 131.
Mặc dù ung thư tuyến giáp trẻ em thường phát hiện muộn, khi đã có di căn hạch vùng cổ, nhưng điều trị phẫu thuật tuyến giáp kết hợp với iod phóng xạ 131 cho tiên lượng tốt. Tỷ lệ khỏi bệnh cao tương đương ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa ở người lớn.
Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp trẻ cần khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần, được kiểm tra vùng cổ và nội soi thanh quản đánh giá di động dây thanh. Cần cho trẻ khám ngay khi xuất hiện khối sưng phồng vùng cổ, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khàn tiếng.
Đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ như tiền sử tiếp xúc tia xạ vùng đầu cổ, thiếu iod, tiền sử bệnh tuyến giáp hay gia đình có bệnh ung thư tuyến giáp, gia đình có hội chứng di truyền thì trẻ cần được khám tuyến giáp định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu phát hiện có u tuyến giáp, tùy theo mức độ nghi ngờ trên siêu âm mà bác sĩ khuyến cáo chọc hút kim nhỏ xét nghiệm giải phẫu bệnh ngay hoặc theo dõi và khám lại sau 3-6 tháng hoặc 6-12 tháng.
" alt="Triệu chứng cảnh báo trẻ mắc ung thư tuyến giáp">Triệu chứng cảnh báo trẻ mắc ung thư tuyến giáp
-
Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để quản lý tốt đường huyết (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ
Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, khiến cơ thể đói và có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa sau, làm tăng nhanh lượng glucose trong máu.
Người bệnh nên ăn đều đặn 3 bữa chính và thêm bữa phụ nếu cần, để duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng vọt đường huyết sau ăn.
Tiêu thụ đồ uống có đường
Nước ngọt, trà sữa, nước ép trái cây chứa nhiều đường dễ hấp thụ, làm tăng đường huyết ngay lập tức. Một lon nước ngọt có thể làm đường huyết tăng đáng kể chỉ sau 30 phút.
Người bệnh nên tránh đồ uống có đường, thay vào đó là nước lọc, trà thảo mộc hoặc cà phê đen không đường.
Ăn khẩu phần quá lớn
Lượng thức ăn quá nhiều, kể cả thực phẩm lành mạnh như trái cây và ngũ cốc, cũng có thể làm tăng đường huyết. Vì thế, người bệnh cần kiểm soát khẩu phần ăn, sử dụng đĩa nhỏ hơn và không nên ăn quá no.
Không uống thuốc đúng liều
Việc quên uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Các nguyên tắc ăn uống hỗ trợ ổn định đường huyết
Để duy trì đường huyết ổn định, người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:
Kết hợp bữa ăn đa dạng
Kết hợp carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để giảm tốc độ tiêu hóa carbohydrate và ngăn ngừa đột biến đường huyết.
Chia nhỏ bữa ăn khi cần
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và 1-3 bữa phụ khi có chỉ định của bác sĩ) giúp duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng đường huyết đột ngột.
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chuyển hóa thành đường, giúp tăng cảm giác no và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh đái tháo đường nên tiêu thụ 25-38gr chất xơ mỗi ngày từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và trái cây ít ngọt.
Uống đủ nước
Đủ nước giúp điều hòa cơ thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Nên chọn nước lọc thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây chứa nhiều đường.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì hoạt động thể chất đều đặn. Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose để sản sinh năng lượng, từ đó giảm đường huyết và giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Người bệnh đái tháo đường nên duy trì thói quen vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga…
Đồng thời, theo dõi đường huyết giúp người bệnh hiểu rõ cách cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm và hoạt động hàng ngày. Từ đó, có thể điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Các sai lầm khác cần tránh
- Không uống thuốc đúng liều: Việc quên uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng quá nhiều thực phẩm có năng lượng cao: Một số thực phẩm như miến, mì ống, bánh mì chứa nhiều carbohydrate dễ làm tăng đường huyết. Người bệnh nên giới hạn hai phần trái cây mỗi ngày và ưu tiên rau xanh không tinh bột.
- Uống đồ uống ngọt để giải khát: Nước ép trái cây và nước ngọt có thể làm tăng đường huyết. Nếu cần, hãy chọn trái cây tươi để có thêm chất xơ.
Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để quản lý tốt đường huyết, tránh các biến chứng nguy hiểm. Điều quan trọng là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn.
Ngoài ra, cần chủ động thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một kế hoạch dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, giúp ổn định đường huyết và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thạc sĩ Trịnh Hồng Sơn
Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế
" alt="Sai lầm trong ăn uống khiến đường huyết tăng vọt">Sai lầm trong ăn uống khiến đường huyết tăng vọt
-
Game bài FA88 có thực sự hấp dẫn và thú vị hay không?
-
Nhận định, soi kèo Ma'an vs Shabab Al
-
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi (Ảnh: Medical News Today).
Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, ung thư phổi loại không tế bào nhỏ chiếm hơn 80% trường hợp, bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy và một số ít là ung thư tế bào lớn.
Diễn tiến âm thầm và tiên lượng xấu là những đặc điểm quan trọng của loại bệnh này. Người bệnh có thể đến khám vì ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau ngực, đau xương...
Điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật như thế nào?
Diện phẫu thuật áp dụng tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u (Ảnh: Internet).
Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình trạng phát triển, xâm lấn của bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:
- Phẫu thuật mổ mở.
- Phẫu thuật cắt phổi trong lồng ngực có video hỗ trợ.
- Phẫu thuật có hỗ trợ bằng robot.
Diện phẫu thuật áp dụng tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi
Cấu tạo phổi bao gồm 2 thùy ở bên phổi phải và 3 thùy ở bên phổi trái. Khi khối u chỉ khu trú ở trong một thùy phổi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thùy phổi có chứa khối u.
Phẫu thuật cắt toàn bộ một bên phổi
Trong trường hợp tế bào ung thư ảnh hưởng đến toàn bộ một bên phổi, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ một bên phổi có tế bào ung thư.
Đây là một phương pháp phẫu thuật phức tạp và bác sĩ sẽ làm các biện pháp kiểm tra chức năng hô hấp phần bên phổi còn lại trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu phần bên phổi còn lại khỏe mạnh, đảm bảo nhu cầu hô hấp của cơ thể khi loại bỏ một bên phổi thì bệnh nhân mới đủ điều kiện để phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi
Khi khối u còn nhỏ và chưa lan ra ngoài phổi, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật này. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh nhân bao gồm: cắt bỏ hình nêm, cắt bỏ đoạn phổi và cắt bỏ gần toàn bộ phổi.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp loại bỏ triệt căn tế bào ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị thêm các liệu pháp bổ trợ như: hóa chất, xạ trị, miễn dịch để tiêu diệt tế bào còn sót lại, phòng ngừa tái phát, di căn sau phẫu thuật.
" alt="Có những loại phẫu thuật điều trị ung thư phổi nào?">Có những loại phẫu thuật điều trị ung thư phổi nào?