当前位置:首页 > Giải trí > Kèo vàng bóng đá Brentford vs Chelsea, 20h00 ngày 6/4: Khác biệt động lực 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Mainz vs Holstein Kiel, 20h30 ngày 5/4: Tiếp tục nỗ lực
Theo ông Rishi Sunak, trí tuệ nhân tạo (AI)có tiềm năng lớn để cải thiện dịch vụ công, đẩy nhanh thủ tục giấy tờ và giải quyết hồ sơ tồn đọng.
Chatbot sẽ được đào tạo trên website gov.uk, vốn chứa hàng triệu trang từ thuế, dịch vụ nhà ở đến nhập cư. Việc đào tạo không sử dụng dữ liệu cá nhân của công dân, người dùng cũng không nhập thông tin riêng tư.
Thông tin về chatbot xuất hiện vài ngày trước khi ông Sunak tổ chức hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI, nơi ông hy vọng đạt được thỏa thuận toàn cầu về việc phát triển AI an toàn giữa những lo ngại chúng bị lợi dụng để tạo ra vũ khí sinh học hay lan truyền thông tin sai sự thật.
Tuần này, các bộ trưởng công nghệ và một số lãnh đạo thế giới sẽ gặp nhau tại lâu đài Bletchley Park cùng với các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu cho sự kiện kéo dài hai ngày.
Trong bài phát biểu tuần trước, Thủ tướng Anh cho biết AI sẽ“mang lại chuyển đổi sâu rộng tương tự cách mạng công nghiệp, điện hay Internet”.Theo ông, công nghệ hiện đang được sử dụng để đẩy nhanh thủ tục giấy tờ và ngăn chặn gian lận phúc lợi.
Một thông báo trên Gov.uk Chat mô tả nó là “giao diện ngôn ngữ tự nhiên”, cung cấp phản hồi tự nhiên cho những câu hỏi về dịch vụ công. Nó được thiết kế để giúp người dùng tìm thông tin trên gov.uk, giống với chức năng tìm kiếm. Các quan chức đã xóa bớt các trang chứa dữ liệu cá nhân từ “núi” thông tin dùng để đào tạo chatbot.
Trước đây, các bộ trưởng cân nhắc chatbot “BritGPT” để giảm rủi ro lệ thuộc vào công nghệ Mỹ. Dù vậy, gần đây nguồn lực và sự quan tâm đã dành cho an toàn AI. Bộ trưởng Văn phòng nội các Alex Burghart nhận định Anh đang đóng vai trò dẫn dắt trong việc đảm bảo AI được sử dụng an toàn, bao gồm việc thành lập Viện An toàn AI đầu tiên của thế giới.
(Theo Telegraph)
Anh thử nghiệm chatbot AI cho người dân nộp thuế, nhận lương hưu
Ahmed Ali Alsohaily, người đứng đầu nhóm công nghệ của Red Sea Global (RSG), đơn vị triển khai dự án Biển Đỏ kết nối Internet thông qua mạng 5G không carbon đầu tiên trên thế giới, cho hay “mạng lưới mang tính cách mạng của chúng tôi mang đến cho khách hàng kết nối tốc độ cao nhất trong khu vực, bằng 100% năng lượng tái tạo”.
Chia sẻ về dự án, Ali Alsohaily nói rằng khu vực này “hoàn toàn không có lưới điện” và công ty đang xây dựng “cơ sở lưu trữ pin lớn nhất thế giới” để đảm bảo duy trì năng lượng cho khu vực bằng ánh sáng mặt trời cả ngày lẫn đêm.
Mạng 5G dành cho người dân và khách du lịch, được đặt tại một trong những khách sạn đầu tiên của khu nghỉ dưỡng, Six Senses Southern Dunes, dự kiến khai trương vào cuối năm nay.
Các mạng lưới 5G thường tiêu tốn nhiều năng lượng, khiến việc cung cấp kết nối Internet di động trên toàn khu nghỉ dưỡng rộng lớn là một vấn đề khó khăn.
Red Sea Global và đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông Zain KSA đã đưa ra một giải pháp vượt trội, bằng cách lắp đặt tổng cộng 760.000 tấm pin mặt trời quang. Không chỉ vậy, các công ty cũng thiết kế loại cách hoạt động của mạng 5G.
“Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ, chúng tôi đã phát triển một giải pháp có thể chia sẻ”, Ali Alsohaily giải thích. Điều này giúp phổ biến quyền truy cập mạng giữa các nhà cung cấp, giảm đáng kể số lượng ăng-ten cần thiết cho kết nối”.
RSG thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư công Saudi (PIF), cho biết mạng 5G được phát triển để hỗ trợ Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Vương quốc, nhằm nâng cao sử dụng năng lượng sạch, hạn chế lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, RSG nói rằng mạng 5G không carbon của họ được thiết kế bằng công nghệ in 3D, nhằm giúp các tháp kết nối được xây dựng hoà hợp nhất với cảnh quan của khu du lịch.
Trên website chính thức, nhà đầu tư hứa hẹn công nghệ in 3D sẽ giúp đạt ba mục tiêu chính: bảo vệ môi trường, giảm khí thải thông qua sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu biến dạng thị giác. Chẳng hạn, họ xây dựng tháp kết nối lấy cảm hứng từ các khối đá xung quanh, để thẩm mỹ bên ngoài hệ thống này hoà quyện liền mạch với môi trường tự nhiên của khu vực.
Sultan Bin Abdulaziz Al-Deghaither, Giám đốc điều hành của Zain KSA cho biết: “Bằng cách ưu tiên công nghệ cho sự bền vững thông qua đổi mới và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến, chúng tôi có thể biến những giá trị này thành hiện thực một cách hiệu quả”.
(Theo Insider, RSG)
Mạng 5G không carbon đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Trung Đông
Chị Hoài Thương (Hà Nội) tới cửa hàng của Viettel để chuẩn hóa thông tin thuê bao và tỏ ra hài lòng khi được chăm sóc bởi nhân viên AI. Thay vì chờ đợi được nhân viên hỗ trợ như thường lệ, chị Thương và nhiều khách hàng khác quyết định trải nghiệm dịch vụ với tư vấn viên AI ngay trên chính chiếc điện thoại của mình.
“Chỉ đến khi xong việc, thấy nhiều người xung quanh cùng được hướng dẫn bởi một cô tổng đài viên giống nhau, tôi mới biết đó là nhân sự được tạo nên nhờ công nghệ”, chị Thương chia sẻ về trải nghiệm của mình với “nhân viên mới” của Tập đoàn Viettel.
Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí
Tại Trung tâm Dịch vụ khách hàng của Viettel, những nhân sự AI không còn xa lạ. Với tỷ lệ khách hàng hài lòng đạt 91,5% trong năm 2022, hàng triệu cuộc gọi, hàng chục triệu thắc mắc của khách hàng đã được giải đáp và tư vấn bởi nhân sự ảo - Callbot từ tổng đài Viettel.
Sau khi ứng dụng thành công Chatbot vào ứng dụng My Viettel năm 2019, từ tháng 12/2021, Viettel là nhà mạng đi đầu tại Việt Nam trong việc đưa vào hoạt động Callbot nhằm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tại tổng đài với độ chính xác 90% cho các câu trả lời. Trung tâm Dịch vụ khách hàng (TTDVKH) đã tối ưu 180 nhân sự giải đáp, giúp tiết kiệm khoảng 21 tỷ đồng/năm cho Tổng công ty Viễn thông Viettel.
Cuối năm 2022, công nghệ Human Digital dần hoàn thiện giúp nhân sự AI tiến tới “điểm bùng nổ”. Nhân sự ảo bắt đầu có thể giao tiếp dưới hình dạng giống người thật trên màn hình. Dù là xu hướng mới nhưng người Viettel nhanh chóng bắt kịp với thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Chưa tới 6 tháng, đội ngũ phát triển của Viettel đã biến ý tưởng “như phim” này thành sự thực. Quý II/2023, khi những gã khổng lồ viễn thông toàn cầu như NTT Communications, Ericsson, T-Mobile, Vodafone tung ra nhân sự ảo của mình, Viettel cũng sẵn sàng đưa “cô tổng đài AI” vào thực tế và chứng minh được vai trò trong công tác chuẩn hoá thông tin thuê bao trên khắp cả nước.
Theo thống kê của Viettel, việc ứng dụng nhân sự AI videobot đã giúp các yêu cầu xác minh thông tin được tiếp nhận và kiểm duyệt được nhanh, chính xác hơn, đưa thời gian kiểm duyệt hồ sơ trung bình từ 33s xuống 23s. Giải pháp này đã giúp Viettel tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công, đồng thời tránh được sai sót, chậm trễ.
Lợi ích khách hàng đóng vai trò trung tâm của chuyển đổi số
Bên cạnh những công nghệ tối tân nhất, các giải pháp chăm sóc khách hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Viettel đều hướng tới xây dựng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Khả năng tối ưu hóa tới từng cá thể giúp tổng đài viên AI hiểu khách hàng hơn.
Tổng đài viên AI có khả năng cung cấp thông tin cho khách hàng tự động, mọi lúc, mọi nơi. Việc học hỏi qua chính những câu hỏi giúp giải quyết linh hoạt trước những tình huống khó. Do không phục thuộc vào thể trạng hay cảm xúc của con người, tổng đài viên AI đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng sẽ ngày càng tốt hơn.
Khách hàng hiện nay sẽ không cần phải chờ đợi để được nói chuyện với tổng đài viên, qua đó giúp tiết kiệm thời gian. Trong khi đó, sự hữu ích của các trợ lý AI cũng góp phần xây dựng niềm tin của khách hàng, mang lại cho doanh nghiệp có những sự ủng hộ quan trọng để đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số.
Thành công của tổng đài viên AI Viettel nói riêng, các trợ lý ảo trên nền tảng trí tuệ nhân tạo nói chung, cũng sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số ở các tổ chức, doanh nghiệp khác. Đây chính là chìa khóa để ngày càng nhiều người Việt Nam được thành quả từ tiến trình chuyển đổi số mà Chính phủ đang nỗ lực đẩy mạnh.
Trong khi đó, việc trợ lý AI thay thế những công việc có tính lặp đi lặp lại, thâm dụng lao động cũng trở thành cơ hội để giúp nâng cao kỹ năng, trình độ của người lao động. Thay vì làm những công việc “nhàm chán”, họ được học những kỹ năng mới, thông qua đó phát triển bản thân, tăng thêm thu nhập cho gia đình và góp phần lớn hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp, của đất nước.
Trở lại với câu chuyện những tổng đài viên AI, bên những nền tảng công nghệ hiện đại nhất, văn hóa số của Tập đoàn Viettel là yếu tố đóng góp lớn cho trình chuyển đổi số nói chung, phát triển trí tuệ nhân tạo nói riêng. Thay vì sợ sai, lựa chọn “sai có kiểm soát” giúp người Viettel mạnh dạn thử nghiệm ứng dụng số, tiền đề quan trọng cho sự ra đời của các ứng dụng như tổng đài viên AI.
Tiếp tục đẩy mạnh quyết tâm số hóa, năm 2023 được Chính phủ lựa chọn là Năm dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý. Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm nay có chủ đề: “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”.
Từ nhận thức đó, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa các ứng dụng đi vào cuộc sống. Người dân Việt Nam đã bắt đầu hưởng “quả ngọt” từ hành trình ấy. Trợ lý AI trong các cửa hàng của Viettel Telecom không chỉ kể câu chuyện về quyết tâm đưa công nghệ 4.0 vào đời sống của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mà còn khẳng định Việt Nam đang dần bắt kịp với thế giới trong những xu hướng công nghệ mới nhất.
Doãn Hợp và nhóm PV, BTV" alt="Viettel ứng dụng ‘nhân viên AI’ vào chăm sóc khách hàng"/>Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs FC Seoul, 12h00 ngày 5/4: Rơi điểm sân nhà
Gặp Thanh Ngọc, những ký ức một thời về nhóm Mắt Ngọc lại ùa về. Đó có thể xem là thanh xuân rực rỡ nhất của chị?
- Mắt Ngọc là thanh xuân của 8X, 9X và cũng là thanh xuân của tôi. Bao nhiêu hoài bão của tuổi trẻ tôi dành trọn cho Mắt Ngọc. Với tôi, quãng thời gian gắn bó cùng nhóm là một "màu hồng" đúng nghĩa. Tôi thấy mình trưởng thành và học hỏi nhiều điều từ Mắt Ngọc.
Đương nhiên, chúng tôi cũng có lúc giận hờn và hiểu lầm. Những bất đồng đó thường xuất phát từ việc chúng tôi không cùng quan điểm trong việc chọn bài vở, sắp xếp lịch diễn… Chưa kể khi đi hát còn có những va chạm khác. Đó là những điều không bao giờ tránh khỏi.
Tuy nhiên hiện tại, khi nhìn về những gì đã trải qua, tôi mỉm cười hạnh phúc và mãn nguyện.
Các thành viên nhóm Mắt Ngọc (Ảnh: Tư liệu).
Bước chân vào môi trường giải trí ở độ tuổi đôi mươi, chị đối diện với áp lực công việc, sự nổi tiếng và lời chê khen của khán giả thế nào?
- Tôi nghĩ, vì mình được nổi tiếng nên phải chấp nhận mất những thứ khác. So với những bạn đồng trang lứa, tôi không có thời gian để trải nghiệm nhiều thú vui và mất đi một khoảng tự do nhất định.
Đổi lại, tôi tích góp được cho bản thân những kinh nghiệm về nghệ thuật và có cả tình yêu của khán giả - những điều mà không phải ai muốn cũng có được.
Lúc đó, áp lực duy nhất với tôi chính là phải cân bằng việc học và các hoạt động nghệ thuật. Thú thật, vì lịch trình đi diễn dày đặc nên tôi không có nhiều thời gian đầu tư cho việc học văn hóa ở trường.
Bố mẹ không kỳ vọng tôi trở thành một ca sĩ nổi tiếng nên muốn tôi chu toàn việc học văn hóa trước, còn công việc nghệ thuật chỉ là cách nuôi dưỡng đam mê.
Thời điểm năm 2000, nhắc đến những nhóm nhạc nữ đình đám, người ta nghĩ ngay đến Mắt Ngọc và Mây Trắng. Có sự cạnh tranh nào giữa 2 nhóm?
- Đúng là lúc đó, chỉ có Mắt Ngọc và Mây Trắng cạnh tranh với nhau vì các nhóm khác có phong cách trình diễn riêng. Thỉnh thoảng, 2 nhóm vẫn chạm mặt nhau. Tuy nhiên, nếu chương trình đó đã có Mắt Ngọc thì hiếm khi mời Mây Trắng và ngược lại.
Còn ngoài đời, nếu có gặp nhau, chúng tôi vẫn cư xử bình thường. Sự cạnh tranh thường thể hiện rõ ở các nhóm fan club, bởi fan của 2 nhóm thường... không thích nhau (cười).
Ca sĩ Thanh Ngọc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cát-xê của một nhóm nhạc đình đám như Mắt Ngọc ở thời điểm đó ra sao?
- Từ năm 1997, nhóm bắt đầu hoạt động sôi nổi và liên tục chạy show khắp TPHCM và các tỉnh thành. Có ngày chúng tôi chạy show từ 5-6 tụ điểm như Đầm Sen, Trống Đồng… Thời điểm đó, mỗi tụ diễn được vài trăm nghìn đồng.
Có một điều khá thú vị là thời xưa lịch diễn thường không có phương tiện để quảng bá rộng rãi như bây giờ. Tuy nhiên, các bạn fan rất hay. Chúng tôi đi diễn ở đâu các bạn cũng biết và đến tận nơi để gặp gỡ, tặng quà.
Hoạt động trong một nhóm nhạc có xảy ra tình huống thành viên này đông fan hơn thành viên kia?
- Khi hoạt động nhóm đương nhiên sẽ xảy ra trường hợp fan "thích người này nhiều hơn người kia". Trong nhóm, Quỳnh Anh được nhiều người thích nhất vì cô ấy rất xinh xắn.
Đôi khi có người này được tặng hoa nhiều, người kia được tặng hoa ít hơn. Tôi không biết các thành viên khác thế nào, riêng tôi cảm thấy bình thường. Nếu người này không thích mình thì có người khác. Vậy thôi!
Thanh Ngọc và Ngô Quỳnh Anh tái hợp trong dự án mới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Rời Mắt Ngọc, bước ra hoạt động solo và lập gia đình vào năm 2011. Chị đã trải qua khoảng thời gian làm "người phụ nữ của gia đình" thế nào?
- Tôi và ông xã là bạn học cấp 3 của nhau, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau và thế là nảy sinh tình cảm.
Về cuộc sống vợ chồng, đương nhiên cũng có lúc xảy ra bất đồng. Những năm đầu kết hôn, chúng tôi thường xuyên cãi vã. Tuy nhiên, chúng tôi dần học cách tiếp thu và sửa đổi bản thân để phù hợp với đối phương. Quan trọng là cả hai tôn trọng nhau thì mới hiểu nhau.
Trong mắt tôi, ông xã là người kỹ tính, cầu toàn và luôn là chỗ dựa vững chắc cho vợ con. Chúng tôi không phải là mảnh ghép hoàn hảo của nhau, nhưng nó là sự phù hợp và vừa vặn.
Nếu ai có theo dõi tôi chắc sẽ biết câu chuyện "cầu con" suốt 8 năm của vợ chồng tôi. Đó cũng là một giai đoạn đầy khó khăn với tôi. May mắn, ông trời đã nghe tiếng lòng của hai vợ chồng và mang bé Ủn (con trai Thanh Ngọc - PV) đến với chúng tôi.
Từ khi có con, có vẻ như Thanh Ngọc cũng dành trọn thời gian cho gia đình, hiếm khi xuất hiện ở các sự kiện giải trí?
- Vợ chồng tôi khó lắm mới có con nên muốn dành trọn thời gian cho bé. Từ khi có con, tôi thấy mình trưởng thành và suy nghĩ cho con nhiều hơn. Thói quen của tôi cũng thay đổi. Ngày xưa ra đường, tôi cũng "chưng diện" một chút, còn bây giờ phải mang theo sữa, tã, quần áo cho con.
Tôi đã có khoảng 4 năm chỉ quanh quẩn ở nhà. Điều này ảnh hưởng tinh thần tôi khá nhiều. Tôi là một người quen tung tăng nhưng suốt thời gian đó phải ở nhà, tôi mắc chứng rối loạn âu lo sau sinh, phải điều trị và uống thuốc trong thời gian dài.
Tôi nhớ khoảng thời gian đó mình căng thẳng trong việc chăm con, lại là lúc dịch Covid-19 bùng phát nên hầu như không thể đi đâu và tiếp xúc với ai.
Gia đình Thanh Ngọc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Gần đây, Thanh Ngọc trở lại mạnh mẽ với sân khấu âm nhạc. Việc vắng bóng suốt 4 năm gây ra những bất cập gì cho sự trở lại của chị?
- Tôi chủ yếu đi hát ở phòng trà, sân khấu hoặc nhận diễn cho các chương trình của đài truyền hình. Thỉnh thoảng tôi quay những MV nho nhỏ để đăng trên kênh YouTube. Thú thật, đây cũng chỉ là những sản phẩm còn thô sơ, chưa được trau chuốt kỹ về hình ảnh, chưa thể tính là một sản phẩm âm nhạc chỉn chu.
Ở tuổi của tôi, để tiếp cận với các bạn trẻ cũng là một thử thách. Bản thân tôi phải nỗ lực và đầu tư nhiều hơn. Tôi nghĩ mình cần nhiều thời gian hơn để tiếp cận với khán giả.
Trước đây, tôi khá đơn giản nhưng giờ tôi ý thức hơn về sự xuất hiện của mình. Tôi cũng thay đổi về tư duy âm nhạc, ngoài nhạc xưa còn có những bài hát bắt kịp xu hướng, kết hợp với vũ đạo.
Gần đây tôi cũng xuất hiện ở gameshow, sự kiện giải trí nhiều hơn để hình ảnh của mình gần gũi hơn với khán giả.
Mặc dù là cái tên có thâm niên trong nghề và từng "làm mưa làm gió" một thời, nhưng khi trở lại Thanh Ngọc dường như phải bắt đầu lại từ đầu?
- Ngày xưa, môi trường giải trí có tính nghệ thuật nhiều hơn, còn bây giờ cần thêm yếu tố giải trí nữa. Một nghệ sĩ chuyên nghiệp phải có một ê-kíp hùng hậu đứng sau để lo hết mọi mặt từ âm nhạc đến hình ảnh.
Còn tôi, trước giờ vẫn luôn hoạt động lặng lẽ. Người khác có bè, có xuồng còn tôi phải "tự bơi" trong sự vui vẻ và tích cực của bản thân.
Tuy nhiên, tôi tin là mỗi nghệ sĩ sẽ có chỗ đứng và có vị trí riêng trong lòng khán giả. Đâu đó thì tôi vẫn thấy mình may mắn, dù đã nghỉ hát khá lâu nhưng khán giả vẫn nhớ đến và quan tâm mỗi khi xuất hiện. Hơn thế là các bầu show, nhà sản xuất chương trình vẫn rất ưu ái mời gọi.
Một thời từng là cái tên được khán giả vây quanh, bây giờ "nhiệt" của Thanh Ngọc 'Mắt Ngọc' không còn như xưa nữa. Điều này có khiến chị có chạnh lòng?
- Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, con người có sự tập trung với những dự định và mục tiêu riêng. Quan trọng là ở mỗi thời điểm, bạn phải hiểu được đâu là điều bạn cần, để thay đổi bản thân thích ứng với nó.
Hiện tại chị đi hát có vì gánh nặng kinh tế?
- Ông xã tôi đủ khả năng kinh tế để lo cho gia đình nên tôi không áp lực nhiều. Tôi không mang mộng tưởng phải giàu "nứt vách" như người ta. Tôi chỉ hài lòng với những điều mình đang có thôi.
Quay trở lại công việc, tôi thấy thoải mái hơn. May mắn là công việc vẫn đều đều trong tháng nên tôi cảm thấy tinh thần rất vui vẻ, phấn khởi.
Thanh Ngọc chăm chút hình ảnh bản thân mỗi khi xuất hiện trước công chúng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong ngần ấy những thăng trầm, có bao giờ chị cảm thấy "mất lửa" với nghề?
- Có một khoảng thời gian tôi thấy mình không có cảm xúc khi hát, giống như bị bão hòa với nghề. Có thể lúc đó tôi có mối quan tâm khác là gia đình và con cái nên không thể dành tâm trí cho nghệ thuật. Một phần vì không đạt những thành công mỹ mãn trong công việc khiến tôi chán nản.
Còn bây giờ, những điều tôi mong muốn về gia đình, con cái đã có được, nên tâm thế của tôi với nghệ thuật cũng thoải mái hơn.
Ngày nay, sự phát triển của mạng xã hội khiến việc "trở nên nổi tiếng" có vẻ dễ dàng hơn với một số người trẻ, thậm chí chỉ cần có một bản hit là đã có thể thành ca sĩ. Chị nghĩ sao về việc này?
- Hiện tại, các bạn có nhiều điều kiện để thể hiện và chứng minh bản thân thông qua các nền tảng mạng xã hội. Ví dụ, chỉ cần 1 bài hát hoặc 1 bản cover được chú ý thì đã có thể đi hát kiếm tiền.
Còn hồi xưa, để tên tuổi được nhiều người biết đến, bạn phải thật sự có năng lực, chật vật tham gia các cuộc thi hoặc phải được đào tạo trường lớp bài bản mới có thể trở thành ca sĩ.
Tuy nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Cái gì dễ đến cũng sẽ dễ đi. Điều cốt lõi vẫn là phải có nội lực, chuyên môn thì mới bền với nghề.
Cảm ơn những chia sẻ của Thanh Ngọc!
(Theo Dân Trí)
" alt="Cựu thành viên Mắt Ngọc: 8 năm cầu con, giờ viên mãn bên chồng bác sĩ"/>Cựu thành viên Mắt Ngọc: 8 năm cầu con, giờ viên mãn bên chồng bác sĩ
Ngày 25/10, Bộ TT&TT đã thông báo phương án đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ TT&TT thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, tổ chức muốn tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), thông qua một trong các phương thức: qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
Theo phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất, thời hạn sử dụng băng tần của doanh nghiệp trúng đấu giá lên tới 15 năm.
Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 2500-2600 MHz; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2023/NĐ-CP. Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là: 3.983.818.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, tám trăm mười tám triệu, năm trăm nghìn đồng).
Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá cho khối băng tần 2500-2600 MHz là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng). Việc thu nộp, xử lý tiền đặt trước được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Bộ TT&TT phê duyệt kết quả trúng đấu giá, Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Viễn thông sẽ thông báo cho tổ chức trúng đấu giá mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí, phí cấp phép hoạt động viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông phải nộp để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 63/2023/NĐ-CP.
Hồi tháng 4/2023, Bộ TT&TT đã công bố và tiến hành chấm các hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp đối với các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm.
Lần tham gia đấu giá tần số này không chỉ có các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động mà có thể có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nếu có đủ điều kiện. Như vậy, rất có thể thị trường di động sẽ xuất hiện thêm người chơi mới tham gia và sử dụng công nghệ 4G và 5G.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G). Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào (căn cứ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá), sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT-Advanced/ IMT-202).
Ngày 15/5, 25/5 và 2/6/2023, Bộ TT&TT đã tổ chức đấu giá băng tần 2300MHz, gồm 3 khối băng tần A1(2300-2330 MHz), A2 (2330-2360 MHz), A3 (2360-2390 MHz). Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của từng khối A1, A2, A3, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và nộp tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá. Vì vậy, các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các khối băng tần A1, A2, A3 là đấu giá không thành.
Trước đây, việc cấp phép tần số do các cơ quan nhà nước phê duyệt cho doanh nghiệp, tiếp theo đó là hình thức thi tuyển để lấy tần số. Nói một cách nôm na là băng tần được cấp phép miễn phí cho các doanh nghiệp. Hàng năm các nhà mạng chỉ phải trả phí băng tần theo quy định của Bộ Tài chính. Thậm chí, cơ quan quản lý lúc đó đã bàn nhiều đến việc phải thu thêm phí thương quyền viễn thông với các nhà mạng.
Thế nhưng, cuộc chơi giờ đã khác, khi Luật Tần số vô tuyến điện có hiệu lực và các nhà mạng muốn có băng tần tốt để cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ phải tham gia đấu giá công khai, minh bạch.
" alt="Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500"/>