“Dịch vụ đám mây đã giúp các công ty tăng tốc phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động khác. Đám mây cho phép người dùng khai thác công nghệ tiên tiến, gồm cả trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn”, Hiroyuki Nakayama tại hãng tư vấn PwC Consulting cho biết.
Theo công ty nghiên cứu IDC của Mỹ, khách hàng của Amazon Web Service, dịch vụ đám mây của Amazon, có thể cắt giảm chi phí cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin trung bình từ 22% - 29% hàng năm.
Thế nhưng, lĩnh vực điện toán đám mây đang tăng trưởng chậm tại Nhật Bản. Số liệu từ công ty nghiên cứu Garner ghi nhận chi tiêu cho dịch vụ đám mây công cộng tại đây chỉ chiếm 4,3% tổng chi tiêu CNTT trong năm 2021, so với 14,4% ở Bắc Mỹ, 9,7% ở châu Âu và 6,4% ở Trung Quốc. Khoảng cách này được dự báo sẽ tiếp tục tăng đến năm 2025 khi Bắc Mỹ đạt 22,2% còn Nhật Bản là 8%.
“Đi lệch khỏi chuẩn chung thế giới, Nhật Bản đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình di chuyển lên nền tảng đám mây”, Hajime Tamaki, Giám đốc thông tin của Panasonic Holdings, nhận định.
Các công ty Nhật Bản chậm chạp trong lĩnh vực này do họ ưa thích cơ sở hạ tầng điện toán tại chỗ (on-site) để phù hợp với từng đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, việc thiếu chuyên gia CNTT lành nghề có khả năng xây dựng các hệ thống nội bộ cũng là một nguyên nhân.
Tuy vậy, yếu tố chính cản trở doanh nghiệp Nhật “lên mây” là do chi phí duy trì các hệ thống độc quyền. Cuộc khảo sát trong năm tài khoá 2021 của Hiệp hội người dùng hệ thống thông tin Nhật cho thấy các công ty tại đất nước “mặt trời mọc” đã chi 76,4% ngân sách CNTT cho việc bảo trì và quản lý hệ thống hiện có.
Việc ứng dụng chậm chạp công nghệ mới có thể làm xói mòn khả năng cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Dữ liệu về sự thâm nhập của điện toán đám mây tại 30 quốc gia cho thấy sự tương quan với bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kỹ thuật số toàn cầu của IMD năm 2021. Theo đó, Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí 28 (73 điểm) với 31% công ty sử dụng đám mây, trong khi đó, Thuỵ Điển - nơi có 75% công ty “lên mây” đứng thứ 3/30 (95,2 điểm) trong xếp hạng của IMD. Tương tự với những quốc gia có tỷ lệ sử dụng đám mây cao như Mỹ, Phần Lan và Na Uy.
Thế Vinh(Theo NikkeiAsia)
“Để bảo vệ người dùng và tác giả nội dung cũng như hỗ trợ sức khỏe tinh thần của họ, chúng tôi liên tục làm việc để nâng cao các biện pháp bảo vệ đặt ra”, TikTok viết trên blog.
Ngoài ra, các tác giả sẽ sớm được chọn loại đối tượng người lớn để tiếp cận khi livestream các nội dung phù hợp với khán giả trưởng thành. Theo quy định cũ, livestream xuất hiện trên trang For You của người dùng và bảng Live riêng. TikTok cho biết các luồng dành riêng cho người lớn có thể dùng cho những hoàn cảnh như khi nhà sáng tạo nội dung muốn bàn về các chủ đề mà trẻ em không nên xem.
TikTok Live ngày càng gắn bó với các nhà sáng tạo, mang đến thu nhập cho họ và cả TikTok. Tháng trước, trang Rest of Worlds đưa tin ByteDance – công ty mẹ TikTok – đã bắt tay với các hãng đào tạo KOL để hướng dẫn các tác giả livestream và đề nghị người xem tặng tiền. Doanh thu từ các quà tặng ảo sẽ được chia giữa nhà sáng tạo, TikTok và đại lý trung gian.
TikTok cũng giới thiệu công cụ mới cho các tác giả khi livestream. Đầu tiên, họ có thể live cùng tối đa 5 vị khách bằng cách tùy chọn bố cục khác nhau. Tiếp theo, TikTok cập nhật tính năng lọc từ khóa để gửi nhắc nhở cho chủ kênh bổ sung các từ khóa bị cấm, gợi ý các từ khóa họ muốn lọc.
Du Lam(Theo The Verge)
" alt=""/>TikTok giới hạn đô tuổi livestream, cho phát hành nội dung người lớn