Tiềm năng phát triển lớn
TheânhàngsốViệtNamđốimặthàngloạttháchthứtrận đấu hôm nayo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trao đổi tại Hội thảo “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam” ngày 19/12 tại Hà Nội, các chuyên gia đánh giá trong một thập niên qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển, bùng nổ công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cách thức vận hành của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như thói quen và hành vi của con người. Ngành tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ.
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT hiện nay đang hình thành nên ngân hàng số - xu hướng mới cho ngân hàng bán lẻ tương lai, mang đến những cơ hội mới cho các ngân hàng thương mại (NHTM) nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải vượt qua cho các nhà quản lý.
Trên thế giới, khái niệm ngân hàng số đã dần trở nên phổ biến với khá nhiều chuyên gia từ các tổ chức tài chính quốc tế nghiên cứu về lĩnh vực này, xoay quanh các khái niệm ngân hàng 3.0, digital bank, digital transformation.
Các nghiên cứu đều chung nhận định về xu hướng phát triển ngân hàng số - được coi là tương lai của ngân hàng trong kỷ nguyên số với những thay đổi trong hành vi của khách hàng khi mà các phát minh trong lĩnh vực công nghệ thông tin như thiết bị di động thông minh, mạng xã hội, điện toán đám mây đã thay đổi hành vi con người và xã hội loài người, thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy kết nối và giao lưu văn hóa, kinh tế một cách nhanh chóng và toàn diện.
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới từ năm 2010, tuy nhiên, ngân hàng số là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Với sự phát triển như vũ bão của CNTT và làn sóng số hóa phát triển mạnh mẽ, ngân hàng số có nhiều tiềm năng sẽ trở thành mô hình kinh doanh chủ đạo của các NHTM tại Việt Nam trong tương lai.
Theo thống kê của Công ty We are Social, thời điểm tháng 1/2016, Việt Nam có 47,3 triệu người dùng internet (chiếm 50% dân số), có 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (29 triệu người sử dụng mobile) có 143 triệu điện thoại (chiếm 152% dân số).
Người trưởng thành 55% sử dụng smartphone, 46% có máy tính, 12% có máy tính bảng. Thời gian truy cập Internet hàng ngày qua máy tính 4h39 phút, qua mobile phone 2h25 phút, truy cập mạng xã hội qua các thiết bị khác nhau 2h18 phút. Có 78% người sử dụng Internet sử dụng Internet hàng ngày.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2015 tại Việt Nam, tỷ lệ số đăng ký sử dụng Internet trên 100 dân là 48,3%, tỷ lệ số điện thoại trên 100 dân là 147%.
Đánh giá của Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế BMI 2015 cho thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng internet khá cao (9%/năm), xếp hạng 15 trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có 52% dân số dùng internet, tỷ lệ khách hàng của các hệ thống NHTM tại Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng số như mobile, internet banking chiếm khoảng 44%.
Từ thống kê trên, có thể thấy Việt Nam có tiềm năng to lớn phát triển ngân hàng số. Tuy nhiên, ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác biệt, rất mới so với mô hình ngân hàng truyền thống từ phương thức thiết kế sản phẩm, chính sách, quy trình sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng… Chính vì vậy, nền tảng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của ngân hàng số sẽ rất quan trọng.
Về khung khổ pháp lý tại Việt Nam, vấn đề liên quan tới các dịch vụ ngân hàng số (văn bản điện tử, chữ ký số, an ninh bảo mật...) vẫn còn chưa thật sự thuận lợi. Cung cấp dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân; phòng chống gian lận trong kinh doanh...