Lê Văn Thắng (sinh năm 1993, Đồng Nai) vừa kết thúc chuyến đi phượt xuyên Việt bằng xe máy vào ngày 10/3. Mặc dù không tính toán chặt chẽ song chuyến đi của Thắng kéo dài đúng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 10/2.
Thắng cho biết đây là lần đầu tiên anh có một chuyến đi xa như vậy bằng xe máy. Trước đây, những chuyến đi xa nhất của anh chỉ khoảng dưới 1.000km - đi một vòng nhỏ của miền Tây.
Nhưng đây cũng là chuyến đi ấp ủ của anh từ lâu, vì dịch bệnh mà đã phải hoãn lại vài lần.
Trước khi đi, Thắng có báo với gia đình. Ban đầu, mọi người khá lo lắng nhưng sau cũng ủng hộ chuyến đi của anh.
“Quê nội tôi ở Huế, quê ngoại ở Hà Nam nên tôi dành thời gian ở 2 điểm này nhiều nhất, tổng là 10 ngày. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này được trải nghiệm mùa đông của miền Bắc” - Thắng chia sẻ.
Là người yêu thiên nhiên, Thắng chọn chạy xe dọc đường bờ biển. Anh cho biết, con đường này mới làm nên rất đẹp và thuận tiện. Mỗi ngày anh chạy 300-400km, đi với tốc độ vừa phải, không vội vàng.
“May mắn, suốt chuyến đi, tôi không gặp bất cứ sự cố xe cộ hay giao thông nào”.
Thắng ấn tượng với cảnh sắc và con người Tây Bắc. |
Thắng cũng không dừng chân ở tất cả các tỉnh thành, mà chỉ chọn những địa phương có cảnh đẹp tự nhiên để đi tham quan. “Tôi không có hứng thú nhiều với các khu du lịch nhân tạo, mà thích những nơi vẫn còn hoang sơ hơn”.
Khu vực gây ấn tượng với anh nhất là Đông - Tây Bắc. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây, thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Cảnh sắc núi non hùng vĩ, con người thì dễ thương. Tôi được chủ quán ăn ở Tà Xùa mời ăn thắng cố, uống rượu, được gặp những cô bé người dân tộc rất dễ thương”.
“Một điểm ấn tượng nữa là đường đi lên đây cực kỳ nhiều dốc và nguy hiểm với một người ở miền Nam như tôi. Ban đầu, trước khi đi từ Hà Giang lên Đồng Văn, tôi nghĩ chỉ có 140km, chắc sáng đi tối về được, vì đâu có biết đường như thế nào. Ai dè đi từ sáng đến tối mới lên đến nơi”.
Săn mây ở Tà Xùa, Sơn La |
Trong thời gian khám phá Đông - Tây Bắc, Thắng cũng gặp nhiều bạn trẻ từ miền Nam ra. Họ kết bạn với nhau và chỉ cho nhau những “homestay” giá rẻ, những điểm đến đẹp.
“Một trong những thứ ‘lãi’ nhất trong chuyến đi này của tôi là bạn bè” - Thắng nói.
Anh cũng chia sẻ, chuyến đi không quá vất vả. Khi về nhà vào ngày 10/3, anh không phải nghỉ ngơi nhiều. Ngay hôm sau là đã cảm thấy bình thường, khoẻ mạnh. “Có lẽ do đợt dịch, tôi đi làm tình nguyện vác rau, khuân hàng nhiều” - Thắng cười nói.
Là một người “cuồng” đồ ăn, anh cũng chia sẻ, cứ đi đến đâu là anh thử hết đặc sản của vùng miền đó. “Phải nói là ẩm thực Việt Nam quá ngon và rẻ, đặc biệt là miền Trung. Nhiều lần đứng dậy trả tiền thấy… hú hồn vì quá rẻ”.
Anh thử tất cả đặc sản vùng miền ở mỗi địa phương đi qua. |
Về chi phí cho chuyến đi, Thắng dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 15 triệu đồng, trung bình mỗi ngày 500 nghìn đồng. Nhưng do có nhiều bạn bè khắp đất nước nên anh hay ghé qua thăm bạn, xin ngủ nhờ 1-2 đêm.
Trong số 30 ngày, anh chỉ ngủ ở nhà nghỉ 5 ngày với giá 150 nghìn đồng/ đêm, 4 ngày ở “hostel” với giá vài chục nghìn đồng mỗi giường. Số tiền 6 triệu đồng tiêu tốn cho cả chuyến đi thực ra phần nhiều là cho đồ ăn và tiền xăng xe.
Thắng cho biết, chuyến đi này mang lại cho anh những trải nghiệm tuyệt vời, rất đáng giá. Nó cũng là cơ hội để cơ thể và tinh thần được giải toả sau một thời gian dịch dã kéo dài, cũng như “xả stress” vì phải ngồi máy tính quá nhiều do đặc thù công việc.
Anh hi vọng những bạn trẻ có ý định đi xuyên Việt bằng xe máy như anh sẽ mạnh dạn trải nghiệm. “Bởi vì bây giờ đường sá rất thuận tiện, chỉ cần sắp xếp đủ 3 yếu tố: thời gian, tiền bạc và sức khoẻ là có thể lên đường”.
"Check in" với cây cô đơn nổi tiếng ở Hà Giang |
Chụp ảnh ở ruộng hoa tam giác mạch (Hà Giang) với phí vào cửa 10.000 đồng/vé |
Chụp ảnh với các bé gái ở dốc Thẩm Mã (Hà Giang) |
Cảnh sắc hùng vĩ của Tây Bắc khiến Thắng choáng ngợp. |
Những con đường không dành cho người yếu tay lái. |
Đường vào mỏm đá Tử Thần (Hà Giang) |
Dừng chân tại Bãi Môn (Phú Yên). |
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Ngày 23/2 vừa qua, chị Dương Thị Kim Cảnh (Đại Từ, Thái Nguyên) vừa hoàn thành chuyến phượt Tây Bắc bằng xe máy cùng cậu con trai 20 tháng tuổi.
" alt=""/>Chàng trai đi phượt xuyên Việt 1 tháng chỉ tốn 6 triệu đồngHôm nay, một cô bé xinh xắn 3 tuổi chạy lon ton đến phòng khám của tôi xin 1 thanh kẹo vì tôi luôn có đủ các loại kẹo để 1 góc bàn cho các bé. Cô bé rất nhỏ không thể với tới hoặc nhìn thấy những viên kẹo của tôi và mẹ cô liền bỏ vội túi xách xuống sàn nhà và bế bé lên, cô bé nhìn 1 lúc và chọn 1 viên kẹo trên bàn, mặc dù tôi khuyến khích bé lấy thêm nhiều loại khác nữa.
Lúc ra về tôi bèn hỏi mẹ cô bé: Sao chị không giúp bé lấy 1 viên kẹo sẽ tiện hơn? Mẹ cô bé đáp: "Cháu nó biết sẽ chọn viên nào".
Câu nói này làm tôi suy nghĩ khá nhiều. Trên thực tế sự phát triển não bộ của các bé cần nên có 1 không gian tự lập và sáng tạo riêng của các bé. Tôi biết rằng cha mẹ Việt Nam yêu thương và quan tâm các bé rất nhiều, nhưng thực sự nhiều cha mẹ đã không cho các bé không gian để tự lập. Nhiều cha mẹ đã làm hết mọi thứ cho các bé.
Hãy để trẻ tự chọn chiếc kẹo mà chúng thích! |
Dưới đây là những tình huống tôi đã gặp hoặc trò chuyện với 1 số cha mẹ Việt Nam:
Sợ bé cắt thủ công không được thẳng hoặc không đạt điểm cao, cha mẹ cắt dùm luôn cho bé. Như thế là bé mất cơ hội để học được sự thất bại và nỗ lực cố gắng của riêng bé.
Bé thích vẽ cây có chùm lá màu tím (vì bé thích màu tím) nhưng cha mẹ cho rằng lá cây phải màu xanh và yêu cầu bé vẽ màu xanh. Bé đã mất cơ hội để biết rằng bé có thể làm những gì bé yêu thích, đó chính là khơi nguồn của đam mê, sáng tạo và thành công.
Bé thích đi qua vũng nước mưa (rất cạn và nhỏ) nhưng cha mẹ sợ bé bị ướt và cảm lạnh nên đã bế bé đi qua. Bé đã mất cơ hội để hiểu cảm giác tuyệt vời và phấn khích như thế nào khi tự mình đi qua vũng nước dù là vũng nước cạn.
Bé thích cho con mèo nhỏ ăn mẫu thức ăn, cha mẹ sợ bé bị mèo cào và giành lấy thức ăn từ tay bé, thả xuống đất cho con mèo, hi vọng con mèo đi lại và ăn cho bé xem nhưng con mèo không ăn và bỏ đi. Bé đã mất cơ hội để hiểu về bài học giao tiếp con người và động vật, hơn hết là mất lòng tin và yêu thương trên động vật.
Khoa học nói gì về không gian tự lập và sáng tạo của bé?
Giáo sư, Bác sĩ da Rose Florez, ĐH Arizona State, Mỹ nhấn mạnh rằng mọi hoạt động hằng ngày cần để bé có không gian quyết định, tự lập và sáng tạo theo cách riêng của bé. Đây là cách mà não bộ bé hoạt động tốt nhất.
Gs.da Rose Florez nói thêm, cha mẹ cũng đừng quá thất vọng khi yêu cầu 1 bé 5 tuổi vẽ con chó và bé tô màu đỏ với lí do là bé thích con chó của bé mặc cái đầm màu đỏ giống bé.
Các liên kết thần kinh trong đại não sẽ có dịp phát triển tạo cho bé nhiều sáng tạo và suy nghĩ khác biệt và thành công hơn các bé chỉ được cha mẹ chỉ và cho những khái niệm rập khuôn, không sáng tạo.
Đừng ngại cho bé đi qua vũng nước mưa cạn, đừng ngại cho bé chơi cát,… |
Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ phát triển tính tự lập và sáng tạo?
1. Thay vì cấm đoán bé chơi và chạm mọi thứ cha mẹ nên cho bé trải nghiệm theo cách của bé nhưng vẫn kiểm soát an toàn vòng ngoài.
Ví dụ dẫn bé ra công viên, nơi có nhiều lá cây các loại rơi trên sân, cho bé tìm những loại lá bé thích, tự do lắng nghe bé giải thích tại sao bé thích lá này.
Các bé nhỏ hơn 2 tuổi có thể cho bé chơi các vật dụng như đậy nắp nồi hoặc chồng các ly vào nhau, đừng ngại mấy vật dụng này làm đau bé mà chọn những món đồ chơi đắt tiền. Bé cần hiểu thế giới xung quanh bằng chính trải nghiệm của bé, đồ chơi đắt tiền không phải là thế giới xung quanh của bé.
Có thể dạy bé cách cho cá ăn hoặc cách vuốt ve con chó (tuy nhiên bạn vẫn đảm bảo là kiểm soát tình huống, hồ cá là phải xa tầm với của bé hoặc không gây nguy hiểm như làm bé đuối nước, bạn nên đảm bảo rằng con chó phải nghe lời bạn tuyệt đối). Lưu ý các bé bị dị ứng lông động vật không nên tiếp xúc với động vật.
2. Cho bé tự do chọn điều bé nghĩ, đừng bao giờ nghĩ rằng điều bạn nghĩ là đúng với bé, bé sẽ hoàn toàn nghĩ khác bạn vì cách não bé hoạt động là khác bạn. Não bạn hoạt động dựa trên trải niệm trước đó, bé không có trải niệm trước đó, bé chỉ có sự sáng tạo và yêu thích của bé.
Ví dụ: Hãy cho bé 1 hộp bút màu và các loại giấy có chất liệu khác nhau và cho bé tự vẽ và tô màu theo ý bé. Bé không có trải nghiệm lá cây màu xanh như não của bạn, trừ khi bạn đã chỉ bé thấy lá cây màu xanh lúc đi công viên. Do đó, bé vẽ lá cây màu đen là chuyện không gì bình thường hơn.
Đơn giản, bạn chỉ nói với bé: ngày mai, bố mẹ sẽ cho con đi công viên để xem lá cây màu gì nhé. Sau khi đi công viên về, bé vẽ chiếc lá màu vàng cam, cũng đừng la bé làm gì. Lắng nghe lí do bé tại sao vẽ vậy, bạn sẽ nghe lời giải thích rất dễ thương là: "Bố chỉ kêu con nhặt những lá rơi trên mặt đất mà lá nào cũng màu vàng cam thôi bố ạ".
3. Hãy cho bé giúp bạn làm một vài việc trong nhà
VD: khuyến khích các bé từ 12 tháng tuổi giúp bạn nhặt đồ chơi bỏ vào giỏ, nhặt vớ cùng loại (từ 18 tháng tuổi) bỏ vào giỏ, giúp bạn nhặt rau xanh, đỏ (bé từ 3 tuổi). Đơn giản là luôn khuyến khích bé làm những điều này khi bé vui muốn giúp bạn.
4. Hãy cho hệ miễn dịch bé hoạt động mạnh mẽ nhất
Ví dụ đừng ngại cho bé đi qua vũng nước mưa cạn, đừng ngại cho bé chơi cát, đừng ngại cho bé chơi bong bóng xà phòng. Đơn giản bạn chỉ cần rửa tay bé thật sạch sau đó là được. Phần còn lại để bé thỏa thích thử sức hệ miễn dịch của bé.
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyen(Bệnh viện ĐH Worcester, Anh)
" alt=""/>Cách phát triển tính tự lập và sáng tạo cho trẻ