"AI đã vượt qua con người trong nhiều khía cạnh"
“Tương lai của trí tuệ nhân tạo” là 1 trong 3 phiên hội thảo tại tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” vừa được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tại đây,ềulĩnhvựctrítuệnhântạođãvượtquaconngườlịch thi đấu fa các chuyên gia đã đánh giá, AI phát triển mạnh mẽ và đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống trong 5 -10 năm trở lại đây.
Tiến sĩ Xuedong David Huang, Giám đốc Công nghệ của Microsoft cho biết: “Trong 5 năm qua, con người đã học hỏi được nhiều về sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) như thế nào, từ việc AI phân tích và hỗ trợ ra quyết định đến nhiều lĩnh vực khác. AI thành một phần bắt buộc trong lĩnh vực sử dụng dữ liệu”.
Phiên thảo luận "Tương lai của trí tuệ nhân tạo" có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới |
Phân tích sâu hơn, Giáo sư Jennifer Tour Chayes cho hay, trong lĩnh vực y học, AI đã hỗ trợ rất tích cực và sẽ khó chẩn đoán sớm nếu không có AI. Công nghệ này giúp giải mã hình ảnh chụp phim phát hiện nguy cơ ung thư để có thể can thiệp sớm và cứu chữa bệnh nhân. “AI đã vượt qua con người trong nhiều khía cạnh. Trí tuệ nhân tạo trong 1 số trường hợp còn vượt qua cả chuyên gia trong phát hiện và hỗ trợ chúng ta đa kênh hơn trong ra quyết định”, Giáo sư Jennifer Tour Chayes nói.
Còn theo Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Giám đốc sáng lập VinAI (Tập đoàn Vingroup), AI đã đi sâu vào nhiều lĩnh vực, nhiều ứng dụng khác nhau trong 5 -10 năm qua và đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù chưa đạt được ở quy mô đại trà, nhưng ông Hưng cho rằng nhờ AI, toàn bộ hệ thống công nghệ hiện nay đã hoạt động trơn tru hơn; xe tự hành đã ứng dụng AI giúp con người lái xe an toàn hơn, đặc biệt là trong điều kiện nguy hiểm mà con người không tiện tham gia.
“Chúng ta có thể thấy các hoạt động tương tác tại nhà như trợ lý ảo, trợ lý riêng trên các thiết bị giúp kiểm soát các thiết bị trong nhà tạo tiện ích cho con người. AI là điều nghiễm nhiên trong cuộc sống con người, không có gì nghi ngờ khi AI còn xa vời nữa”, ông Bùi Hải Hưng.
Tuy vậy, các nhà khoa học hàng đầu thế giới cũng nhận định, cần phải nhìn nhận tổng quát hơn trong quá trình đưa AI trong thực tiễn. Các nhà khoa học đề cập tới, quy trình các nguyên tắc và đạo đức về AI sử dụng, trong đó nhấn mạnh tới trách nhiệm sử dụng và vai trò của người đưa ra quyết định khi sử dụng các hệ thống công nghệ này.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải xây dựng môi hình để mạng lưới tin cậy lẫn nhau, khi chưa có sự hiện diện của chúng ta nhưng vẫn có người đại diện để hệ thống tin cậy được. “Vấn đề là ở người ra quyết định chứ ko phải thuật toán. Chúng ta cần nghĩ xem thiết kế thuật toán như thế nào mà lại thiên lệch, lại không khách quan. Mô hình AI phải tuân thủ và theo đúng cách. Ta hoàn toàn kiểm soát được”, Tiến sĩ Bùi Hải Hưng nêu.
“Việt Nam đã có phòng nghiên cứu AI hàng đầu thế giới”
Hầu hết các chuyên gia tham dự thảo luận đều lạc quan về tương lai phát triển của AI khi công nghệ này đang cho thấy tác động sâu, rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng cho rằng công nghệ này sẽ mang lại tác động to lớn trong những năm tới. “Với những sự phát triển đột biến của thị trường AI sẽ mang cơ hội lớn. Đây là cơ hội để tham gia, ta chỉ cần tự tin, ngoài kia có nhiều cánh tay để hỗ trợ chúng ta trong hành trình AI”.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng tại phiên thảo luận |
Ông Hưng cũng đánh giá, Việt Nam đang đạt độ chín trong lĩnh vực AI cả ở nhu cầu công nghệ, nhu cầu nghiên cứu về AI, thị trường… đồng thời bày tỏ tham vọng đẩy độ chín muồi này lên tầm cao mới để tạo kết quả thiết thực cho chất lượng cuộc sống người dân thông qua VinAI đã gây dựng trong 3 năm qua, với phòng Lab về AI hiện đại hàng đầu thế giới. “Tôi tự tin VinAI là một trong các phòng Lab hàng đầu với 8 ấn phẩm đã được công bố và các hội thảo đã tham gia”, ông Hưng nói.
Cùng ý kiến, Giáo sư Vũ Hà Văn – hiện đang dẫn dắt VinBigdata nhận định, để xây dựng hệ thống AI cần có hai điều kiện là bộ dữ liệu sạch và nguồn nhân tài. Giáo sư Văn đánh giá Việt Nam hiện đang hội tụ cả hai điều kiện này, đặc biệt là có một nguồn nhân lực sẵn có và có thể dễ dàng chuyển sang học sâu.
Theo chia sẻ của Giáo sư Hà Văn, sau 3 năm đội ngũ của mình tập trung vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã đạt những kết quả khi được ứng dụng vào các mẫu xe VinFast, trợ lý ảo Vivi. “Nếu có tầm nhìn, chúng ta có thể tạo được sản phẩm giá trị cho người dân Việt Nam”, Giáo sư Vũ Hà Văn nói.
Trả lời câu hỏi cần làm gì để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong lĩnh vực AI, Giáo sư Vũ Hà Văn cho rằng, khoảng trống này không chỉ ở AI mà còn nhiều lĩnh vực khác. Do đó, điều đầu tiên là cần phải nâng cao nhận thức người dân về giá trị khoa học nói chung. Sau đó mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này, đồng thời có chính sách cơ chế hỗ trợ nhà khoa học trẻ.