Bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng là trách nhiệm không của riêng ai
时间:2025-01-27 22:43:46 出处:Nhận định阅读(143)
Trong thời đại Internet,ảovệantoànthôngtintrênkhônggianmạnglàtráchnhiệmkhôngcủariêmallorca – barcelona tất cả mọi người thực sự đang "trần trụi” trước các ứng dụng công nghệ. Sự bùng phát của các cuộc gọi rác đang trở thành vấn đề đau đầu khiến nhà mạng và các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý. Và ẩn sau cuộc gọi quấy rối là một vấn đề cần phải giải quyết khẩn cấp - rò rỉ thông tin cá nhân.
Người dùng luôn phải đối mặt với nguy cơ để lộ thông tin cá nhân trong cuộc sống thường ngày |
Thông tin do Cục Viễn thông cung cấp, trong thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác quấy rối khách hàng có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê sơ bộ, chỉ trong 1 tháng, hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang thí điểm tại Viettel đã phát hiện tầm 49 triệu cuộc gọi nghi ngờ cuộc gọi rác từ hơn 26,7 nghìn số điện thoại, gây ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu khách hàng.
Kể từ tháng 7 đến nay, đã có 3 nhà mạng là Viettel, VNPT và MobiFone tham gia vào chiến dịch chặn cuộc gọi rác của Bộ TT&TT. Việc chặn cuộc gọi rác bằng biện pháp kỹ thuật sẽ được các nhà mạng khác tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Viettel, VNPT, MobiFone, trong tháng 7 và tháng 8/2020, các nhà mạng đã thực hiện ngăn chặn tổng cộng 18.329 thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Các thuê bao bị khóa chiều gọi đi với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến với thuê bao liên mạng.
Tác hại do rò rỉ thông tin gây ra không chỉ là một loạt các cuộc gọi quấy rối. Một khi thông tin cá nhân quan trọng được những kẻ vi phạm pháp luật nắm được, chúng sẽ cố tình sử dụng nó như một bước đột phá trong hoạt động phạm tội bất hợp pháp.
Ở giai đoạn này, luật hiện hành có rất ít và không quy định chi tiết về quyền riêng tư trực tuyến. Các luật liên quan cần được xây dựng càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về tội xâm phạm thông tin cá nhân của công dân, dù chưa đầy đủ nhưng cũng góp phần cảnh báo và mang tính răn đe với tội phạm công nghệ.
Điều 8, Luật An toàn thông tin mạng quy định, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng.
Tương tự, một số điều khoản trong Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015 hay Nghị định số 174/2013/NĐ-CP đều có quy định khá chi tiết về việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng như các hình thức xử lý vi phạm khác.
Trong thực tế cuộc sống, do rò rỉ thông tin, các trường hợp xâm phạm an toàn tính mạng, tài sản không phải là hiếm. Mặc dù ngày càng có nhiều người nhận thức được tác hại của việc lộ lọt thông tin cá nhân, nhưng vẫn còn vô số vụ án phạm pháp có liên quan.
Các nhà cung cấp dịch vụ không thể hoàn toàn đảm bảo rằng nền tảng của họ không có bất kỳ kẽ hở nào và khó có thể ngăn chặn triệt để các kẽ hở bị một số phần tử bất hợp pháp lợi dụng. Luôn có những người vì lợi nhuận mà đánh cắp thông tin bằng những cách vô đạo đức và người dùng không thể chắc chắn 100% rằng sẽ không có thông tin rò rỉ.
Khi kết nối với Wi-Fi không quen thuộc, hãy sử dụng trước chức năng phát hiện bảo mật để xác định nguy cơ của các Wi-Fi nguy hiểm xung quanh. Nên sử dụng công cụ dọn dẹp chuyên nghiệp để xóa dữ liệu, ngăn ngừa sự cố trước khi chúng xảy ra tốt hơn nhiều so với việc xử lý tình huống.
Rất khó cho các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng để xác định ai phải chịu trách nhiệm tuyệt đối, bởi vì không ai có thể đảm bảo rằng các chương trình do họ phát triển không có sơ hở và không ai có thể đảm bảo rằng thông tin sẽ không bị rò rỉ một cách vô tình.
Khoa học và công nghệ hiện đại giúp con người mở ra cánh cửa mới, nhưng đây cũng một cách tế nhị đang bào mòn cuộc sống của con người, khi mà không phải ai cũng có ý thức chung trong một thế giới mạng nhiều mối đe dọa.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà Internet mang lại chỉ vì lo sợ rò rỉ thông tin. Chính vì vậy, bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là nghĩa vụ mỗi cá nhân và cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Điệp Lưu
Những thách thức bảo mật của điện toán đám mây thời 4.0
Trong thời đại 4.0, bảo mật của điện toán đám mây vẫn là một lĩnh vực đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu và nhân sự trong ngành công nghệ.
上一篇: Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
下一篇: Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Petrojet vs Al Masry, 21h00 ngày 23/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- LMHT: Bị bạn gái cũ tố cáo hành hạ tinh thần suốt hai năm, cao thủ Bắc Mỹ mất việc
- VNPT sẽ xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tại Kon Tum và mở rộng mô hình cho nhiều tỉnh, thành
- Phúc Thanh Audio mang dàn loa khủng dự sự kiện âm thanh hàng đầu ở Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
- Tin thể thao 29/10: Mourinho vén màn bí mật chuyện 'bỏ rơi' Mkhitaryan
- Brazil bị loại khỏi Copa America: Hổ thẹn nhiều, quen rồi
- Pha sang đường 'khó đỡ' của chị em
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên