Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng mấy lần sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT?
Bộ GD-ĐT vừa ban hành tại Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT sửa đổi,ísinhđượcđiềuchỉnhnguyệnvọngmấylầnsaukhicóđiểmthitốtnghiệlịch âm hôm nay 2023 bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH; CĐ ngành giáo dục mầm non kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021
Điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội cao nhất có thể tới 53,3 điểm
Chiều nay 28/6, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2021. Theo phổ điểm thi, nhiều khả năng điểm chuẩn vào lớp 10 của Hà Nội cao nhất có thể tới 53,3 điểm.
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
- Ransomware là một loại phần mềm độc hại, sau khi lây nhiễm vào máy tính, chúng sẽ tìm kiếm tất cả tập tin tài liệu từ Word, Excel, PowerPoint, PDF, hình ảnh, video, các file thiết kế,... rồi mã hóa hoặc chặn quyền truy cập và thông báo cho nạn nhân về cách thức khôi phục. Tất nhiên, việc khôi phục không miễn phí và phải chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định.
Năm 1989 ghi nhận cuộc tấn công sử dụng mã hóa đầu tiên của ransomware AIDS/PC Cyborg nhắm mục tiêu vào các công ty trong lĩnh vực y tế. AIDS/PC Cyborg được cấy vào các ổ đĩa 5.25 inch và mạo danh một cuộc khảo sát về nguy cơ nhiễm HIV. Tin nhắn tiền chuộc được in trên máy in được kết nối với máy tính của nạn nhân.
Con đường lây nhiễm chủ yếu
Ransomware thường lây lan qua thư rác hoặc email lừa đảo (email phishing) chứa các tập tin đính kèm đường link. Đã có rất nhiều chiến dịch tấn công diện rộng bằng cách gửi những bức thư điện tử có tiêu đề kích thích sự tò mò từ người dùng rồi biến họ thành nạn nhân phát tán mã độc.
Cơ chế của một cuộc tấn công ransomware Thêm một con đường lây nhiễm ransomware thường gặp là qua lỗ hổng giao thức truy cập máy tính từ xa RDP. Tội phạm mạng sử dụng các lỗ hổng chưa được vá này để thực hiện các cuộc tấn công trên diện rộng, người dùng có thể vô tình trở thành nạn nhân ngay cả khi họ không mở email hay thực hiện bất kỳ một hành vi gì có khả năng gây hại. Một trong những vụ tấn công điển hình là vụ WannaCry năm 2017 gây ảnh hưởng đến hơn 230.000 máy tính ở 150 quốc gia.
Bên cạnh đó, lỗ hổng từ các phần mềm sử dụng hàng ngày cũng dễ nhiễm mã độc tống tiền khi tội phạm mạng có thể lợi dụng để giành quyền kiểm soát máy tính nạn nhân sau đó triển khai tấn công.
Sự tăng trưởng của ransomware và những con số “báo động”
Lần đầu xuất hiện vào năm 1989 với cuộc tấn công sử dụng mã hóa của ransomware AIDS/PC Cyborg nhắm mục tiêu vào các công ty trong lĩnh vực y tế, phải đến 2012, ransomware bắt đầu phổ biến mạnh với các cuộc tấn công mang tầm cỡ quốc tế. Trong năm 2017, theo ước tính, tội phạm mạng thu về khoảng 5 tỷ USD từ hoạt động này. Theo ghi nhận trong 06 tháng đầu năm 2018, có khoảng 18,5 triệu cuộc tấn công sử dụng ransomware, tăng 229% so với cả năm 2017. Trong năm 2021, doanh thu từ việc sử dụng ransomware để tống tiền ước chừng 20.5 tỷ USD. Tuy nhiên, thiệt hại do chúng gây ra ước tính hơn 6.000 tỷ USD đối với các nạn nhân.
CMC CryptoSHIELD - Giải pháp phòng, chống mã độc đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
Để tránh cho tổ chức khỏi một cuộc tấn công ransomware, tính đến thời điểm hiện tại, CMC CryptoSHIELD là giải pháp phòng chống mã hóa dữ liệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ra đời giúp doanh nghiệp bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, hỗ trợ khắc phục sự cố khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp.
CMC CryptoSHIELD bảo vệ dữ liệu, khắc phục sự cố nhanh chóng và chuyên nghiệp CMC CryptoSHIELD không chỉ bảo vệ vùng dữ liệu an toàn, ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ xâm nhập phá hoại dữ liệu của ransomware mà còn phát hiện và ngăn chặn theo hành vi, do vậy có thể chặn đứng kịp thời sự tấn công của các dòng ransomware mới nhất chưa từng được biết tới, khác hẳn với phương pháp phát hiện truyền thống dùng kỹ thuật signature. Bên cạnh đó, CMC CryptoSHIELD còn cho phép lựa chọn sao lưu dữ liệu của máy tính trên các nền tảng Cloud Storage khác nhau.
Mang rất nhiều tính năng vượt trội nhưng việc cài đặt, triển khai lại cực kỳ đơn giản với 1 click chuột, CMC CryptoShield sẽ đóng vai trò người bảo vệ âm thầm chạy trong máy tính của bạn mà chiếm dụng tài nguyên tối thiểu với chỉ khoảng 5Mb bộ nhớ và dưới 2% CPU. CMC CryptoShield có thể triển khai trên các máy tính chạy hệ điều hành Windows từ Windows 7 trở lên và phù hợp cho mọi khách hàng từ nhu cầu cá nhân bảo vệ dữ liệu đến các máy chủ dữ liệu dùng chung trong doanh nghiệp hoặc các máy chủ lưu trữ Cloud của các nhà cung cấp dịch vụ.
Phạm Trang
Hoàng Yến gây ấn tượng bởi khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy và vốn hiểu biết phong phú. Lên kế hoạch đạt vé vàng
Chia sẻ với VietNamNet, Hoàng Yến cho biết việc từng là Quán quân Hult Prize Vietnam trong khuôn khổ giải thưởng về doanh nghiệp xã hội lớn nhất thế giới cho sinh viên Quản trị kinh doanh, giúp cô luôn ý thức tạo những ảnh hưởng tích cực tới xã hội. Miss Universe Vietnam 2022 là nơi có thể giúp 9x thực hiện những điều tốt đẹp cho cộng đồng và phát triển lên mức doanh nghiệp xã hội chứ không chỉ những dự án ngắn hạn.
“Sau khi biết vòng sơ khảo có vé vàng, tôi đã lên kế hoạch chinh phục nó. Tôi tìm hiểu sâu những vấn đề thời sự để có thể tự tin bày tỏ quan điểm nếu nhận được câu hỏi. Không có chiều cao nổi trội, tôi cần thể hiện thế mạnh giao tiếp để nổi bật”, cô tâm sự khi lập kế hoạch để đoạt vé vàng.
Trước khi dừng mọi công việc để tập trung cho cuộc thi, Hoàng Yến nhiều năm làm cố vấn chiến lược kinh doanh cho các dự án trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường giúp 9x hiểu sâu các vấn đề của Việt Nam từ chính trị, văn hoá và pháp luật
Thời sinh viên, người đẹp đã làm nghiên cứu thị trường từ xa cho một vài công ty Mỹ. Ngoài ra, cô cũng có kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác như: tiếp thị số, giáo viên tiếng Anh cho trẻ em nghèo tại Thái Lan trong một dự án thuộc 16 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nhờ đó, cô trải nghiệm nhiều mô hình kinh doanh từ khởi nghiệp đến doanh nghiệp lớn, toàn cầu; từ Việt Nam đến Mỹ, châu Âu; từ vai trò thành viên đến lãnh đạo và trở nên trưởng thành hơn, vượt qua giới hạn bản thân.
Hoàng Yến từng đến 14 quốc gia thuộc châu Á, Âu và Mỹ; vừa phục vụ công việc, tham gia các cuộc thi, dự án cộng đồng, vừa kết hợp du lịch một mình. Việc đi nhiều nơi giúp cô tôi tiếp xúc với mọi đối tượng hiểu góc khuất đằng sau nhiều vấn đề để nhìn nhận thế giới khách quan và thông cảm hơn. Ở mỗi nền văn hoá, cô học nhiều điều: cách yêu bản thân, biết bảo vệ mình và lên tiếng trước những vấn đề xã hội.
Hoàng Yến từng trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Thời sinh viên, khi muốn đi tình nguyện tại Thái Lan, cô làm 3 công việc cùng lúc: giao hàng thuê vào buổi sáng, trợ giảng và lễ tân tại trung tâm tiếng Anh vào buổi chiều, tranh thủ thời gian rảnh làm việc từ xa về phân tích thị trường cho các công ty Mỹ. Suốt 2 tháng, cô chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, lao động cật lực để có đủ tiền sang Thái Lan, cũng là bước chân đầu tiên trong hành trình khám phá thế giới.
“Tôi là nhân tố đặc biệt của cuộc thi”
Hoàng Yến quan tâm sâu sắc đến môi trường, nhất là vấn đề tiêu dùng nhanh ở những nước đang phát triển bởi việc xử lý nguồn rác thải này nặng nề, dễ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai.
“Ở những nước phát triển, họ thậm chí xuất khẩu rác thải điện tử sang các nước nghèo vì khó xử lý và để lại hậu quả cho môi trường. Tôi muốn giải quyết vấn đề này tại Việt Nam qua việc vận động những quỹ đầu tư về môi trường để đàm phán với các sàn thương mại điện tử lớn, đặt ra các chế tài kiểm soát sản phẩm gây hại đến môi trường. Với những sản phẩm vẫn dùng được, tôi muốn thành lập quỹ để trao đổi quần áo, đồ điện tử qua hình thức một ứng dụng trực tuyến”, người đẹp trải lòng.
Bước vào cuộc thi, từ không biết catwalk, trang điểm chuẩn theo phong cách hoa hậu; các buổi đào tạo đã giúp Hoàng Yến cải thiện nhiều: biết bộc lộ cảm xúc đẹp hơn, tạo dáng chuyên nghiệp hơn trước ống kính và tự tin khi sải bước trên sàn diễn.
Chiến thắng tập 4 truyền hình thực tế, 9x rất hạnh phúc, đặc biệt về câu hỏi của Á hậu Hoàng My về việc dưới 1,65 m có nên thi hoa hậu hay không. “Chiều cao luôn là tiêu chuẩn trong các cuộc thi sắc đẹp nhưng vẻ đẹp bên trong ngày càng được coi trọng hơn. Tôi tự hào về chiều cao 1m64 và tin mình có đủ bản lĩnh, trí tuệ để phát ngôn về những vấn đề cấp thiết trong xã hội.
Ngoài ra, chủ đề tranh luận năm nay thực tế và thú vị. Tôi vui vì được vận dụng hết chất xám để lên tiếng về những vấn đề này. Tuy nhận chủ đề nhạy cảm là chăm sóc vùng kín của phụ nữ nhưng tôi nghĩ đây điều cần được chú trọng và bình thường hoá khi đề cập đến. Tôi dùng câu chuyện của chính mình với ngôn từ dung dị nhất để truyền tải thông điệp đến công chúng nhằm hy vọng lan tỏa và góp phần nâng cao sức khỏe phụ khoa của nữ giới Việt Nam”, Hoàng Yến bày tỏ.
Được công chúng chú ý, Hoàng Yến ý thức mình phải cố gắng nhiều hơn nữa. Được trân trọng vẻ đẹp tri thức cùng những trải nghiệm, 9x không còn e dè về chiều cao hạn chế sẽ khiến mình nhỏ bé hơn các thí sinh có nhiều kinh nghiệm trong làng giải trí.
“Tôi chỉ đặt mục tiêu đơn giản: tạo được sức ảnh hưởng nhất định để thực hiện những dự án cộng đồng về môi trường, giáo dục tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi quảng bá văn hoá Việt Nam tới thế giới, tôi mong nhận được sự ủng hộ từ người dân nước mình cũng như bạn bè quốc tế nhiều hơn để ngày càng lan tỏa nhiều giá trị tích cực”, Hoàng Yến thổ lộ.
Đức Thắng
" alt="Nguyễn Hoàng Yến" />Một nữ nhân viên chuyển phát đang phân loại đơn hàng. Ảnh: Trọng Đạt Cụ thể, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng, tăng lần lượt 54.91% và 65.55% so với cùng kỳ 2023.
Mức tăng trưởng này phản ánh sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, đồng thời cho thấy khả năng tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online đang diễn ra mạnh mẽ.
Một xu hướng nổi bật là sự gia tăng thị phần của các Shop Mall ( gian hàng chính hãng). Trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng ShopMall đã tăng trưởng 12.29% so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa - đời sống vẫn dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên cả 5 sàn thương mại điện tử.
Top 10 thương hiệu doanh số cao nhất thị trường thương mại điện tử chỉ chứng kiến sự xuất hiện duy nhất của một thương hiệu Việt Nam là Vinamilk; Thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt trên các nền tảng. Các thương hiệu nội địa cần chiến lược kinh doanh khéo léo hơn để tăng cường sức cạnh tranh trên sân nhà.
Số tài khoản người Việt bị lộ lọt do nhiễm mã độc tăng vọt
Tại chương trình tập huấn mô phỏng bảo vệ tương tác (KIPS) nhằm nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó và tăng cường công tác huấn luyện chống tấn công mạng, do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với Kaspersky tổ chức, sáng ngày 25/7, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, cùng với sự gia tăng các cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng, lừa đảo trực tuyến, đánh cắp và lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân, đặc biệt là lộ lọt do thiết bị nhiễm mã độc đang diễn ra phổ biến, phức tạp ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam. Tình trạng mua bán dữ liệu diễn ra rất công khai, được tổ chức một cách có hệ thống với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ghi nhận hơn 90.000 điểm yếu lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức Việt Nam. Số sự cố nghiêm trọng mà đơn vị phải xử lý đã tăng gần 60% so với năm 2023.
Báo cáo của Kaspersky cho thấy, số tài khoản bị lộ lọt do nhiễm mã độc tại Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng đột biến, năm 2023 gấp 31 lần so với năm 2020. Hệ thống của Công ty An ninh mạng Viettel cũng ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2024 có 46 vụ lộ lọt rao bán dữ liệu, 13 triệu bản ghi bị rao bán, hơn 12,3GB mã nguồn bị lộ lọt.
Trên thực tế, bất chấp những cảnh báo từ Cục An toàn thông tin và các cơ quan chức năng, cũng như của báo chí, truyền thông, số nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến vẫn có xu hướng gia tăng.
Tính đến tháng 6/2024, thông qua việc triển khai Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia, Cục An toàn thông tin đã ngăn chặn 3.170 website lừa đảo trực tuyến, bảo vệ gần 11 triệu người dân trước các website lừa đảo, vi phạm pháp luật. Thực tế đó đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải chú trọng, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin từ phía người dùng hệ thống.
Hơn 2,3 tỷ giao dịch qua nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia
Trong gần 7 tháng đầu năm 2024, tổng giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP đã đạt 533 triệu. Con số này trong 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 11,5 triệu và 193,8 triệu giao dịch.
Trên quy mô toàn quốc, nhìn lại hơn 4 năm triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhận định: Cơ sở pháp lý về cơ sở dữ liệu đã có bước tiến vượt bậc.
Thực tế triển khai phát triển dữ liệu cho thấy, nếu trước năm 2020 chỉ có cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp được đưa vào vận hành, thì đến nay các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng như dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm đã hoàn thành.
Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu khác cũng đang gấp rút hoàn thiện. Trong đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được hoàn thiện và cung cấp dữ liệu rộng rãi phục vụ cải cách hành chính. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đã cập nhật được dữ liệu đất đai của 455/705 đơn vị cấp huyện và đang từng bước được lấp đầy.
Năm 2020, tổng số giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng NDXP là 11,5 triệu giao dịch và đã liên tục tăng thời gian qua. Tổng giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua NDXP từ đầu năm nay đến ngày 16/7 là 533 triệu, nâng tổng số giao dịch lũy kế đến giữa tháng 7/2024 lên đạt 2,3 tỷ.
Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá chuyển đổi số nửa đầu năm 2024, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, một trong những tồn tại là hiện vẫn còn nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được hoàn thiện, chia sẻ dữ liệu rộng khắp cho các bộ, ngành, địa phương khai thác sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.
Sinh viên Việt Nam ‘thắng lớn’ tại cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin ASEAN 2024
Diễn ra trong ngày 25/7 theo hình thức trực tuyến, cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản tổ chức, với sự tham gia phối hợp của Cơ quan an ninh mạng quốc gia Thái Lan.
Tham gia đua tài cùng hơn 200 bạn trẻ yêu thích an toàn thông tin đến từ 9 nước ASEAN khác.
Kết quả chung cuộc, các sinh viên Việt Nam tham dự cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin ASEAN 2024 đều đã đạt điểm số cao. Đặc biệt, trong top 10 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi, có tới 7 vị trí đầu tiên cùng là các sinh viên Việt Nam.
Trong đó, 2 vị trí dẫn đầu cuộc thi thuộc về 2 sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội là Nguyễn Hoàng Huy và Đinh Thái Sơn; 4 vị trí tiếp theo do các sinh viên Đại học FPT nắm giữ; vị trí thứ 7 thuộc về sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM. Các thí sinh có tên trong Top 10 của cuộc thi đều được Trung tâm nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản cấp chứng nhận.
Thành tích mà các sinh viên Việt Nam vừa đạt được trong cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin ASEAN 2024 do Trung tâm nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản tổ chức, tiếp tục khẳng định chất lượng nguồn nhân lực an toàn thông tin Việt Nam nói chung và cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ nói riêng.
" alt="Người Việt đổ tiền mua sắm online, số tài khoản bị lộ lọt do mã độc tăng vọt" />- - Một nghiên cứu của TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, và các cộng sự cho biết 92,8% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn mỗi lần tới trường và có 74% học sinh đừng muốn thầy cô nhắc đi nhắc lại rằng "môn này rất quan trọng".
"Núi" áp lực đè, giáo viên chai lì cảm xúc
Giáo viên đừng "nô lệ" sách giáo khoa
Giáo viên yêu nghề, giáo dục suôn sẻ
Tôi lặng người khi phụ huynh nói “Cô là một giáo viên tử tế”
Nghiên cứu này được TS Huỳnh Văn Sơn công bố chiều 14/12 tại một hội thảo bàn về hạnh phúc cho học sinh. Theo ông Sơn, với câu hỏi "Học sinh cần thề nào mới cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày tới trường?" mà ông và các cộng sự hỏi học sinh khối THCS đã nhận được nhiều điều rất thú vị.
92,8% học sinh muốn thầy cô cười nhiều hơn 82,4% muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người 84% muốn được nhẹ nhàng hướng dẫn khi làm sai 75,4% muốn đừng cho học thuộc lòng nhiều quá 82,4% muốn tổ chức học tập xen kẽ chơi, trao đổi, thảo luận 66,3% muốn bớt đi bài tập về nhà nếu có thể 70,2% muốn thưởng điểm hay khen tặng và động viên nhiều hơn trách phạt 74% muốn thầy cô đừng nhắc nhiều lần môn học này là môn rất quan trọng 60% muốn chấp nhận những suy nghĩ hành vi chưa giống như người khác mong đợi 62,4% muốn được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn, dã ngoại Lê Huyền
Cơ quan công an đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh họa) Ghi nhận của hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656 do VNCERT/CC quản lý cũng cho thấy, nhiều người dân đã phản ánh nhận được các tin nhắn tuyển cộng tác viên qua iMessage, Facebook, Zalo… với mức thù lao hấp dẫn cho người dùng. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu tìm việc của nhiều người, các đối tượng đã giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Ngày 1/7, trên Cổng thông tin bocongan.gov.vn, trả lời thắc mắc của người dân liên quan đến hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo, Bộ Công an nêu rõ, đây là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Bộ Công an cho biết, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi sử dụng Internet để môi giới việc làm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng thường lợi dụng lòng tham, ham muốn kiếm tiền một cách dễ dàng hay tâm lý e ngại đối với việc liên quan đến vi phạm pháp luật để hù dọa người dân.
Vì vậy, người dân cần tỉnh táo trước các lời mời gọi việc nhẹ lương cao, chiết khấu hoa hồng cao, mời tham gia các kênh đầu tư lợi nhuận lớn hơn 20% một năm. Đồng thời, hết sức cảnh giác đối với các cuộc gọi, thông báo tự xưng là người trong cơ quan pháp luật.
Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao nhận thức, kiến thức thông qua phương tiện truyền thông về các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.
“Nếu nhận được thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật thì phải đến Cơ quan công an, văn phòng luật sư hoặc người hiểu biết pháp luật để trao đổi, cung cấp thông tin. Cơ quan công an không đưa ra các yêu cầu qua điện thoại mà sẽ có văn bản, quyết định gửi đến công dân trong trường hợp công dân có liên quan đến vụ việc cần giải quyết”, Bộ Công an thông tin thêm.
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 290 về “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” quy định: Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
Cũng theo Điều 290, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vân Anh
Nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử
Theo VNCERT/CC, gần đây đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử và công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
" alt="Bộ Công an chỉ cách tránh bị đối tượng giả mạo môi giới việc làm lừa đảo" />Xác định xây dựng Quỹ khuyến học là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự thành công của công tác khuyến học, khuyến tài, thời gian qua, các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh Hà Giang cũng đã có nhiều cách làm sáng tạo trong vận động đóng góp, xây dựng, duy trì và phát huy hiệu quả Quỹ khuyến học. Với các hoạt động như: Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ; quyên góp đồ dùng học tập, xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng các Ống tiết kiệm, Quỹ tình thương...
Trong năm 2023, các cấp Hội đã vận động được hơn chục tỷ đồng để tổ chức trao học bổng, khen thưởng cho trên 61 nghìn học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó. Ngoài ra, Ban Khuyến học các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, Hội khuyến học cấp cơ sở đã triển khai, vận động thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có thêm điều kiện đến trường học tập, điển hình như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhận đỡ đầu 326 trẻ, lực lượng vũ trang đỡ đầu 51 trẻ…
Các mô hình Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập được triển khai hiệu quả, gắn với nội dung của các cuộc vận động như xây dựng gia đình văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh. Đến nay, toàn tỉnh có 4.052 hội, chi hội, ban khuyến học với tổng số 330.909 hội viên, chiếm tỷ lệ 35,36% dân số toàn tỉnh. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 125.071 Gia đình học tập; 1.406 Dòng họ học tập; 1.484 Cộng đồng học tập; 821 Đơn vị học tập.
Đến nay, toàn tỉnh cũng duy trì 193 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong nhà trường góp phần tích cực vào việc duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Các hoạt động hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, động viên giáo viên giỏi được duy trì. Việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đẩy mạnh, nhất là ở các trường phổ thông dân tộc bán trú, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thời gian tới, Hà Giang cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến học như: Sở GD-ĐT Hà Giang tổ chức tuyên truyền lồng ghép hoạt động khuyến học vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động tại các Trung tâm học tập cộng đồng, triển khai kế hoạch xây dựng "Đơn vị học tập", "Xã hội học tập" và phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hằng năm và giai đoạn trên địa bàn tỉnh.
Đài phát thanh – Truyền hình Hà Giang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, sử dụng các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; tập trung xây dựng tin, bài, phóng sự, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về những tấm gương sáng, mô hình hay trong công tác khuyến học, khuyến tài, phát trên sóng và trên nền tảng số của Đài như Zalo, Facebook, Youtube để thu hút người xem, người nghe.
Đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập về công tác tuyên truyền khuyến học, khuyến tài; cử cán bộ, phóng viên đi học tập, nghiên cứu kinh nghiệm tuyên truyền ở các địa phương.
Một huyện có hơn 420 dòng họ đăng ký ‘dòng họ khuyến học’
Đến nay toàn huyện Ba Vì (Hà Nội) đã có hơn 420 dòng họ đăng ký “Dòng họ khuyến học”." alt="Hà Giang đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến học" />
- ·Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
- ·Hà Giang đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến học
- ·Clip hài ‘thảm họa cô nàng nghiện Facebook’
- ·Bộ trưởng Y tế nói gì về tiến độ 2 bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'?
- ·Soi kèo phạt góc Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1
- ·Nữ sinh 16 tuổi được chọn dự thi Miss Teen Global 2024
- ·Học sinh Trung Quốc thích ăn 'thịt Đường Tăng'
- ·Cảnh báo chiến dịch phishing nhằm vào hơn 10.000 tổ chức qua Office 365
- ·Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 02h45 ngày 27/1: Bảo toàn trong Top 4
- ·10 câu nói 'kinh điển' của thầy cô giáo
Đến nay, 50% hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương khi tổ chức giám sát đã thực hiện giám sát đủ 4 lớp kỹ thuật. Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, hiện 50% hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương khi tổ chức giám sát đã thực hiện giám sát đủ 4 lớp kỹ thuật; 50% còn lại mới chỉ thực hiện giám sát lớp mạng. Có 7 bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về NCSC.
Mặt khác, việc lựa chọn giải pháp, nhà cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu đang là mối băn khoăn của nhiều Sở TT&TT, nhiều đơn vị chuyên trách an toàn thông tin các bộ, ngành.
Nhận thấy vấn đề nêu trên, Cục An toàn thông tin đã nhận trách nhiệm với Bộ TT&TT hỗ trợ, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp CNTT/an toàn thông tin trên toàn quốc triển khai Nền tảng Trung tâm SOC trong năm 2022, “đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng cho quá trình chuyển đổi số quốc gia: Giúp các bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình “4 lớp” về bảo đảm an toàn thông tin mạng; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các chủ quản hệ thống thông tin”.
Việc đầu tiên, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, cơ quan này đang dự thảo bộ tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ Trung tâm SOC, dự kiến sẽ sớm trình Bộ TT&TT ban hành trong thời gian tới.
Sau khi Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí đánh giá SOC, Cục An toàn thông tin sẽ đánh giá và công bố các giải pháp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ TTTT để các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở lựa chọn SOC phục vụ công tác giám sát an toàn thông tin tại bộ, ngành, địa phương mình.
“Đứng trước những thách thức mới về an toàn, an ninh thông tin, việc đẩy mạnh triển khai hoạt động giám sát các hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp bách và cần thiết nhằm bảo đảm an toàn thông tin trong giai đoạn hiện nay”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Ở góc độ của doanh nghiệp an toàn thông tin, CEO Công ty VSEC Trương Đức Lượng cho biết, việc triển khai giám sát an toàn thông tin với các hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số đều đang gặp những thách thức chung, trong việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn cao để phát triển và vận hành.
“Ngoài ra sự thay đổi nhanh chóng của các hình thức tấn công cũng đặt ra một thách thức lớn cho đội ngũ an toàn thông tin khi cần liên tục cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng xử lý”, ông Trương Đức Lượng chia sẻ thêm.
Từ thực tế triển khai hỗ trợ bảo vệ các hệ thống thông tin của các bộ, tỉnh, đại diện CyRadar cho rằng, cần có các giải pháp phòng chống tấn công từ bên ngoài cũng như bảo vệ hệ thống từ bên trong. Đặc biệt là cần chú trọng nâng cao chuyên môn, hiểu biết về an toàn thông tin thông qua việc thường xuyên diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng, tổ chức đào tạo chuyên môn an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, đào tạo nhận thức an toàn thông tin cho người dùng.
Vân Anh
Mỗi tuần có hơn 265 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam là 6.641 cuộc. Trung bình mỗi tuần, có hơn 256 sự cố tấn công vào các hệ thống trong nước.
" alt="50% hệ thống thông tin của các bộ, tỉnh mới chỉ được giám sát lớp mạng" />Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là một nhiệm vụ trọng tâm. Mục tiêu là hình thành một hệ thống/trung tâm lưu trữ, tích hợp, chia sẽ dữ liệu dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; là hợp phần trong chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh thành phố Hải Phòng; được chia sẻ, kết nối, đồng bộ với hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia trong ngành nông nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu của thành phố, các hệ thống cơ sở dữ liệu khác (khi cần), đồng thời tạo nguồn dữ liệu mở cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.
Sở đưa ra 13 nhiệm vụ ưu tiên, trong đó có số hóa hồ sơ tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành NN&PTNT thành phố Hải Phòng; xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu Nông sản thành phố Hải Phòng; xây dựng trung tâm lưu trữ, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mô hình ứng dụng công nghệ viễn thám, thiết bị bay không người lái trong quản lý, giám sát hoạt động sản xuất trồng trọt; diễn biến rừng; các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Trong trồng trọt và bảo vệ thực vật, sẽ tiến hành xây dựng dữ liệu và quản lý các vùng trồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong trồng trọt; số hóa các quy trình, nghiệp vụ và cung cấp dữ liệu, dịch vụ số hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; theo dõi diễn biến tình hình sản xuất, thời tiết, khí hậu, sinh vật gây hại trên cây trồng.
Đối với chăn nuôi và thú y, sẽ xây dựng dữ liệu và quản lý các vùng chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong chăn nuôi; theo dõi diễn biến tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, giết mổ và vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; số hóa các quy trình, nghiệp vụ và cung cấp dữ liệu, dịch vụ số hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thủy sản, xây dựng dữ liệu và quản lý các vùng nuôi thủy sản, khu vực biển nuôi thủy sản, ngư trường khai thác thủy sản, khu bảo tồn nguồn lợi, khu vực cần bảo vệ nguồn lợi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thủy sản; các tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...; theo dõi diễn biến tình hình sản xuất, thời tiết, khí hậu, diễn biến môi trường sản xuất trong thủy sản; số hóa các quy trình, nghiệp vụ và cung cấp dữ liệu, dịch vụ số hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, viễn thám, cảm biến, nano, tự động hóa trong nuôi trồng thủy sản, quản lý môi trường ao nuôi, thu hoạch và bảo quản sản phẩm, dự báo và tìm kiếm ngư trường khai thác thủy sản. Triển khai nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, giám sát sản lượng, truy xuất sản phẩm thủy sản trên phương tiện điện tử; quản lý tàu cá bằng thiết bị giám sát hành trình, viễn thám; chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động tại cảng cá.
Đối với lâm nghiệp, sẽ xây dựng dữ liệu và quản lý diện tích rừng, đất rừng, động vật rừng, lâm sản, giám sát tài nguyên đa dạng sinh học, môi trường rừng; ứng dụng công nghệ viễn thám, trí tuệ nhân tạo, thiết bị thông minh trong cập nhật diễn biến rừng, giám sát phòng và chữa cháy rừng, dự báo nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng. Khuyến khích các tổ chức, các nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc giống và lâm sản, chuyển đổi số trong quản lý rừng trồng, phát triển kinh tế rừng và chế biến lâm sản.
Trong công tác thủy lợi, phòng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo chính xác, kịp thời, hiệu quả, sẽ xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu và quản lý các công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống thiên tai; hành lang bảo vệ các công trình về đê điều, thủy lợi; thông tin, dữ liệu về khí hậu và thủy văn, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học; thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn…
Với chiến lược này Ủy ban nhân dân các huyện, quận (có sản xuất nông nghiệp) căn cứ các mục tiêu, định hướng và giải pháp của Kế hoạch, xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn phù hợp với thực tiễn. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách trung ương đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để đấy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bố trí ngân sách địa phương các cấp, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
" alt="Hải Phòng đẩy mạnh xây dựng hệ thống dữ liệu nông nghiệp" />Sinh viên Trường ĐH Hà Nội Trả lời VietNamNet, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết, trường đã tự chủ hoàn toàn (kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư). Như vậy với cơ chế này, nhà trường không còn nhận kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước và phải tự đảm bảo hoàn toàn các khoản chi về lương cho nhân sự, chi phí hoạt động vận hành và đầu tư (phòng học, phòng máy, thiết bị, học liệu, wifi và đặc biệt là xây dựng các công trình mới).
Nguồn thu chính của nhà trường vẫn là học phí, khoảng 65-70% tổng thu; phần còn lại đến từ các nguồn thu hợp pháp khác. Theo TS Cúc Phương, trong bối cảnh tự chủ, học phí sẽ cần có một lộ trình tăng dần để đảm bảo cân đối thu – chi và đầu tư phát triển.
“Khi học phí tăng, quỹ học bổng dành cho sinh viên sẽ tăng vì học bổng khuyến khích học tập chiếm tỉ trọng 8% tổng thu học phí. Chẳng hạn, trong năm học 2022 – 2023, nhà trường cấp hơn 17,3 tỷ đồng cho 1.645 lượt sinh viên”, bà Phương nói.
Ngoài ra, về cơ sở vật chất, nhà trường cũng cải tạo, nâng cấp và xây mới hàng năm. Bên cạnh việc duy tu, bảo trì các công trình hiện có, theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, nhà trường cần xây dựng mới một số công trình vì sẽ tăng quy mô đào tạo. Do đó sẽ cần có kinh phí để đầu tư.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ quan tâm đầu tư cho nguồn nhân lực để thu hút các giảng viên có trình độ cao, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
“Để thực hiện được chiến lược phát triển cần có kinh phí và nguồn kinh phí này sẽ đến từ học phí và từ các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường”, bà Phương cho hay.
Theo đại diện trường, đối với các khóa 2020 và 2021, học phí sẽ được giữ nguyên trong 4 năm học. Bắt đầu từ khóa 2022 trở đi, học phí được điều chỉnh theo lộ trình, quy định. Mức điều chỉnh tùy thuộc tình hình thực tế nhưng mức tăng tối đa 15%/năm học.
“Như vậy mức điều chỉnh trên không vượt quá 15% như đã thông tin trong đề án tuyển sinh và quy định học phí các năm”, TS Nguyễn Thị Cúc Phương thông tin.
Năm 2024, học phí các trường đào tạo ngành luật cao nhất 181 triệu đồngNăm 2024, học phí các trường đại học đào tạo ngành luật ở mức khá cao. Trong đó, Trường ĐH Luật TP.HCM có mức học phí ngành cao nhất là 181 triệu đồng/ năm." alt="Sinh viên phản ứng vì trường tăng học phí" />- 400 suất học bổng từ quỹ “Cho em đến trường” được trao tặng đến các em học sinh hiếu học Đồng Nai vào ngày 11/11/2017.
Quỹ học bổng“Cho em đến trường” hướng đến những học sinh nghèo vượt khó học giỏi nhằm mục đích chia sẻ những khó khăn và khích lệ tinh thần cho các em trên đường tìm kiếm tri thức được Công ty Ajinomoto Việt Nam bắt đầu khởi xướng từ năm 2003.
Tại buổi lễ, 400 suất học bổng đã được trao tặng đến các em học sinh hiếu học tỉnh Đồng Nai Năm nay, Công ty Ajinomoto Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai trao tặng 200 suất học bổng các học sinh nghèo hiếu học các trường THCS và THPT tại Đồng Nai với tổng trị giá là 220 triệu đồng cùng cặp sách và sản phẩm của công ty. Đây là lần thứ 14 lễ trao học bổng “Cho Em đến trường” được tổ chức cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ba doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đồng Nai là công ty Quadrille Việt Nam, công ty Kuhera Việt Nam và công ty gas Việt Nhật cũng đóng góp vào Quỹ Học bổng Cũng trong dịp này, 3 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Công ty Cổ phần Gas Việt Nhật, Công ty TNHH Quadrille Việt Nam và công ty TNHH Kureha Việt Nam cũng đã đồng hành cùng Quỹ học bổng “Cho em đến trường” trao tặng 200 suất học bổng với tổng trị giá 220 triệu đồng cho các em học sinh nghèo.
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc công ty Ajinimoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết: “Chúng tôi tin rằng một công ty sẽ khó tăng trưởng nếu thiếu vắng sự phát triển bền vững của địa phương. Trong đó, giáo dục chính là gốc rễ của sự phát triển ấy. Quỹ Học Bổng “Cho em đến trường” do công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng đến nay đã được duy trì và phát triển qua 14 niên học. Chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành cùng Hội Khuyến Học Đồng Nai trao tặng học bổng đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hy vọng những suất học bổng này sẽ hỗ trợ phần nào những khó khăn hiện tại của các em từ đó có thể động viên, giúp các em tự tin vươn đến một tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và giúp ích cho gia đình, xã hội.
Song song hoạt động trao học bổng thường niên cho học sinh nghèo hiếu học, trong những năm qua, Công ty Ajinomoto Việt Nam cũng xây dựng và trao tặng nhà nhân ái, nhà tình nghĩa trên cả nước.
Cùng với đó, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang nỗ lực triển khai dự án “Bữa ăn học đường” với mục đích cải thiện chế độ dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học. Dự án “Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam” (VINEP) mà công ông ty đang phối hợp thực hiện cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Bộ Y tế cũng là một hoạt động ấn tượng.
Dự án thiết lập các chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng y tế lớn trên toàn quốc và xây dựng hệ thống quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Minh Tuấn
" alt="Trao 400 suất học bổng ‘Cho em đến trường’ cho HS Đồng Nai" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
- ·Đăng ảnh hộp cơm của chồng lên Facebook, vợ bị mắng té tát
- ·Phương án tuyển sinh 2021 các trường đại học
- ·Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở đường ra thế giới
- ·Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
- ·Quan hệ ‘độc tôn’ giữa SK Hynix và Nvidia bị phá vỡ
- ·Những lời chúc 20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
- ·Hơn 43% hệ thống thông tin chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn
- ·Nhận định, soi kèo Lecce vs Inter Milan, 0h00 ngày 27/1: Chiến thắng nhọc nhằn
- ·'Giáo dục mới: Người đi sau không thể phủ nhận người đi trước'