Bệnh viện Da Liễu TPHCM chia sẻ kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Ảnh: BV).
Đường lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp (sinh dục, hậu môn, miệng), qua đường máu và từ mẹ sang con. Có khá nhiều bệnh STIs phổ biến, như sùi mào gà, lậu, chlamydia, giang mai, herpes sinh dục, HIV, viêm gan B và C.
Riêng với HIV, theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, hiện nay Việt Nam ước tính có 249.000 người nhiễm bệnh, với hơn 10.000 ca mắc mới mỗi năm.
Trong đó, đến 60% người nhiễm HIV được phát hiện mới tại khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và TPHCM.
Điều đáng lo ngại là tỷ lệ người nhiễm HIV đang trẻ hóa, tăng mạnh ở nhóm 16-29 tuổi. Bên cạnh đó, đường lây truyền HIV chủ yếu đã chuyển từ đường máu sang lây qua quan hệ tình dục.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh STIs, như nổi vết loét hoặc nổi sẩn hoặc phát ban ở các vị trí như dương vật, bìu, hậu môn, mông, đùi, miệng; sưng, đau hạch bạch huyết ở bẹn; đau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới; tiểu gắt, tiểu buốt, hoặc tiết dịch ở đầu dương vật; sưng đau tinh hoàn ở nam hay tiết dịch hoặc xuất huyết âm đạo bất thường, có thể kèm mùi hôi…
Bệnh STIs gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với nam giới là viêm tinh hoàn, hẹp niệu đạo, viêm trực tràng, vô sinh, ung thư (hậu môn và cổ tử cung) và tăng nguy cơ mắc bệnh lẫn lây truyền HIV.
Còn với nữ giới, bệnh gây viêm ống dẫn trứng dẫn đến thai ngoài tử cung, viêm phúc mạc, viêm vùng chậu, ảnh hưởng thai nhi…
Trước các hậu quả nêu trên, bác sĩ khuyến cáo gia đình và nhà trường cần phối hợp trong việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.
Cụ thể, cần giáo dục để các học sinh, trẻ vị thành niên hiểu rõ vấn đề sinh lý của bản thân, giúp trẻ nhận thức được giá trị bản thân, tránh xa tệ nạn, tránh mang thai ngoài ý muốn, biết cách phòng ngừa trước những nguy cơ xâm hại tình dục.
"Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, bạn và bạn tình nên được xét nghiệm và chia sẻ kết quả xét nghiệm của mình với nhau, có sự cởi mở và trung thực từ hai phía. Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo và cả đường hậu môn hoặc bằng miệng.
Tuy nhiên, bao cao su không hoàn toàn bảo vệ các bệnh STIs.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến những cơ sở uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc", bác sĩ Trung nói.
" alt=""/>Hàng ngàn trẻ vị thành niên khám bệnh "nhạy cảm" ở TPHCM mỗi nămCa phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Khi vào viện, anh H. vẫn còn mắc kẹt với phần máy bừa đang găm thẳng vào cẳng chân. Ngay lập tức, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân thẳng vào phòng mổ cấp cứu.
BS Hoàng Mạnh Hà, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình và Thần kinh Cột sống cho biết: "Không giống như các ca phẫu thuật thường quy, chúng tôi không có đủ thời gian để thực hiện các xét nghiệm toàn diện, mà chỉ tiến hành nhanh các xét nghiệm nhóm máu và công thức máu nhằm chuẩn bị truyền máu khẩn cấp.
Bệnh nhân bị hai lưỡi cắt của máy bừa đâm xuyên từ mặt trên ngoài cẳng chân đến mặt dưới trong, cắt xuyên qua khối cơ và màng gian cốt của cẳng chân".
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng một tiếng. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành gây mê để tháo lưỡi bừa ra thật cẩn trọng để không gây thêm tổn thương cho bệnh nhân.
Bệnh nhân bị tổn thương một nhánh nhỏ của động mạch chày sau, đứt, dập nát một phần cơ bụng chân trong và ngoài, không bị gãy xương, không tổn thương mạch máu lớn hay dây thần kinh quan trọng.
Các bác sĩ đã xử lý tổn thương bằng cách cầm máu, cắt lọc toàn bộ phần cơ bị dập nát và làm sạch vết thương. Bệnh nhân đã được truyền 2 đơn vị máu để bù lại lượng máu đã mất trong quá trình cấp cứu.
Nhờ cấp cứu và can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi nguy kịch và đang trong quá trình hồi phục tốt. Sau 5 ngày điều trị tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và bắt đầu tập đi lại.
BS Hoàng Mạnh Hà khuyến cáo: "Trong những tai nạn tương tự, tuyệt đối không nên cố gỡ máy ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Việc làm này có thể gây ra sốc do đau và mất máu, có thể làm bệnh nhân ngừng tim đột ngột và nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, gỡ máy sai cách có thể gây thêm tổn thương phần mềm đặc biệt là có thể tổn thương thêm mạch máu và thần kinh lớn. Tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng và đưa cả bệnh nhân lẫn thiết bị đến bệnh viện để được xử trí đúng cách".
" alt=""/>Người đàn ông nhập viện với lưỡi bừa cắm xuyên chânTrúng là nguồn protein tuyệt vời, ít purin (Ảnh minh họa: N.P).
Một bài đánh giá trên tạp chí năm 2015 đã xem xét dữ liệu từ Nghiên cứu sức khỏe người Hoa tại Singapore để xem các nguồn protein khác nhau ảnh hưởng đến các đợt bùng phát như thế nào ở những người bị bệnh gút.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa nguy cơ mắc bệnh gút với việc tiêu thụ các loại thực phẩm như trứng, các loại hạt, các sản phẩm từ ngũ cốc.
Theo Medical News Today, trứng có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ tăng axit uric. Giảm nồng độ axit uric có thể giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn một quả trứng mỗi ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Ý tưởng công thức nấu ăn để ăn trứng như một phần của chế độ ăn thân thiện với bệnh gút bao gồm:
- Luộc trứng và ăn nguyên quả như một món ăn nhẹ hoặc ăn kèm với rau và salad như một phần của bữa ăn.
- Cắt nhỏ hoặc nghiền trứng luộc với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt để làm bánh sandwich trứng.
- Chiên một quả trứng trong dầu thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu và thêm protein vào bữa ăn.
- Dùng trứng để làm trứng ốp la, thêm rau và phô mai ít béo để ăn kèm với rau hoặc salad.
Sử dụng dầu tốt cho tim, chẳng hạn như dầu ô liu, có thể là lựa chọn tốt hơn. Mọi người cũng có thể muốn tránh thêm thịt vào bữa ăn, chẳng hạn như thịt xông khói hoặc các loại thực phẩm khác có hàm lượng purin cao hơn.
Theo Healthline, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về những loại thực phẩm cụ thể mà bạn nên tránh, nhưng nhìn chung chế độ ăn để hạ axit uric sẽ bao gồm
- Quả anh đào.
- Cà phê, trà, trà xanh.
- Các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Dầu thực vật, chẳng hạn như dầu cải, ô liu, hướng dương.
- Rau.
- Các loại đậu.
- Các loại hạt.
- Trứng.
- Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
Nhìn chung, bạn nên tránh những thực phẩm này nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn để hạ axit uric:
- Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan và lách.
- Thực phẩm chế biến sẵn:
- Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.
- Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như đường, bánh mì trắng, mì ống...
- Động vật có vỏ.
- Đồ uống và thực phẩm có đường.
Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về việc uống đồ uống có cồn. Là một phần của chế độ ăn để hạ axit uric, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn và phụ nữ không nên uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày.
Theo Phòng khám Mayo, chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh gút không có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn một cách hiệu quả nếu không dùng thuốc. Tuy nhiên, nó có thể đóng vai trò trong việc giảm số lần tấn công và hạn chế mức độ nghiêm trọng của chúng.
Giá trị dinh dưỡng của một quả trứng
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một quả trứng có các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và vitamin (như kali, canxi, vitamin A, D, folate, phốt pho…).
Mức độ an toàn của trứng
Salmonella là một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm ở Mỹ. Để ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn, bạn nên giữ trứng trong tủ lạnh, nấu trứng cho đến khi lòng đỏ cứng lại và nấu chín kỹ các loại thực phẩm có chứa trứng.
Như vậy, trứng là nguồn protein tốt cho những người bị axit uric cao, vì trứng có hàm lượng purin thấp tự nhiên.
Ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp hơn giúp giảm số lần và mức độ nghiêm trọng của các cơn gút. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc để giảm nồng độ axit uric trong máu để kiểm soát tình trạng này một cách thích hợp.
" alt=""/>Axit uric cao, có ăn được trứng không?