Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 gọn nhẹ, không liên hoan, văn nghệ. Ảnh minh họa. |
Sở GD-ĐT đánh giá cơn bão số 12 đã gây ra thiệt hại hết sức nặng nề cho tỉnh Khánh Hòa nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho hay việc ban hành công văn này trong bối cảnh toàn ngành đang tập trung tất cả các nguồn lực để khắc phục hậu quả do cơn bão số 12 gây ra để sớm ổn định hoạt động dạy học. Mặt khác, toàn ngành giáo dục đang chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Do đó, sở đề nghị các trưởng phòng giáo dục, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2017 trang trọng nhưng hết sức gọn nhẹ. Thời gian tổ chức bố trí trong 2 tiết, sau đó tổ chức dạy học bình thường. Đặc biệt không tổ chức văn nghệ, liên hoan,…
Cùng đó, sở này cũng đề nghị không tiếp đón học sinh và phụ huynh đến chúc mừng tại nhà riêng của thầy cô giáo.
Ngoài ra, cần quan tâm thăm hỏi các nhà giáo lão thành, nhà giáo nghỉ hưu có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Thanh Hùng
Gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì không biết mua gì tặng thầy cô. Bởi, yêu cầu đặt ra là món quà cần vừa sang trọng, lịch sự, hữu dụng lại vừa hợp với túi tiền.
" alt=""/>Ngày 20/11 Khánh Hòa không tổ chức văn nghệ, liên hoanTừ khi 3 tuổi, Quỳnh Anh đã sớm bộc lộ thiên hướng nghệ thuật khi bé thường xuyên đam mê hoá trang cosplay thành những cô công chúa Disney, những nhân vật trong truyện cổ tích. |
Bén duyên nghệ thuật từ sớm, gia đình đã cho Quỳnh Anh thử sức và theo học nhiều lớp năng khiếu: mẫu nhí, dancing, piano, MC. Trong đó, Quỳnh Anh thích nhất năng khiếu dancing. Quỳnh Anh đặc biệt yêu thích thời trang, make-up và mong muốn trở thành người mẫu. Cô bé ham học và học tốt, là một trong những bạn nhỏ nổi bật trong lớp. |
Mẹ mẫu nhí chia sẻ: “Blackpink là nhóm nhảy yêu thích của Quỳnh Anh, bên cạnh học tốt văn hoá, Quỳnh Anh mong muốn được thử sức với nhiều loại hình nghệ thuật và được trưởng thành hơn nhờ học tập những thần tượng của bé". |
Quỳnh Anh từng tham gia các chương trình như: Cinderella Fashion show, Vietnam Heritage Fashion show, Gala Đại Tiệc giáng sinh MC PRO 2020, Tinh hoa hội tụ Fashion show, Gene F/ Fashion Show – Giấc mộng Ban mai vai trò Đại sứ truyền thông, Người mẫu trong 2 BST The pink và The Angle của NTK Nguyễn Việt Hưng,... |
Sắp tới, siêu mẫu nhí Quỳnh Anh là gương mặt triển vọng của rất nhiều những chương trình văn hoá, nghệ thuật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. |
Quỳnh Anh được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng nghệ thuật, nghiêm túc thực hiện các dự án như một người làm nghệ thuật chuyên nghiệp. |
Mẫu nhí mong muốn sẽ theo đuổi con đường thời trang chuyên nghiệp. |
Ngân An
Mẫu nhí Cua Thảo My có màn hoá thân đầy ma mị, ấn tượng thành Chú hề ma quái trong bộ ảnh mùa Halloween.
" alt=""/>Mẫu nhí 6 tuổi Suri Quỳnh Anh hoá công chúa nhỏ giữa rừng xanhBà mẹ đau khổ này đã viết một bức thư cho những kẻ đã bắt nạt con trai mình – những kẻ khiến cậu bé phải tự sát.
Felix Alexander, 17 tuổi, đã chết dưới bánh xe của một chiếc xe lửa hồi đầu năm nay sau 7 năm bị bắt nạt, tờ The Sun cho hay. Một cuộc điều tra kết luận Felix đã tự tử sau khi bị bắt nạt trong nhiều năm, đầu tiên là trong các sân chơi thể thao và sau đó là bị chế giễu trên mạng.
Sự việc bắt đầu khi Felix, 10 tuổi. Cậu bị bạn cùng lớp chế giễu khi thừa nhận rằng đã bị cha mẹ cấm chơi trò Call of Duty (một loại game bắn súng). Không thể chịu đựng được cảnh bị cô lập và trêu chọc, Felix chuyển đến trường trung học Pershore hồi tháng 9 năm ngoái nhưng tình trạng bị bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi cậu bé không thể chịu đựng được nữa.
Chị Lucy – mẹ của Felix đã viết một bức thư gửi những kẻ bắt nạt con trai mình, các trường và các vị phụ huynh, giải thích cơn ác mộng mà Felix đã phải chịu đựng.
Dưới đây là toàn bộ bức thư:
Vào ngày 27/4/2016, chúng tôi mất đi đứa con trai 17 tuổi của mình. Nó đã quyết định làm điều đó bởi vì không thể tìm thấy lối đi nào hạnh phúc hơn.
Sự tự tin và lòng tự trọng của thằng bé đã bị xói mòn suốt một thời gian dài do những hành vi bắt nạt trong quãng thời gian ở trường trung học.
Ban đầu là sự thiếu tử tế và cô lập, và trong những năm qua, với sự ra đời của mạng xã hội, sự thiếu tử tế trở nên tàn nhẫn và áp đảo.
Những người chưa từng gặp Felix đã lạm dụng thằng bé thông qua các mạng xã hội và Felix nhận ra rằng mình không thể kết bạn và duy trì các mối quan hệ bạn bè bởi vì thật khó để làm bạn với cậu bé “bị ghét” nhất trường.
Việc đến trường với thằng bé là một cuộc đấu tranh thường nhật.
Con trai chúng tôi đã chuyển trường – một điều mà thằng bé chẳng hề mong đợi, bởi vì mặc dù rất đau khổ nhưng thằng bé cũng cảm thấy rất kinh khủng về những người mà mình không quen. Vì thằng bé tin rằng mình vô dụng nên một ngôi trường khác cũng chẳng có gì khác biệt.
Con trai chúng tôi đã có những người bạn ở ngôi trường mới và có những thầy cô giáo nhìn thấy thằng bé là một người thông minh, tốt bụng và chu đáo.
Tuy nhiên, Felix bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi sự lạm dụng, cô lập và sự độc ác đã từng phải chịu đựng, đến mức thằng bé không thể thấy được rằng có rất nhiều người đang thực sự quan tâm tới mình.
Tôi viết bức thư này không phải để cầu xin lòng thương hại, mà bởi vì còn nhiều đứa trẻ khác cũng giống như Felix - những người đang phải đấu tranh và chúng ta cần thức tỉnh trước thế giới độc ác mà chúng ta đang sống.
Tôi kêu gọi những đứa trẻ hãy luôn sống tử tế, và đừng bao giờ ngó lơ những hành vi bắt nạt.
Hãy là người sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi làm một người bạn tốt.
Tôi từng đọc được rằng “mọi người thường nói những điều vô nghĩa trên mạng xã hội”. Sự độc ác được coi như một “trò đùa”, và bởi vì họ không nhìn thấy hậu quả của những lời nói đó nên họ không tin rằng nó đang gây ảnh hưởng.
Đó là một câu nói mà tôi thấy trên Facebook mới đây và tôi cho rằng nó rất đáng để suy nghĩ, suy nghĩ trước khi đăng tải bất cứ điều gì lên mạng xã hội. Nó có thật không? Có cần thiết không? Có tử tế không?
Con cái chúng ta cần hiểu rằng mỗi hành động đều gây hậu quả và đều khiến ai đó tổn thương, đôi khi là chết người bởi những kẻ được gọi là “anh hùng bàn phím”.
Không phải mọi đứa trẻ đều tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, nhưng chúng có thể có tội khi tạo điều kiện cho người khác làm điều đó.
Chúng có tội khi biết mà không nói, khi không giúp đỡ hoặc kết bạn với những đứa trẻ bị bắt nạt.
Tôi kêu gọi các giáo viên hãy nhận ra những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ đang gặp khó khăn. Điểm thấp hay những hành vi xấu có thể là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang cầu xin sự giúp đỡ.
Hãy lắng nghe những vị phụ huynh khi họ nói về những rắc rối và giám sát các tương tác xã hội của trẻ.
Liệu chúng có đang ngồi một mình trong giờ giải lao hay trong giờ ăn trưa?
Chúng có trầm tĩnh hay ồn ào quá mức?
Tôi không kỳ vọng các giáo viên phải là những nhà tâm lý học nhưng họ có một cái nhìn tổng quan riêng về cuộc sống của bọn trẻ và họ có thể sớm nhận ra một vài khó khăn và có cách giúp đỡ.
Giáo dục là một phần thiết yếu của sự thay đổi. Trẻ em cần thấy được sự tử tế giữa người với người ngay từ khi còn nhỏ.
Hãy kết hợp những bài học giá trị này vào các chương trình PSHE trong những năm đầu tiên đến trường.
Tất cả bọn trẻ đều có điện thoại thông minh từ rất nhỏ và điều quan trọng là chúng cần được hướng dẫn về cách sử dụng một cách có trách nhiệm và tử tế.
Cuối cùng, tôi kêu gọi các bậc phụ huynh. Hãy quan tâm đến những gì con bạn đang làm trên mạng.
Hãy tìm hiểu về ngôn từ mà chúng đang sử dụng trên mạng xã hội và chắc chắn rằng nó phù hợp và tử tế.
Chúng ta đều không muốn nghĩ rằng những đứa trẻ của chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã tàn nhẫn với một đứa trẻ khác, nhưng tôi đã sốc khi những đứa trẻ “tốt” phải chịu trách nhiệm một phần cho nỗi thống khổ của Felix.
Ngay cả khi chúng chỉ nó điều gì đó thật khủng khiếp dù chỉ một lần, và không phải là người duy nhất nói điều gì đó trong tuần đó.
Qúa đơn giản khi nói rằng “Tại sao bạn không ‘block’ chúng? Bạn không cần phải đọc nó!”. Đây là cách mà những người trẻ giao tiếp ngày nay và nhiều đứa trẻ đang thực sự mất khả năng giao tiếp trực tiếp một cách hiệu quả.
Trong một số trường hợp, chúng tôi đã ngăn Felix tiếp xúc với tất cả các mạng xã hội bởi vì nó gây ra quá nhiều đau khổ, nhưng điều đó chỉ làm thằng bé thêm cô độc và cảm thấy rằng đó là một sự trừng phạt chứ không phải là sự bảo vệ.
Hãy nhìn vào Twitter, Instagram, Snapchat, Googlechat và Facebook của con bạn.
Hãy giúp trẻ hiểu rằng nếu chúng đang viết hoặc đăng tải một cái gì đó mà chúng không muốn cho bạn đọc thì nghĩa là chúng không nên làm điều đó. Hãy giúp trẻ tự chỉnh sửa trước khi đăng tải.
Con bạn đang xem thứ gì trên mạng khi nằm trong phòng ngủ? Bọn trẻ đang chứng kiến một hình thức biến dạng của thực tại khi bạo lực và khiêu dâm đang được “bình thường hóa” nhờ sự dễ dàng truy cập.
Chúng ta có trách nhiệm chung trong việc cứu rỗi cuộc đời của những đứa trẻ do hành vi bắt nạt và sự tàn nhẫn.
Bạn có thể thấy rằng có một từ mà tôi đã nhiều lần sử dụng trong bức thư này và tôi không thấy có lỗi khi làm thế.
Từ đó là sự tự tế. Tôi nói điều này trong lễ tang của con trai tôi. Làm ơn hãy luôn tử tế, vì bạn không bao giờ biết được điều gì đang ở trong tim hay trong tâm trí của ai đó.
Cuộc sống của chúng tôi đã bị hủy hoại sau khi mất đi đứa con trai tuyệt vời của mình. Xin đừng để nó xảy ra với bất cứ gia đình nào nữa.