Nokia là đại gia ĐTDĐ được hưởng lợi nhiều nhất từ nhu cầu mua ĐTDĐ của các thị trường mới nổi
ICTnews- Bùng nổ nhu cầu mua ĐTDĐ tại các thị trường mới nổi ở châu Á và châu Phi đã đưa doanh số ĐTDĐ quý III trên toàn cầu tăng vọt so với quý trước.
Theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics, 285 triệu máy ĐTDĐ đã được tiêu thụ trên toàn cầu trong quý từ tháng 7-9/2007, nhờ nhu cầu mua máy ở châu Á và châu Phi tăng 12% so với 1 năm trước đó.
Các nhà cung cấp ‘dế” hàng đầu nói họ dự đoán thị trường sẽ tăng hơn 10% trong quý IV. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng thiếu hụt linh kiện có thể khiến mức tăng trưởng giảm sút. Theo Strategy Analytics, thiếu linh kiện có thể khiến doanh số giảm khoảng 5 triệu chiếc trong quý IV và còn có thể tiếp tục trong năm 2008.
“Chúng tôi biết ít nhất 4 trong số 4 nhà kinh doanh ĐTDĐ hàng đầu thế giới hiện đang gặp vấn đề thiếu linh kiện, hầu hết là các linh kiện LCD và ngoại vi”, nhà phân tích Neil Mawston của Strategy Analytics nói.
" alt=""/>Thị trường “dế” tăng trưởng nhờ châu Á, PhiẢnh: PCmag
Ổ cứng cầm tay dùng cổng USB loại 200 GB của Toshiba.
Trong đó phiên bản dung lượng cao nhất lên tới 200 GB và được bán với giá 229,99 USD.
" alt=""/>Toshiba 'ra lò' ổ cứng bỏ túi 200 GBMối quan hệ giữa công nghệ điện thoại di động và sự phát triển kinh tế cũng giống như lập luận về “quả trứng và con gà” trong triết học.
Cho đến nay, dường như chúng ta cũng chưa thể khẳng định được nền kinh tế phát triển, sinh ra chiếc điện thoại di động hay chính chiếc điện thoại di động khiến cho nền kinh tế phát triển rực rỡ hơn.
Khi mới xuất hiện, chiếc điện thoại di động chỉ phù hợp với túi tiền những người có thu nhập tương đối trở lên. Dần dà nhiều người bình thường cũng đã dùng nó, và đến nay, người ta thấy bác xe ôm đầu ngõ cũng dùng “di động” để đón khách, bà bán vé số cũng có “di động” để tiếp thị khách, thậm chí chính mắt tôi đã thấy một “vị hành khất” cũng vừa đi vừa nghe “di động” (chắc để biết một ngôi chùa nào đó đang có nhiều khách thập phương đến viếng).
Khi thấy tôi nhìn, “vị” ấy hơi ngượng và tắt máy. Như vậy, kinh tế phát triển trước tạo nền cho điện thoại di động xuất hiện hay chính sự ra đời của điện thoại di động lại giúp nền kinh tế thay da đổi thịt (?).
Theo nghiên cứu từ một công trình của trường đại học Havard, trước năm 1997, khi điện thoại di động chưa phổ biến ở vùng nông thôn Ấn Độ, cuộc sống, tính mạng và “cái ăn” của ngư dân ven biển Kerala thuộc miền Nam Ấn Độ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự “may rủi” của số phận.
" alt=""/>Mobile nối vòng tay lớn