Nhận định, soi kèo Botosani vs Otelul, 22h30 ngày 15/7: Khó cho khách
Hư Vân - 15/07/2024 04:30 Nhận định bóng đá g kết quả thi đấu ngoại hạng anhkết quả thi đấu ngoại hạng anh、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Valur vs Vikingur, 2h15 ngày 29/4: Thăng hoa
2025-05-02 10:05
-
Intel châm ngòi ‘đại chiến’ những gã khổng lồ bán dẫn
2025-05-02 09:33
-
Girls on Top tập hợp những nữ idol hàng đầu của SM. Ảnh: Handout.
Girls on Top là nhóm nhạc nữ K-pop trực thuộc công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc SM Entertainment. Nhóm mới ra mắt vào ngày 1/1, nhưng 7 thành viên không xa lạ gì với người hâm mộ K-pop, bao gồm “Nữ hoàng K-pop” Boa, hai người đẹp của Girls' Generation là Taeyeon và Hyoyeon, Wendy và Seulgi đều đến từ Red Velvet, cùng với và Winter và Karina của aespa.
Mới hoạt động gần một năm, nhóm phát huy tối đa danh tiếng của từng nữ idol để đạt được vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Bằng chứng là kiếm được số tiền đáng nể 55,2 triệu USD, giữ hạng 3 trong danh sách nhóm nhạc nữ K-pop giàu nhất năm 2022.
BlackPink - 62 triệu USD
BlackPink trong MV Pink Venom. Ảnh: YouTube.
BlackPink được cho là nhóm nhạc nữ K-pop thành công nhất từ trước đến nay. Tháng 9, nhóm trở lại đường đua âm nhạc với album phòng thu thứ hai Born Pink. Người hâm mộ lo sợ đây có thể là album cuối cùng của nhóm khi lễ kỷ niệm 7 năm ra mắt sắp diễn ra vào năm tới. Nhiều nhóm nhạc đình đám như Sistar, 4Minutes và 2NE1 đều tan rã sau cùng một khoảng thời gian, khiến nhiều người càng tin vào “lời nguyền bảy năm” nổi tiếng trong K-pop.
Bất kể điều đó, 2022 vẫn là năm đáng nhớ đối với 4 cô gái nhà YG. Các sản phẩm âm nhạc và chuyến lưu diễn Born Pinkliên tục lập các kỷ lục về doanh thu, lượng người truy cập. Bên cạnh đó, các hợp đồng “béo bở” với những thương hiệu hàng đầu như Dior, Calvin Klein và Samsung… cùng các hoạt động trên Instagram và YouTube mang đến cho BlackPink khoản thu khổng lồ trong năm 2022. SCMP Styleước tính BlackPink kiếm được tổng cộng 62 triệu USD.
Girl’s Generation - 100 triệu USD
Không hoạt động nhiều, Girl’s Generation vẫn là nhóm nhạc nữ hàng đầu K-pop. Ảnh: IG.
Dù không hoạt động nhóm sôi nổi như thời kỳ đỉnh cao, Girl’s Generation vẫn giữ được vị thế mà nhiều nhóm nhạc nữ K-pop mơ ước. Tháng 8, các cô gái nhà SM phát hành album kỷ niệm 15 năm kể từ khi ra mắt, Forever 1. Đây là dự án đầu tiên của họ sau 5 năm, kể từ Holiday Nightnăm 2017.
Năm 2007, SM Entertainment giới thiệu với công chúng nhóm nhạc nữ mới có tên Girls' Generation, còn được gọi là SNSD. Ban đầu nhóm bao gồm chín thành viên bao gồm Taeyeon, Sunny, Tiffany, Hyoyeon, Yuri, Sooyoung, Yoona, Seohyun và Jessica. Sau đó, Jessica rời nhóm. Họ là đại diện tiêu biểu thế hệ thần tượng thứ hai của K-pop, được công chúng gọi bằng danh xưng “Nhóm nhạc nữ quốc dân".
Theo Koreaboo, năm 2020, Girls' Generation trở thành nhóm nhạc nữ thứ hai trên thế giới bán được hơn 100 triệu bản ghi kỹ thuật số và vật lý, chỉ sau The Supremes của Mỹ. Geegiữ kỷ lục là bài hát của nhóm nhạc thần tượng được tải xuống nhiều nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Những năm gần đây, các thành viên trong nhóm tập trung phát triển sự nghiệp riêng. Nhờ danh tiếng của nhóm, mỗi cô gái đều đạt được thành công nhất định. Phần lớn thu nhập của họ đến từ việc lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất, cũng như các hợp đồng quảng cáo béo bở với các thương hiệu lớn. Nhờ đó, tổng giá trị tài sản ròng ước tính của nhóm lên con số khổng lồ 100 triệu USD.
(Theo Tiền Phong)
" width="175" height="115" alt="Nhóm nhạc nữ giàu nhất năm 2022" />Nhóm nhạc nữ giàu nhất năm 2022
2025-05-02 09:19
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia
2025-05-02 08:36


Là một chủ đề "nóng", chương trình đã nhận được hơn 200 câu hỏi và kéo dài thêm 30 phút so với dự kiến.
Nhiều vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam đã được thảo luận. VietNamNet sẽ lần lượt đăng tải nội dung của bàn tròn này.
Khách mời:
Ông Christian Bodewig, chuyên gia kinh tế cao cấp và điều phối viên quốc gia về phát triển con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực - Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
BàPhạm Thị Hồng Ánh, Giám đốc Nhân sự, Công ty Ernst & Young Việt Nam.
(xem thông tin chi tiết về khách mời TẠI ĐÂY)
Trong phần đầu tiên của chương trình được giới thiệu dưới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra "một tin tốt" của giáo dục Việt Nam, đồng thời cũng không né tránh những vấn đề tụt hậu trong khu vực.
![]() |
Bàn tròn trực tuyến với chủ đề kỹ năng cần thiết cho sinh viên để thành công với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới và lãnh đạo các tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam diễn ra sôi nổi. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhà báo Hạ Anh: Xin kính chào quý vị! Năm 2012, VietNamNet đã tổ chức buổi trực tuyến “Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương lai”, trong đó Ngân hàng Thế giới có giới báo cáo khảo sát thực trạng nhân lực ở 350 doanh nghiệp Việt Nam. Có mặt ở đây là ông Christian, ông có thể chia sẻ một số thông tin cơ bản từ bản báo cáo đó.
Ông Christian Bodewig:Xin cảm ơn rất nhiều đã cho chúng tôi cơ hội tham dự thảo luận này.
Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát với các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trọng tâm của khảo sát này là để tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng cần những loại kỹ năng gì ở người lao động.
Sự đặc biệtcủa khảo sát này là phân biệt các loại kỹ năng khác nhau.
Khảo sát đặt ra câu hỏi về các loạikỹ năng liên quan tới chuyên môn, kỹ thuật. Chẳng hạn, người lao động có khả năng làm việc như một kỹ thuật viên ngành điện hay không, hoặc có kỹ năng để làm kỹ sư hay không.
Nó cũng đặt câu hỏi về kỹ năng đọc viết, nhận biết vấn đề, tư duy phản biện.
Khảo sát này còn đặt vấn đề về những kỹ năng liên quan tới hành vi, những kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc theo nhóm…
Ngoài ra, những câu hỏi về tầm quan trọng của các kỹ năng như kỹ năng nhận thức, kỹ năng hành vi…cũng được đề cập tới
Nhà tuyển dụng nói rằng các kỹ năng này rất quan trọng. Chẳng hạn, lãnh đạo là kỹ năng hết sức quan trọng đối với những người làm công việc văn phòng, hay khả năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất quan trọng đối với cả “công nhân cổ trắng” hay người làm công việc tay chân.
Còn kỹ năng tư duy phản biện cũng hết sức quan trọng với những người làm công việc văn phòng, hay kỹ năng giao tiếp cũng là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng rất mong chờ ở người lao động.
Những kỹ năng này, người lao động có thể thu được thông qua quá trình học phổ thông chứ không phải là thứ học được ở trường đại học hay dạy nghề.
![]() |
Ông Christian Bodewig: Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. |
Khi chúng tôi hỏi nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức cũng như kỹ năng hành vi, ở những nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam rất nhiều như Đức, Anh…, cũng có ý kiến tương tự.
Các nhà tuyển dụng nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học và các ứng viên xin làm công việc văn phòng không phải đã có được tất cả các kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, có sự thiếu khớp nối giữa mong muốn của nhà tuyển dụng với những kỹ năng mà người lao động có được.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo được hệ thống giáo dục có thể giúp cho người lao động có được tất cả các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc, nhưng đồng thời cũng có được các kỹ năng về hành vi cũng như là kỹ năng về nhận thức mà người sử dụng lao động mong muốn?
Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Nhà báo Hạ Anh:Như anh Christian vừa nói thì “chủ đề này không chỉ nóng ở Việt Nam mà còn nóng ở thế giới nữa’. Trong chương trình hôm nay còn có ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông có thể cung cấp một cách tổng quan và ngắn gọn nhất cho độc giả Vietnamnet những thông tin về “độ nóng” này ở khu vực.
Ông Luis Benveniste:Đúng như chị nói, đây là một chủ đề hết sức quan trọng trong khu vực. Các nước trong khu vực rất mong muốn tập trung vào đề đào tạo cho người lao động có được những kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.
Tôi nghĩ rằng, một ý hết sức quan trọng và cũng liên quan đến điều mà ông Christian đã nói lúc nãy, đó là chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm.
Thay vì chỉ chú trọng đến số năm mà người lao động đã đi học cũng như loại bằng cấp mà họ có được thông qua thời gian học tập ấy, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó.
Một đặc điểm cũng rất thú vị trong công trình nghiên cứu ở khu vực này đó là giúp chúng tôi có thể đối chuẩn về hiện trạng của Việt Nam so với tình hình ở các nước kháccó cùng trình độ phát triển hoặc những nước lân cận ở trong khu vực; để chúng tôi có thể hiểu tổng thể xem các nước đang ở giai đoạn nào và họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì.
Một ý nữa là, công trình nghiên cứu này cho phép chúng tôi khớp nối giữa thế giới nơi học đường với thế giới việc làm.
![]() |
Ông Luis Benveniste: "Chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhà báo Hạ Anh:Ông vừa đưa ra một thông tin tôi nghĩ cũng khá thú vị. Đó là báo cáo này cung cấp một đối chuẩn của Việt Nam với thị trường lao động khu vực. Nói một cách ngắn gọn nhất thì ông có thể cho biết trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức độ nào trong khu vực?
Ông Luis Benveniste:Chúng tôi đã kiểm tra trình độ, kỹ năng của người lao động ở độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam, Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Sri Lanka, Bolivia.
Một trọng tâm là kiểm tra trình độ đọc hiểu của người lao động.
Theo đó, những người trưởng thành làm việc ở Việt Nam cũng như ở Vân Nam (Trung Quốc) có khả năng đọc tốt hơn rất nhiều so với những người trưởng thành trong lực lượng lao động ở Lào, Sri Lanka và Bolivia.
Những bằng chứng từ nghiên cứu này cũng như những nghiên cứu khác cho thấy,kỹ năng về tính toán cũng như kỹ năng đọc viết của người lao động Việt Nam rất tốt.
Và đây là một điểm mạnh của Việt Nam. Có lẽ, đây cũng là một lý do mà Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất nhanh chóng, đặc biệt là về tăng trưởng kinh tế cũng như các khía cạnh khác trong 20 năm vừa qua.
Đây là điểm mà chúng ta rất cần nói đến, bởi vì thường người dân Việt Nam rất hay phê phán hệ thống giáo dục. Nhưng bằng chứng ở nghiên cứu này cũng cho thấy, đây là một tin tốt xét từ khía cạnh này.
Một điều nữa là chúng tôi cũng so sánh những bộ phận khác nhau của hệ thống giáo dục ở Việt Nam với những bộ phận khác nhau ở các hệ thống giáo dục ở các nước khác.
Ví dụ, chúng tôi so sánh hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam với hệ thống đào tạo nghề ở Singapore và Hàn Quốc; không chỉ giai đoạn hiện nay mà nhiều giai đoạn khác nhau, trong vòng 30 năm vừa qua.
Nếu xét về khía cạnh là sự trao đổi thông tin, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề thì Việt Nam hiện nay không làm tốt bằng so với hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc và Singapore. Đồng thời, Việt Nam cũng không làm tốt bằng Hàn Quốc và Singapore cách đây khoảng 20 năm, xét ở khía cạnh này.
Vì vậy, có nhiều điểm mà Việt Nam cần cải thiện để tiến bộ hơn nữa. Để làm sao ở cấp cao của hệ thống giáo dục có thể xây dựng được những hệ thống đảm bảo người lao động có được những kỹ năng phù hợp với công việc, để họ có thể thành công trong thị trường.
Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới vấn đề mà các ông vừa nêu, bạn đọc Bùi Hoàng Ly có câu hỏi: “Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư hay hoạt động tại Việt Nam thường “thuê ngoài” ở các nước cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia - thậm chí, tại các nước có nền kinh tế ngang tầm Việt Nam như Indonesia hay Philippines - thay vì tìm kiếm nhân lực chính tại Việt Nam. Vậy đây có phải là một thực tế phổ biến hay không và sự khác biệt trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc giữa nhân lực của Việt Nam và các nước đó là gì?”
Ông Christian Bodewig:Vâng, đây là một câu hỏi khó đấy!
Chúng ta thấy, doanh nghiệp thường đưa ra các quyết định đầu tư hoặc có những hoạt động ở các nước khác nhau dựa trên một số tiêu chí cũng như sự cân nhắc cụ thể của họ. Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng đang làm rất tốt trong việc thu hút các công ty quốc tế hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các tên tuổi rất lớn như Intel, Samsung, Toyota hay General electric. Đây là những tên tuổi rất lớn, đã lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Họ đã đến Việt Nam đầu tư là một tín hiệu tốt.
![]() |
Ông Christian Bodewig: "Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Ông Luis Benveniste:Có một điểm tốt nữa là họ mang đến rất nhiều ý tưởng mới hay những cách tiếp cận mới.
Chẳng hạn như trong việc tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với trường đại học hay các trường đào tạo nghề. Tất nhiên, những công ty này có kinh nghiệm lâu năm trong việc tuyển dụng nhân sự cũng như hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể học theo.
Một số tổng giám đốc điều hành của những công ty quốc tế hay những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà tôi trao đổi cũng nói những ý rất tương đồng với kết quả của nghiên cứu này.
Họ nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam không có được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công việc được cập nhật nhất hay thực tế nhất để có thể bắt tay vào công việc ngay từ ngày đầu sau khi được tuyển dụng.
Đồng thời, không phải lúc nào người lao động cũng có những kỹ năng, khả năng tư duy phản biện hay kỹ năng giải quyết vấn đề tốt như ở các nước khác trên thế giới.
Khi nhận thức được điều này, các công ty quốc tế cũng có những hành động hợp tác, bắt tay với trường đại học để hai thế giới ấy gần với nhau hơn.
Như vậy, họ cũng giúp tăng cường chất lượng của các sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc của mình.
![]() |
Ông Lê Tiến Trường: "Trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới câu chuyện giáo dục trong nước - quốc tế, có một câu hỏi của bạn đọc Hoàng Lê Phương gửi tới khách mời Lê Tiến Trường: Ông có thể cho biết vì sao chưa có cơ sở đào tạo đại học nào ở Việt Nam nằm vào top 200 những trường đại học tốt nhất trên thế giới; trong khi đó Viêt Nam thường soán ngôi "top ten" trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa... ở bậc phổ thông?
Ông Lê Tiến Trường: Trước hết, tôi không phải là một chuyên gia giáo dục chuyên nghiệp, cho nên việc bàn luận mang tính chất quan điểm cá nhân.
Tôi nghĩ là cũng dễ hiểu giữa chuyện kết quả đỉnh cao và một mặt bằng diện rộng. Một ngôi trường nằm trong top giáo dục của thế giới có nghĩa là đứng về mọi mặt, kể cả chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên – tất cả hệ thống đó phải hoàn chỉnh. Thế còn, trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại.
Tôi làm sản xuất nhiều năm thì cũng hiểu đó là nguyên tắc của kiểm soát chất lượng thôi. Có 1 - 2 sản phẩm xuất sắc thì gọi là sản phẩm dị biệt, chứ không phải là sản phẩm phổ biến. Bao giờ 90% sản phẩm tạo ra ở các cơ sở đào tạo đạt mức chất lượng cao thì đấy sẽ là một cơ sở đào tạo chất lượng cao. Chuyện này không có gì là phi logic cả.
(còn tiếp)
- Thực hiện:Ban Giáo dục

- Nhận định, soi kèo Chadormalou Ardakan vs Foolad, 22h45 ngày 1/5: Nỗi lo xa nhà
- Tóc mái thưa, son màu rượu được sao Việt săn đón
- Bộ Quốc phòng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu và quy định mới về thăng quân hàm
- GS Đàm Thanh Sơn: Đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn
- Nhận định, soi kèo Palermo vs Sudtirol, 20h00 ngày 1/5: Xây chắc top 8
- Nỗi lòng trường ngoài công lập
- Kim Hee Sun trẻ trung đáng kinh ngạc dù đã 44 tuổi
- Nhiều lĩnh vực, trí tuệ nhân tạo đã vượt qua con người
- Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Abha, 23h25 ngày 29/4: Chia điểm?
