您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Amazon trình làng điện thoại Fire Phone giao diện 3D
NEWS2025-02-24 09:13:06【Thể thao】8人已围观
简介Amazon đã chính thức công bố smartphone đầu tiên của hãng: Fire Phone. Thiết bị sở hữu màn hình 4.7 bầu cử tổng thống mỹbầu cử tổng thống mỹ、、
![]() |
Amazon đã chính thức công bố smartphone đầu tiên của hãng: Fire Phone. Thiết bị sở hữu màn hình 4.7 inch,ìnhlàngđiệnthoạiFirePhonegiaodiệbầu cử tổng thống mỹ độ phân giải 1280 x 720 pixel với mật độ điểm ảnh 315ppi và độ sáng 519 nit, các nút bằng nhôm, vi xử lý Qualcomm lõi tứ 2.2GHz, card đồ họa Adreno 330 và RAM 2GB. Máy mỏng 8,9mm, nặng 160g. Theo giới thiệu của Amazon, pin 2400mAh của Fire Phone đủ dùng cho 11 giờ phát video. Máy chạy hệ điều hành Fire OS 3.5.0, một phiên bản mới của hệ điều hành chạy trên các tablet Kindle Fire HDX. Fire Phone được trang bị loa stereo kép và đi kèm tai nghe “chống rối”.
![]() |
![]() |
![]() |
Điện thoại mới ra mắt của Amazon sở hữu camera chính 13MP, khẩu độ f/2.0 với tính năng ổn định hình ảnh quang học. Một nút chụp ảnh chuyên dựng sẽ tự động mở ứng dụng camera và chụp ảnh. Tổng giám đốc Jeff Bezos của Amazon nói rằng người mua Fire Phone sẽ được hưởng kho lưu trữ ảnh không giới hạn qua Amazon Cloud Drive.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Fire Phone là giao diện 3D . Bốn camera ở phía trước thiết bị sẽ theo dõi cử động của đầu người dùng, cùng với những đèn hồng ngoại để đảm bảo tính năng hoạt động trong cả phòng tối. Khi người dùng nghiêng đầu hay thay đổi góc nhìn, giao diện sẽ tự động điều chỉnh để người dùng thấy được một số góc khác của hình ảnh. Với Fire Phone, bạn có thể lướt qua các hình ảnh và di chuyển giữa các trang web bằng cách hơi nghiêng thiết bị, chứ không phải chỉ bằng cách thao thác đầu ngón tay trên màn hình cảm ứng. Một bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) sẽ được cung cấp để các nhà phát triển thêm tính năng này vào ứng dụng của riêng họ.
很赞哦!(4431)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- Tin sao Việt 5/3: Lý Nhã Kỳ hóa gái quê thăm vườn cây 1 hecta trĩu quả mới mua ở Vũng Tàu
- Con gái 3 tuổi xinh xắn của Lam Trường và vợ 9X
- Bạn gái muốn chia tay sau khi nghe tôi thú nhận từng 'ăn trái cấm'
- Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
- Sinh viên 17 trường ĐH tiếp cận công nghệ tiệt trùng UHT
- Ăn miếng gà tần con dâu mua, mẹ chồng khóc nghẹn
- Áp dụng khoa học công nghệ, kinh tế chia sẻ trong phát triển nông nghiệp Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ
- iOS 16 xác thực bảo mật có gì mới
热门文章
- Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
- Trang Tư Mẫn tổ chức lễ cưới không khách mời vì dịch Covid
- Vừa nhận kim cương khủng từ đại gia, Phi Thanh Vân lại được trai trẻ kém 13 tuổi tỏ tình
- Con gái tôi quyết lấy chồng 61 tuổi chỉ vì muốn chơi mà vẫn có tiền
站长推荐
Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
Vợ chồng tôi kết hôn được gần 20 năm nhưng hiếm hoi chỉ có một con gái năm nay gần 16 tuổi (Ảnh: iStock).
Sự thật vừa nghe từ con gái giống như vết dao đâm thẳng vào trái tim tôi. Nhưng sau phút sững sờ, tôi lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Tôi không thể phá vỡ gia đình này. Tôi vẫn yêu chồng và quan trọng hơn là tôi yêu con, lo lắng cho sự phát triển của con ở tuổi đang lớn. Giai đoạn này con cần sự gần gũi yêu thương đầy đủ của cả bố và mẹ.
Tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với chồng rằng, tôi biết anh có bồ ở ngoài nhưng tôi không muốn phá vỡ gia đình, không muốn ảnh hưởng tới con và đề nghị anh gần gũi con hơn. Anh nghe tôi, tìm cách chuyện trò với con nhưng khi thấy con tỏ thái độ chống đối ra mặt, không ngoan hiền như trước, anh chán nản, viện vào cớ này, ngày càng ít thời gian có mặt ở nhà.
3 người ở 3 thế giới khác nhau, hoàn toàn xa cách. Con gái tỏ thái độ lầm lì, không muốn giao tiếp, lặng lẽ ăn rồi quay về phòng. Tôi âm thầm bên mâm cơm nguội ngắt, đợi chờ rồi lại dọn đi. Từ ngày biết không cần giấu nữa, chồng tôi trở nên công khai, còn nói với tôi anh đã hết tình cảm và đề nghị ly hôn. Tuy nhiên, tôi không đồng ý.
Tôi biết nhiều gia đình bố mẹ ly hôn, người thiệt thòi nhất chính là con cái của họ. Tôi không muốn điều đó xảy ra với gia đình mình. Vì vậy, tôi không ngại nín nhịn, nhún nhường, miễn là những thứ mà tôi cố công tạo dựng bao năm không sụp đổ. Tôi cho rằng, chồng tôi chỉ đang say nắng chứ anh vẫn trân quý gia đình, yêu vợ thương con.
Tôi tin sự hy sinh của tôi sẽ có lúc khiến anh nhận ra sai lầm và trở về với mẹ con tôi. Cho nên, bỏ mặc sự cáu gắt vô lý từ chồng, mặc anh ấy sẵn sàng nổi khùng, cãi vã, không còn nhẹ nhàng nể trọng tôi như xưa, tôi vẫn im lặng bỏ qua mọi chuyện.
Chứng kiến sự nhẫn nhịn của tôi, con gái hỏi: "Sao mẹ không bỏ bố? Sống thế này mẹ không thấy mệt à?". "Mẹ mệt chứ, nhưng mẹ sẵn sàng chấp nhận mọi thứ vì con", tôi đáp.
Tôi cứ nghĩ con sẽ ôm lấy tôi để cảm ơn. Nhưng không, con bỏ đi, đóng sập cửa trước sự sững sờ của tôi. Thái độ hằn học, hỗn hào này nếu là trước kia, hẳn tôi đã điên lên mà dạy dỗ con, nhưng hôm nay tôi câm lặng.
Tôi hiểu tổn thương với người lớn dù tệ vẫn dễ chấp nhận hơn nỗi đau trong lòng con trẻ, nhất là khi tận mắt chứng kiến bố ngoại tình, phản bội mẹ và niềm tin của con.
Cảm giác bị phản bội bởi người mà mình tôn kính thật sự gây ra tác động quá lớn đến tâm hồn con. Tuy nhiên, trẻ con lại có suy nghĩ và quan điểm riêng mà người lớn không thể tưởng tượng nổi. Đứa con gái chưa đầy 16 tuổi của tôi hóa ra giữ trong lòng những điều khiến tôi phải giật mình. Tôi chỉ nhận ra điều này khi vô tình trong lúc dọn phòng, đọc được tờ giấy con kẹp trong vở.
Nội dung tờ giấy viết rằng con ghét, giận và thất vọng với bố mẹ. Bố thì phản bội, mẹ thì nhu nhược, yếu đuối. Con mong sau này không lấy chồng, không lặp lại cuộc sống tội nghiệp, đáng chán của mẹ.
Tôi đọc đi đọc lại mảnh giấy. Những dòng chữ non nớt này đã dạy cho tôi một bài học, để trực tiếp nhìn thấu vào sự hèn nhát của chính mình. Tôi đang cố ru ngủ bản thân, không chịu chấp nhận thực tế.
Tôi không chỉ đánh mất chồng, đánh mất hình tượng của tôi trong mắt con mà còn đánh mất cả chính tôi. Thay vì trở thành tấm gương cho con tự hào, vợ chồng tôi trở thành những hình mẫu méo mó, tệ hại.
Điều tôi cần làm lúc này là đồng ý ly hôn và mạnh mẽ xây dựng lại cuộc sống hạnh phúc do chính tôi tạo dựng, chứ không phải thứ hạnh phúc mà tôi thụ động trông đợi vào tình thương từ ai khác đem lại cho tôi.
Theo Dân trí
10 năm qua, vợ sống quá tốt nhưng tôi vẫn muốn ly hôn
Từ ngày về làm dâu, vợ tôi luôn chu toàn mọi việc trong nhà. Ai cũng yêu quý cô ấy, chỉ có tôi là chưa từng cảm thấy rung động, chỉ nghĩ đến việc ly hôn.">Tôi cố gắng giữ gia đình vì con, ly hôn cũng vì con
Lần đầu tiên có một bà mẹ lôi tất tần tật những câu chuyện không lấy gì làm hay ho trong quãng thời gian dậy thì của cậu con trai để in thành sách.
Hiện nay, sách viết về dạy con lứa tuổi mầm non, nhi đồng khá nhiều, nhưng sách về lứa tuổi dậy thì lại hơi khó kiếm. Vì vậy, cuốn "Cuộc chiến tuổi dậy thì" ngay khi ra mắt đã gây ra một cơn sốt nho nhỏ với những phụ huynh có con ở lứa tuổi ẩm ương.
Tác giả của cuốn sách giản dị, hấp dẫn này là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Trong sách không phải là những chia sẻ, phân tích học thuật của một nhà khoa học, mà là những câu chuyện có thật rút ra từ 6 năm "sống chung" với "cơn lũ" tuổi dậy thì của cậu con trai.
TS Nguyễn Thị Phương Hoa: "Tôi đã phải rên lên rằng “Ước mơ lớn nhất của mẹ sau này là con đẻ ra được một thằng như con, để con được thưởng thức nó”…”.
Cái tuổi mà như chị viết là "lúc tươi lúc héo, như một bức tranh lập thể đủ hình khối, lắm sắc màu, thật khó đọc, lắm khi hoang mang, tuyệt vọng, khi lại ngỡ ngàng, xúc động...". Nó khiến cho người mẹ luôn trong tư thế “3 sẵn sàng”: sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng ứng phó và sẵn sàng "câm điếc"...
Không chỉ “chiến” với con, tôi còn phải “chiến” cả với chồng
Chị Phương Hoa chia sẻ rằng “Cuộc chiến tuổi dậy thì bao gồm ba cuộc khủng hoảng: giữa đứa trẻ chiến với cha mẹ, cha mẹ “chiến” lại với nó và đứa trẻ phải chiến với chính những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong bản thân nó".
- Tuổi dậy thì là giai đoạn khủng hoảng nhất trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên điều này được diễn ra khác nhau ở tùy từng đứa trẻ. Trong đó, những mâu thuẫn giữa trẻ và chính bản thân nó trong đời sống tinh thần, tâm lý, cảm xúc, sinh lý được coi là “nội chiến”.
Ở giai đoạn trẻ con chưa qua người lớn chưa tới, đứa trẻ trở nên rất đáng thương khi bị rơi vào rất nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng giá trị, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng trong các mối quan hệ bạn bè, thậm chí xảy ra không ít xung đột trong quan hệ bạn bè, khủng hoảng thần tượng ...
Không phải đứa trẻ nào cũng tìm được cách giải quyết những khủng hoảng này.
Trẻ thấy dằn vặt, khổ sở đầy mâu thuẫn. Trong khi đó, trẻ vẫn hàng ngày phải đối diện với các áp lực từ thầy cô, từ nhà trường, từ bố mẹ.
Cuộc “nội chiến” vì thế mà thêm căng thẳng. Và đây cũng là xuất phát để “châm ngòi” cho những cuộc chiến của trẻ với bố mẹ.
Vậy thì bố mẹ nên làm gì?
- Nó “chiến” với mình không nhẽ mình không “chiến” lại? Gọi là “chiến” lại thôi, chứ thực ra là bố mẹ giúp con chiến thắng bản thân. Điểm yếu của tuổi dậy thì là tính hưng phấn rất lớn - dễ nổi nóng, khả năng kiềm chế kém, khó kiểm soát hành vi. Bố mẹ cần có sự giúp đỡ để con bình tĩnh lại.
Có tận ba “cuộc chiến” với đứa trẻ tuổi dậy thì. Vậy thì cuộc chiến nào là “khốc liệt” nhất, mà nếu lỡ thua thì hậu quả sẽ ra sao?
- Theo tôi, đó là “cuộc chiến” giữa bố mẹ với con, để giúp cho con vượt qua và hóa giải những mâu thuẫn, khủng hoảng trong nội tại của con và cả những mâu thuẫn con đặt ra cho bố mẹ nữa.
Con hỗn láo, nóng nảy, chả lẽ bố mẹ cứ để thế? Vậy mới cần đến bố mẹ, và thường hỏng là do bố mẹ không biết cách.
Đã có lúc nào chị cảm thấy bế tắc muốn buông tay không? Và tại sao chị lại không làm thế?
- À, đã có lúc tôi muốn buông tay vì không thể chịu đựng được nữa.
Tôi lại còn mệt mỏi vì ông chồng tôi chiều con lắm.
Và chính vì thế, với tôi, còn có thêm một “cuộc chiến” nữa.
Lại còn “cuộc chiến” nào nữa chị?
- Là giữa tôi với ông chồng.
“Cuộc chiến” này có vẻ… hay đây!
- Không ai như chồng tôi, ông ấy yêu con một cách “điên rồ”, theo cách của phụ nữ yêu con. Thằng bé 91 kg, mông chắc cũng bằng một nửa cái bàn này rồi mà ông ấy còn cứ suốt ngày hôn với hít, rồi xoa mông xoa lưng nó. Bảo cho con ị trên tay khéo ông ấy cũng đồng ý luôn…
Ra khỏi nhà, cứ đến cơ quan là bố gọi điện về “Con trai của ba đang làm gì thế? Ba nhớ con trai quá”. Ông chồng tôi chỉ tới bệnh viện rồi về nhà… ngắm con. Đừng ai động vào con ông ý.
Mà chồng tôi luôn hy sinh vô điều kiện nên con sinh ích kỷ. Chồng chiều con quá nên tôi không chịu đựng nổi. Mình nói một đằng nó làm một nẻo, cứ nhâng nhâng có sợ mẹ đâu bởi vì nó có hậu phương vững chắc là ba rồi.
Con không chịu làm việc nhà. Tôi bảo con “Muốn ăn thì phải làm”, và kiên quyết không nấu nữa. Tôi vừa để bếp nguội là ông chồng bê đồ ăn về chật kín tủ lạnh, toàn đồ ngon nhất siêu thị. Vậy thì con còn sợ gì nữa, đúng không? Mở tủ lạnh ra mà bực không thể tả.
Ông chồng tôi cứ hồn nhiên cho rằng “Tôi sống tử tế như thế này chả có lý do gì con tôi lại hư”. Ông ấy suốt ngày lăn lộn ở bệnh viện, bệnh nhân gọi là đi bất kể giờ giấc. Tôi rất ủng hộ, nhưng cũng phải bảo chồng “Ba tử tế, nhiệt tình với bệnh nhân thì rất tốt thôi nhưng ba phải nhớ là không có bệnh nhân nào đưa con ba đi cai nghiện đâu, cũng chẳng có bệnh nhân nào đưa cơm tù cho con ba đâu, nên ba cũng nên cân đối thời gian”.
Chỉ sau vụ con nghiện điện tử mà bị nó dắt dây, che mắt, ông ấy mới nghe vợ, mới công nhận “Mẹ tinh thế, cái gì cũng biết”.
Nói chuyện với các học viên, nhiều bạn cũng ồ lên “Nhà em cũng thế”. Nhiều bạn phải “chiến” với chồng ngay từ khi con còn bé tí teo.
Vì mình sinh ra nó
Quay trở lại câu hỏi: Tại sao chị không buông tay?
- Nhiều khi điên lên, tôi đã định bỏ đi, thậm chí đã tìm thuê nhà để ở. Bụng bảo dạ: “Chồng chẳng thể rời con nửa milimet thì mình đi”…
Nhưng sau mới nghĩ: Khi sinh con ra mình không hỏi con nó có muốn ra đời hay không, mình cũng không hỏi con là con có muốn là con của ba mẹ hay không. Mình sinh con ra vì mình chứ không hề vì nó. Rồi đến khi sinh một đứa con khác cũng chẳng hỏi con có muốn làm anh, làm em “đứa” kia hay không mà tình cờ thành ra ruột thịt. Vì vậy đã sinh con ra là mình phải có trách nhiệm với con.
Những câu chuyện thể hiện chị là một người bản lĩnh, mạnh mẽ nhưng khi dạy con lại vô cùng mềm mỏng, bền bỉ. Đó có phải là điều kiện cần của mỗi người làm cha, làm mẹ trong quá trình nuôi nấng con cái không?
- Đúng, dạy con cần nhất là mềm mỏng, bền bỉ. Con mình nóng tính mình càng phải mềm. Tôi cũng là người nóng tính nhưng vì con nên tôi đã thay đổi rất nhiều, tôi mềm tính đi và nói với con rất ngọt ngào.
Con bề ngoài hay tỏ vẻ coi thường, bất chấp lời cha mẹ, nhưng đến khi lớn thêm lên con sẽ hồi tâm lại. Có thể lúc nào đó nó không muốn nhìn thấy, chưa muốn nhìn thấy, không muốn chấp nhận nhưng một khi lời nói, cử chỉ yêu thương luôn được lặp đi lặp lại tôi nghĩ thế nào rồi con cũng sẽ nhận ra tình yêu bố mẹ dành cho mình.
Khi con cái “điên” lên cách tốt nhất là yên lặng. Nói một câu nhẹ nhàng nó không nghe cách tốt nhất là bỏ đi chỗ khác. Cứ để nó như quả bóng tự xì hơi, không thể nào căng mãi được đâu.
Ngoài 3 chữ “sẵn sàng”, tôi còn có 4 chữ “rất”: Rất kiên trì, rất bền bỉ, rất nhẫn nại và rất nguyên tắc.
Nguyên tắc chị đặt ra là gì?
- Là không chỉ nói suông. Ví dụ, con không đui què mẻ sứt thì ăn được phải làm được, không có lý do gì ba mẹ phải phục vụ.
Có câu chuyện này: Hè lớp 11, tôi thuyết phục được con trai và cháu qua Đức tham quan tìm hiểu dần để chuẩn bị tâm thế cho du học khi kết thúc lớp 12. Mục đích và kế hoạch của chuyến đi đã thất bại hoàn toàn vì sự thờ ơ và vô cảm của hai đứa. Hai đứa như hai đống thịt tay phăm phăm cái smartphone để lướt nét hoặc ngồi nghiền phim… Đã phí tiền, mất thời gian lại còn rước thêm cái bực mình vì thằng con trai còn thách thức trưng trên facebook “Chào thân ái và dí… vào đi du học. Đứa nào đi thì đi, bố không thèm đi”.
Tôi tức điên lên nhưng nín nhịn, về nhà được mấy tuần mới nhẩn nha bảo con trai “Này con, như mẹ biết thì không ai có nghĩa vụ phải đi du học cả. Đây là ba mẹ đã tạo điều kiện cho chị Ti và chị Ti đã đi và thành công. Ba mẹ muốn tạo điều kiện, cơ hội cho con nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối. Con không có nghĩa vụ phải đi du học, cũng không ai có nghĩa vụ phải học đại học. Rất nhiều người không học đại học vẫn sống rất đàng hoàng và tử tế. Con hoàn toàn có quyền từ chối thi đại học, con hoàn toàn có quyền từ chối kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Con hoàn toàn có quyền đăng ký đi nghĩa vụ quân sự, mà thực ra không cần phải đăng ký người ta cũng gọi vì con có sức khỏe tốt, lại không cận thị… Lúc nào con học cũng được, không vấn đề gì”…
Càng ép nó lại càng tưởng mình cần, mình sợ. Nên cứ giữ tâm thế thoải mái. Tự dưng nó đang lên gân lên cốt, thấy mình thế là nó xẹp. Chứ nếu mình “Mày phải thế này, tao nuôi mày mà mày bỏ học à…”, là nó nắm được huyệt “Sợ rồi nhé, chết ngay nhé”.
Đấy là nguyên tắc của tôi: “Mẹ không chạy theo con nhé, mà chỉ tạo điều kiện hỗ trợ. Mẹ chìa tay ra, nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối”. Tôi nói là làm thật đấy.
Chị có cho rằng mình cần thêm những điều gì để nuôi dạy con trở thành người như chị mong muốn không?
- Đừng nói là con mình thành người như mình muốn. Tôi nghĩ câu hỏi đúng phải là “Chị đã giúp con mình thành người như nó muốn chưa?”.
Nếu hỏi tôi muốn con thành người như thế nào, thì tôi chỉ ước muốn giản dị con sẽ thành một công dân tốt, sống đàng hoàng, tử tế, có một công ăn việc làm ổn định, hài lòng với cuộc sống, hài lòng với công việc.
Chị nhận xét thế nào về khả năng “chiến đấu” của các phụ huynh Việt Nam hiện nay? Lời khuyên của “bậc tiền bối” là gì?
- Với tôi, dạy con là cuộc chiến thực sự. Tôi không nhận xét gì về “các phụ huynh Việt Nam” đâu, vì tôi quen không nhiều đủ để khái quát.
Nếu chỉ nhìn ra bạn bè người quen xung quanh, tôi thấy cha mẹ bây giờ cũng thông thái hơn nhiều. Họ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, rất cầu thị, tìm các con đường, cách thức, tìm hiểu lý thuyết quan điểm dạy con… Như TS Đặng Hoàng Giang nhận xét hóm hỉnh rằng “Ngó Mỹ, dòm Nhật, hóng Do Thái, lựa chọn nào cho ta?”.
Tôi nghĩ phụ huynh ngày nay đa phần có thái độ nghiêm túc trong dạy con. Người ta biết sợ rồi, bởi bối cảnh xã hội bây giờ cái hay rất nhiều nhưng cái dở còn nhiều hơn, nên dạy con khó hơn trước.
Nhưng thành công hay không tùy từng trường hợp. Trong môi trường trí thức, người có con hư cũng không ít. Có nhiều lý do thất bại trong việc dạy con, như không có thời gian, hoặc đầu tư thời gian không đúng cách, hay quan tâm bằng miếng ăn cái mặc chứ không phải đời sống tinh thần.
Ông chồng tôi nói cũng có phần đúng, là con sống trong bầu không khí gia đình có bố mẹ sống rất sạch sẽ và tử tế thì chưa chắc con đã ngoan nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều đấy.
Trẻ con rất tinh, cha mẹ sống như thế nào con nhìn thấy hết. Vì thế, cha mẹ phải sống rất gương mẫu.
Thời gian là thước đo, nhưng cũng chỉ là thước đo vật chất, chưa phải thước đo cảm xúc. Ở bên con nhiều chưa chắc đã hiểu con. Có những bậc cha mẹ rất biết cách gần gũi con, ngay cả khi họ ở xa con. Hiểu nhau, chia sẻ với nhau, đấy mới là điều quan trọng nhất.
Xin cảm ơn chị.
Chi Mai thực hiệnXEM THÊM:
>> Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa">Cuộc chiến tuổi dậy thì
Tin sao Việt 14/3: Nữ ca sĩ Tóc Tiên, mới đây vừa khoe loạt ảnh đầy thần thái, sang chảnh, khí chất ngút ngàn với gu thời trang cực chất trên trang cá nhân. Từ khi lên xe hoa, nhan sắc bà xã Hoàng Touliver ngày càng thăng hạng rõ rệt, đầy cá tính nhưng cũng không kém phần mặn mà của một người phụ nữ hạnh phúc.
Hiền Thục tự tin khoe nhan sắc rạng rỡ, trẻ trung như đang ở tuổi đôi mươi khiến khán giả không khỏi bất ngờ khi năm nay nữ ca sĩ đã bước sang tuổi 38. Trở về từ Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 với thành tích Top 12, Hoài Sa mới đây vừa chia sẻ trên trang cá nhân những suy nghĩ của bản thân khi được hỏi tại sao lại giúp đối thủ trong quá trình diễn ra cuộc thi, người đẹp viết: "Con gái có rất nhiều cuộc thi còn người chuyển giới chỉ có một. Mỗi thí sinh khi đi thi đều có những câu chuyện khác nhau. Cuộc thi của chúng tôi không có xé váy, đập giày,... không có cạnh tranh mà chỉ có lắng nghe bằng trái tim và gọi nhau là chị em". Cát Tường đang có dịp về thăm quê ở Thừa Thiên Huế, nữ diễn viên hào hứng chia sẻ ảnh đi thăm mộ ông bà. Chia sẻ dòng trạng thái đầy ngôn tình nhưng cũng vô cùng dí dỏm, Kim Nhã khiến nhiều khán giả thích thú cùng với hình ảnh đầy nữ tính trong trang phục xuống phố của mình: "Anh hẹn em cuối tuần, chờ anh nơi cuối phố, biết anh thích màu trời em đã bồi hồi chọn màu áo xanh ngọc vì muốn anh tức chơi". Hiền Hồ cũng ngọt ngào, ngôn tình không kém khi khoe góc nghiêng của mình cùng câu thả thính: "Nghiêng đầu gương mặt đăm chiêu. Nhìn em thơm có liêu xiêu tí nào" Gia nhập hội thả thính mùa dịch còn có Han Sara, giọng ca "Tớ thích cậu" viết: "Tuyển gấp người nuôi. Dịch quá chả làm được gì ngoài thả thính". Hải Yến Idol mệt mỏi than thở vì dịch bệnh đang ngày càng nguy hiểm, nữ ca sĩ chia sẻ hình ảnh đeo khẩu trang ngồi ở bệnh viện cùng dòng trạng thái: "Dịch với chả doẹt. Đi đâu chẳng dám ngồi gần đám đông. Dù mọi người cũng rất ý thức đeo khẩu trang và trong viện mọi chốt kiểm tra thân nhiệt, dịch, nước rửa tay đều rất đầy đủ". Hoa hậu Khánh Vân đăng tải hình ảnh che kín khuôn mặt với kính và khẩu trang, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cập nhật trạng thái với mong muốn dịch bệnh mau chấm dứt: "Corona hãy tránh xa tất cả mọi người ra!". Tường Vi chia sẻ khoảnh khắc đầy nhí nhảnh, nữ diễn viên cũng không quên kèm theo dòng trạng thái đầy ngọt ngào như chiếc áo màu hồng mà cô đang diện trên người: "Giá anh mở tiệm cầm đồ. Để em ghé đến giả vờ cầm tay". Siêu mẫu Thanh Hằng đăng tải hình ảnh ngồi trước bàn ăn thịnh soạn, người đẹp nhí nhố chia sẻ: "Ủa, ai đồn em ăn kiêng đúng không?" Nhiều khán giả cũng để lại bình luận nhắc nhở chân dài nên ăn uống kiểm soát để giữ gìn vóc dáng của mình. Nhật Kim Anh chia sẻ hình ảnh mới cùng dòng trạng thái đầy tâm trạng, nữ diễn viên "Tiếng sét trong mưa" viết: "Đừng quá nhạy cảm với những điều xung quanh, chỉ làm bản thân tổn thương mà thôi". Mai Phương Thúy chia sẻ hài hước về tình trạng cân nặng của mình, nàng hậu cập nhật trạng thái: "Sáng phải dậy đi chạy chứ không phải đi ăn". Lê Phương đăng tải hình ảnh ngộ nghĩnh hai thiên thần bé bỏng của mình, nữ diễn viên cũng không quên gửi những lời chúc, mong muốn đại dịch mau qua đi. Quán quân The Face Vietnam 2016 - Phí Phương Anh đăng tải hình ảnh ngồi dưới ánh nắng tạo dạng với thần thái thu hút người nhìn. Hoàng tử xiếc Quốc Cơ vui vẻ đi mua bữa sáng, anh chia sẻ, từ khi vợ sinh bé Dâu, anh lại có thêm người bạn ăn sáng tuyệt vời, đó là cậu con trai lớn của mình. Thanh Phúc
Dương Khắc Linh hôn, tặng nhẫn kim cương cho vợ kém 13 tuổi
- Sara Lưu khoe khoảnh khắc hạnh phúc khóa môi Dương Khắc Linh ngọt ngào trong sinh nhật mình, đặc biệt là món quà trị giá nghìn đô mà ông xã dành tặng.
">Tóc Tiên khoe nhan sắc ngày càng lên hương sau đám cưới
Nhận định, soi kèo Saint
- Học thật nhiều văn hóa Việt Nam; Học nấu ăn, làm việc nhà; Học cầm búa đóng đinh; Học cách quản lý chi tiêu và thời gian; Học cách học giỏi bớt đi….là những chia sẻ của Hoàng Thu Trang – một du học sinh Mỹ nay đã hoàn tất việc học và đang làm việc tại Amazon (Mỹ).
Những thứ cần chuẩn bị
Xem bóng rổ và bóng bầu dục Mỹ:Bạn muốn thực sự hòa nhập với văn hóa Mỹ thì conversation about thể thao bao giờ cũng đứng đầu “chuỗi thức ăn.” Cho nên xem cho thích thì thôi.
Bệnh lớn nhất của tất cả mọi người trên thế giới là “tò mò.” Các bạn Mỹ cũng rất “tò mò” biết về những văn hóa kì lạ ở những vùng đất mới. “Cải táng” ở Việt Nam chẳng hạn cũng là một trong những thứ không chỉ cần biết, nên biết mà phải biết để còn có chuyện để nói. Thêm vào đó, dân Việt Nam mình luôn bị chê là mù văn hóa nước nhà thành ra nói chuyện không có interesting. Cho nên dù là con người cấp tiến, học và biết những truyền thống văn hóa của Việt Nam (cả nét đẹp và nét xấu) sẽ tạo cho bạn “bản sắc” riêng, nhất là trên đất khách. Bạn có thể Mỹ hóa phong cách làm việc, đừng Mỹ hóa “bản sắc”.
Học thật nhiều về văn hóa Việt Nam, những câu chuyện có thể kể:
Học nấu ăn, làm việc nhà:Nào cái này, các bạn giai cũng nên học nhé. Lý do này, thi thoảng còn mời bạn sang nhà (các bạn Mỹ + quốc tế), ăn uống giao lưu. Sau này có nhờ giúp sang khuân đồ, chuyển nhà, hoặc hỗ trợ gì, sẽ không bị gượng. Ngoài ra, nấu ăn ngon, sẽ cảm giác bớt nhớ nhà. Nấu ăn hàng ngày sẽ cảm thấy cuộc sống đàng hoàng hơn. Như thế sẽ tự tin hơn xách mông đến lớp. Về dọn nhà , rửa bát, có bạn kêu học bận quá không có thời gian dọn, kỳ thực mình thấy cái này là do các bạn không quản lý được thời gian. Tuần một lần lau nhà, 7 lần rửa bát, không có gì không dọn được cả. Hơn nữa việc bố trí 1 tuần kín lịch sẽ có hiệu quả như sau: Bạn chậm một việc thì chậm tất cả mọi việc nên túm lại tự nhiên bạn sẽ học được cách quản lý thời gian hợp lý.
Học cầm búa đóng đinh, cầm tuốc nơ vít vặn ốc:Đến lượt các gái đây. Có người nói với tớ, sang đây đến một kỳ mới có đệm nằm. Nói thật với các bạn, cuộc sống khổ sở, không đàng hoàng thì học hành cũng không tốt lại càng không tự tin nói chuyện với các bạn ở trường. Nếu biết tự đóng tự sửa thì thực ra full house với Mỹ cũng rẻ. Đệm mua hết 120USD, chăn ga gối đệm đồ mềm mất 50USD, bàn ghế giường tủ thì đi xin dần hoặc đi nhặt rác đóng lại. Túm lại muốn full house trong vòng 2 tuần đầu có thể collect được hết đồ, mất max là 350USD. Mua đồ thiết yếu kiểu giấy vệ sinh, thùng rác, đồ giặt chắc hết 150USD nữa là hết cỡ. Có một căn nhà tử tế rồi, tinh thần học hành sẽ lên cao. Ngoài ra có thể mời bạn bè về ăn uống, networking luôn. Nhất cử lưỡng tiện
Học cách quản lý chi tiêu và thời gian: Nếu tự nấu ăn nấu uống, tiêu khéo thì 1 đứa ăn như trâu như tớ một tuần hết khoảng $20 - $30. Tiền điện thoại 1 tháng hết $44 (cả thuế). Thêm tiền networking chắc cao nhất $150 (kiểu cuối tuần đi ăn hàng với bạn, đi uống bia.) Ngoài ra thì chả tiêu cái gì hơn, nhưng nhiều bạn kêu thiếu lắm á. Nếu bạn đi chợ mà cứ mua đồ chế biến sẵn nhiều thì tiện ăn nhưng lại đắt hơn. Nếu quản lý được thời gian phân bổ để có thời gian dành cho nấu nướng thì rẻ hơn rất nhiều.
Học có cái mặt dày: Làm ơn đi, sang đây thì mình giống nhà quê lên tỉnh ngơ ngơ. Tốt nhất là cái gì cũng hỏi, động cái hỏi, mấy bé Mỹ nhiệt tìn lắm, trả lời hết. Đặc biệt, những cái liên quan đến sarcasm của bọn Mỹ kiểu gì mình cũng cười chậm hơn bọn nó 1 tiếng đồng hồ. Nên đợi chúng nó cười xong thì vác mặt dày hỏi “chúng mày cười gì?” Đừng có ngượng mà trốn ở nhà không nói chuyện với chúng nó. Thế là xong đấy. Sống Mỹ mà cứ co rúm lại.
Học cách học giỏi bớt đi:Học ít thôi. Ờ thì nhiều bạn học giỏi 4.00 GPA, hoành tráng. Các bạn giành khoảng 20h học mỗi ngày, mình dành khoảng 12h thôi. Còn lại mình phải nấu nướng, dọn dẹp, phải đi thể dục, phải đi uống bia với bạn bè và quan trọng là tìm các khóa thực tập sinh. Nhưng nhìn đi nhìn lại điểm mình vẫn 3.7 - 3.8, không có tệ.
Quan trọng của việc học là cùng 1 thời gian nhưng bạn làm được nhiều việc chứ không phải dồn 100% thời gian vào một thứ để thứ đó cực tốt, những thứ khác thì “...” không giải quyết vấn đề lắm. Làm mọi thứ thật hiệu quá, có thời gian biểu rõ ràng, giờ nào việc nấy cho từng tuần mới tăng hiệu quảvà sức khỏe lao động. Một việc nữa các bạn không để ý đó chính là: “Thực ra việc học là việc mà bạn nắm chắc là bạn làm tốt nhất. Dễ hơn networking, dễ hơn đi uống bia với đội Mỹ.” Ờ, thực ra thì các bạn hơi “hèn” nếu chỉ có học, vì các bạn chọn con đường “comfort zone” (vùng thuận tiện) thay vì “step out into the world" (bước ra thế giới). Vậy nên ý, nếu đến Mỹ rồi thì “học vừa vừa thôi”.
Học cách nhìn xa hơn: Bạn học để làm gì? Để được điểm cao? Sao tầm nhìn ngắn vậy. Tôi học để sau này làm ở tập đoàn A, vị trí CEO, lương tầm vài trăm triệu một tháng. Tôi học để sau này làm nhiều tiền rồi sẽ đi du lịch thế giới. Tôi học để làm Thủ tướng VN trong 20 năm tới. Nhìn xa như vậy, bạn sẽ thấy học không hẳn đã quá quan trọng. Điểm bạn cao vừa vừa, xây dựng mạng lưới rộng lớn, quan hệ nhiều. Cái việc mình cần vay tiền có người cho vay. Cần giới thiệu có người đứng ra giới thiệu là cái quan trọng hơn. Đi chơi nhìn tưởng không có mục đích vậy mà có đấy. Chơi cho vui cũng là một mục đích, hơn nữa bây giờ vui sau này biết đâu giúp được nhau cái gì. Con đường bạn đi rất dài, MBA chỉ 2 năm trong cuộc đời 70 - 100 năm của bạn.
Những thứ đồ cần mang theo
Đồ bếp: 5 cái bát (3 bát 2 đĩa sâu lòng), 3 cái đĩa để chén, 1 con dao Thụy Sỹ (cỡ lớn, chef knife), 1 bộ đũa (5 đôi), 1 cái thìa canh, 1 cái thìa con, 1 cái thớt, 1 cái chảo con, 1 cái nồi….đủ cho bản thân tuần đầu tiên. Còn lại mình mua thêm 2 bộ 4 đĩa lớn, 4 đĩa nhỏ, 4 cốc, 4 bát (rẻ lắm có $12/ bộ thôi.
Phòng ngủ:Mua có mỗi mắc áo thôi. Bàn là, cầu là nhỏ, chăn ga gối đệm mua bên này rẻ hơn nên đừng mang đi. Thường đến sẽ có người giúp mình mua đồ với settle down nên cần chịu khó liên hệ với các bạn bên trường từ trước khi sang.
Phòng tắm:Bàn chải với kem đánh răng, còn lại mua mới hết, nhớ mua thùng rác và túi rác. Mua 1 thùng rác có nắp cho nhà bếp và 1 thùng hở cho nhà vệ sinh. Chổi, cây lau nhà, xô 1, chậu 1, nước cọ vệ sinh, đồ tắm đều không cần phải mang.
Đồ ăn:Thèm thì mang ruốc, không thì mang đồ khô, mỳ miến các kiểu.
Đồ mặc:Đừng mang nhiều quá, vì bên này đồ đẹp nhiều và rẻ nhưng ít nhất phải có 2 bộ vests để còn mặc nhân các dịp đứng đắn. Nhớ mang nhiều tất và đồ trong.
Hoàng Thu Trang (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Quản lý Chuỗi Cung ứng)
Nữ sinh dân tộc Mường giành học bổng 5,5 tỷ đồng của ĐH Mỹ danh tiếng">
8 thứ cần chuẩn bị trước khi 'xách mông' sang Mỹ
Ảnh: Khang Chu Long Lấy chồng đã 5 năm, tôi chưa từng được về đón giao thừa với mẹ. Nhà chồng tôi gia trưởng, chồng lại càng khó. Anh không chấp nhận chuyện vợ về nhà ngoại ăn Tết. Với anh, vợ đi đâu thì đi, nhất nhất phải đón giao thừa và ở nhà nội ngày mùng 1 Tết. Cãi nhau nhiều lần không được, tôi cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Trên tôi có 4 chị gái, đều lấy chồng xa. Người lấy chồng gần nhất cũng cách nhà mẹ đẻ 60km. Gia đình các chị hay tôi đều không giàu có, làm chỉ đủ ăn đủ mặc. Tôi sống ở thành phố lớn, công việc tuy có thuận lợi hơn các chị nhưng đổi lại, chi tiêu lại nhiều hơn. Năm nào, tôi cũng chỉ gửi biếu mẹ đôi, ba triệu ăn Tết. Các chị cũng gom góp chút ít biếu mẹ.
Vì ở xa nên tôi dặn người chị gái lấy chồng gần nhất, cách nhà 60km, sát Tết về mua biếu mẹ cây quất, cây đào. Có năm 29 Tết chưa có ai về, nhìn qua camera, nhà cửa vắng tanh, chưa thấy đào, quất, tôi lại chạnh lòng. Mỗi lần mở camera ra xem để nhìn mẹ, nước mắt tôi chảy dài. Thương mẹ, nhớ mẹ là thế nhưng lại không thể chạy ùa về như đứa con gái còn độc thân, tự do bay nhảy.
Có lúc, tôi chỉ ước mình chưa lấy chồng, được ở bên mẹ, được chăm sóc yêu mẹ, được đón Tết cùng mẹ mãi mãi.
Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi mấy chị em chúng tôi ăn học, chưa một lời oán thán. Ngày trước, tôi cứ nhủ phải lấy chồng gần để được về thăm mẹ thường xuyên. Nhưng vì đi học, đi làm xa rồi duyên số lấy người chồng hiện tại, tôi phải xa mẹ nhiều năm.
Tôi từng ngỏ ý đón mẹ lên chung cư ở cùng, nhưng chồng tôi có vẻ không thích. Và nói thật, nếu thực sự anh có thích thì mẹ tôi cũng chẳng muốn. Các cụ ở quê, quen cuộc sống điền viên, có hàng xóm láng giềng. Cuộc sống ở chung cư với 4 bức tường chắc chỉ làm cho mẹ thêm nỗi nhớ quê hương.
Cứ đến gần Tết, lòng tôi lại rạo rực, nôn nao nhớ về cảnh ở trong căn nhà cấp bốn, có bố, có mẹ. Tôi nhớ ngày nhà nghèo chưa có đệm, bố trải rơm xuống dưới giường rồi lót một chiếc chăn mỏng, thêm một chiếc chiếu cho mấy chị em tôi nằm đỡ lạnh.
Tôi nhớ nồi bánh chưng bố gói luộc thâu đêm. Mấy chị em tôi tranh nhau nằm gần bếp để canh mấy chiếc bánh chưng nhỏ được ăn sớm. Chiếc nào cũng phải buộc dây đánh dấu theo cách riêng để không ai bị nhầm của ai.
Sau khi bánh chín, 5 chị em cầm 5 chiếc bánh của mình ra khoe thành phẩm. Trước đây, Tết chỉ ước được ăn bánh chưng, bây giờ thì lại khác. Tiện bếp củi, bố lại nướng ít thịt xiên, cái bắp ngô cho mấy chị em ăn. Mùi thịt, mùi bắp ngô thơm lừng góc bếp. Cả nhà xúm vào ăn uống, cười nói vui đùa. Khoảnh khắc ấy cả đời này tôi cũng không thể nào quên.
Giờ nhìn lại, một mình mẹ lủi thủi nơi góc bếp, lòng tôi lại quặn thắt. Mẹ vẫn gói bánh chưng đợi các con về, mẹ vẫn mua vài cân thịt, cân miến, ít bánh kẹo, hạt dưa chờ ngày sum họp. Nhưng chỉ có mình mẹ đón giao thừa trong cô quạnh. Thương mẹ nhưng biết làm sao!?
Tôi chỉ mong một lần chồng hiểu, để tôi được về đón giao thừa cùng mẹ. Cả 5 chị em tôi sẽ quây quần bên bếp bánh chưng, nói cười cùng mẹ, vui vầy bên mẹ… Ước mơ đơn giản như vậy thôi, liệu có ai chịu hiểu cho những người phụ nữ lấy chồng xa?
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết.
Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan Chuyện ngày Tếtvui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn
Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹ
Tết sắp đến, vợ chồng tôi lại đau đầu chuyện quà cáp cho họ hàng ở quê. Năm ngoái, lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi phải chi hơn 10 triệu đồng để mua bánh kẹo, lì xì bố mẹ, họ hàng bên chồng.">Mẹ dặn 5 con gái ở xa: Tết âm về mùng nào cũng được, đừng tranh cãi với chồng
(Ảnh: Shopee)
Theo hai nguồn tin, gần một nửa nhân sự thuộc nhóm giao đồ ăn và thanh toán của Shopee Thái Lan bị ảnh hưởng. Một trong các nguồn tin cho hay, Shopee gửi email đề nghị nhân viên quay về nhà và chờ thông báo hủy hợp đồng. Một nguồn tin khác nói rằng Shopee đã dừng tuyển dụng và rút lại một số thư mời nhận việc.
Dù việc kinh doanh của Sea có dấu hiệu tiến triển về lợi nhuận nói chung, hầu hết doanh thu vẫn đến từ mảng game Garena. Theo kết quả kinh doanh quý I được Sea công bố, doanh thu của tập đoàn đạt 2,9 tỷ USD, tăng 64,4% so với cùng kỳ năm 2020 và lợi nhuận gộp tăng 81,3% lên 1,2 tỷ USD trong cùng kỳ. Shopee ghi nhận lượng đơn hàng tăng 71,3% đạt 1,9 tỷ USD, trong khi giá trị hàng hóa gộp (GMV) tăng 38,7% lên 17,4 tỷ USD. Quan trọng hơn, biên lợi nhuận gộp mảng thương mại điện tử của Shopee cũng tăng.
Tuy nhiên, Shopee gặp phải những thách thức vĩ mô như lạm phát và lãi suất tăng, ảnh hưởng đến bán lẻ và sức mua. Bên cạnh đó, kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế của công ty cũng gặp trục trặc. Shopee đã rút khỏi Pháp chỉ sau 5 tháng hoạt động do không đáp ứng kỳ vọng.
Du Lam (Theo DealStreetAsia)
Chỉ với chiêu đơn giản, Shopee đã đo ván Lazada trên sàn điện tử
Một số người bán tại Đông Nam Á cho biết, người dùng thích mua hàng trên Shopee hơn các sàn khác chỉ vì sàn thương mại điện tử này miễn phí vận chuyển.
">Shopee cắt giảm nhân sự tại Đông Nam Á