Nhận định, soi kèo Yanbian Longding vs Heilongjiang Ice City, 14h00 ngày 18/6
本文地址:http://profile.tour-time.com/news/877f698209.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Các ứng dụng blockchain, tiền điện tử, trò chơi NFT dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của vũ trụ ảo (metaverse). Dưới đây là một số sự kiện chính mà KrASIA cho rằng đã định hình bức tranh metaverse của khu vực Đông Nam Á trong năm 2021.
Sự trỗi dậy của Axie Infinity
Game video dựa trên NFT, Axie Infinity do startup blockchain Sky Mavis phát hành đã trở thành một trong những trò chơi phát triển nhanh nhất thế giới. Người chơi có thể kiếm lợi nhuận bằng việc giao dịch các hàng hoá kỹ thuật số trong game.
Theo DappRadar, Axie Infinity là bộ sưu tập NFT được giao dịch nhiều nhất thời gian qua, với giá trị khối lượng giao dịch vượt hơn 3,8 tỷ USD, cao hơn cả các bộ sưu tập NFT “blue chip” như CryptoPunks, Bored Ape Yacht Club và NBA Top Shot.
Tiếp nối sự thành công của Axie Infinity là sự bùng nổ của hàng loạt startup trò chơi điện tử, khai thác cách thức mới kết hợp giữa video game và blockchain như Yield Guild Games, Guild Fi, Avocado Guild, dựa trên mô hình cung cấp dịch vụ NFT trong game và thu phí hoa hồng từ tiền game thủ kiếm được.
Các tay chơi crypto đổ tiền vào dự án GameFi
Xu hướng các trò chơi blockchain đã thu hút nhiều nhà đầu tư. Ngày 6/12, Animoca Brands, công ty game blockchain trụ sở tại Hong Kong cùng Binance Smart Chain (BSC) đạt được thoả thuận xây dựng quỹ 200 triệu USD để đầu tư các dự án game crypto xây dựng trên nền tảng BSC.
Một loạt quỹ đầu tư khác cũng nhảy vào đầu tư các dự án GameFi như Andreessen Horowitz, Huobi Ventures, Tron Foundation, sàn crypto OKEx và SoftBank.
Tính tới ngày 4/10/2021, các công ty game dựa trên blockchain đã gọi vốn được gần 2 tỷ USD và thị trường video game được dự báo tăng trưởng hơn 200 tỷ USD vào năm 2023.
Các sàn giao dịch crypto địa phương tham gia cuộc đua
Các ngân hàng địa phương tại Đông Nam Á cũng không ngồi yên khi tiến hành đầu tư vào những sàn giao dịch điện tử đã có giấy phép hoạt động, tập trung tại Thái Lan và Singapore.
Trong tháng 11, ngân hàng thương mại Siam, ngân hàng lâu đời nhất của Thái Lan, đã mua lại 51% cổ phần Bitkub, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất nước với giá 17,85 tỷ Bath (535 triệu USD). Trước đó, sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số Zipmex trụ sở tại Singapore đã thu được 41 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, có sự hậu thuẫn của quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc ngân hàng Ayudhya, ngân hàng lớn thứ 5 tại Thái Lan.
Tại Singapore, ngân hàng trung ương nước này chính thức cấp phép cho DBS Vickers cung cấp các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số token. Ngân hàng OCBC được biết cũng sớm xây dựng sàn giao dịch tiền điện tử. Các pháp nhân khác đã có giấy phép tại quốc đảo này bao gồm Triple A, Independent Reserve và Fomo Pay.
Ngành công nghiệp tiền điện tử đối mặt với các quy định mới
Với việc Trung Quốc mạnh tay trấn áp những hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử trong nước, các công ty lớn trong lĩnh vực đã chuyển hướng sang Singapore.
Mặc dù vậy quá trình này gặp không ít khó khăn. Mới đây, sàn Binance Exchange đã thông báo chấm dứt hoạt động tại Singapore từ ngày 13/2/2022, thay vào đó công ty sẽ tái tập trung nguồn lực xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo blockchain tại đây.
Huobi Global thông báo ngừng cung cấp dịch vụ tại Singapore hồi tháng 11. Huobi Group cho biết tập đoàn đang chuyển hoạt động kinh doanh giao dịch sang Gibraltar và dự định mở rộng tại các khu vực như Đông Nam Á và châu Âu.
Tại Indonesia, Hội đồng Ulema, tổ chức các học giả Hồi giáo hàng đầu quốc gia, đã đưa ra tuyên bố việc sử dụng tiền điện tử để thanh toán là hoạt động “không được phép” theo quy định của đạo Hồi. Tại Lào, chính quyền địa phương đang xem xét phát triển bằng việc cho phép các công ty sử dụng thuỷ điện để đào tiền kỹ thuật số. Bước đi này có thể tạo ra nguồn thu hàng năm trị giá 2.000 tỷ LAK (187 triệu USD) cho quốc gia. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khung pháp lý vẫn chưa rõ ràng.
Các ngân hàng Trung ương nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số riêng (CBDC)
Bản chất biến động cao của nhiều loại token khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Điều này thôi thúc các ngân hàng trung ương trong khu vực đẩy mạnh nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số.
Ngân hàng Thái Lan bắt đầu thí điểm đồng Baht điện tử từ quý II 2021. Ngân hàng Trung ương Indonesia đang xem xét đưa ra đồng tiền riêng. Các ngân hàng nhìn nhận CBDC như một khía cạnh của đồng tiền có chủ quyền (Sovereign Digital Currency). Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia cũng nghiên cứu một số sáng kiến tương tự.
Các nghệ sĩ địa phương thúc đẩy khu vực ứng dụng NFT
Trước sự tăng trưởng như vũ bão của khối lượng giao dịch NFT thế giới (chạm mốc 10.7 tỷ USD trong quý III/2021, tăng 704% so với quý trước), các nghệ sĩ tại Đông Nam Á đã thành lập các cộng đồng bản địa hỗ trợ nhau vượt qua rào cản ngôn ngữ, chi phí giao dịch nhằm thúc đẩy ứng dụng NFT như MetaRupa, Malaysia NFT và NFT Asia.
Một loạt sự kiện nghệ thuật về tiền điện tử cũng được tổ chức trong khu vực với sự hỗ trợ của các cộng đồng NFT, trong số đó có sự kiện Art Moments Jakarta, hội chợ Art Philippines và Tuần nghệ thuật crypto châu Á.
Đông Nam Á sẽ trở thành trung tâm tiền kỹ thuật số tiếp theo?
Mặc dù thị trường tiền điện tử khu vực còn non trẻ, nhưng Đông Nam Á đã sẵn sàng đổi mới. Theo Statista, Việt Nam, Philippines và Thái Lan lần lượt xếp thứ 2, 3 và 5 trong danh sách 55 quốc gia phổ biến tiền kỹ thuật số. Nigeria đang là quốc gia có mức độ phổ biến crypto cao nhất với 32% người dân cho biết đã sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử trong năm 2020.
Bản chất phi tập trung của tiền điện tử có thể góp phần thay đổi cán cân quyền lực của các tổ chức tài chính truyền thống, mở ra nhiều cơ hội hơn cho cộng đồng tại đại phương.
Vinh Ngô (Theo KrAsia)
Việc Facebook đổi tên khiến các nhà đầu tư chú ý hơn vào trào lưu metaverse (vũ trụ ảo). Thực tế đây không còn là khái niệm mới, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain.
">Blockchain thay đổi toàn cảnh công nghệ tại Đông Nam Á
Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát phức tạp tại Việt Nam, doanh nghiệp trở nên khó khăn, lương công ty chi trả mỗi tháng không đủ xoay sở cho cuộc sống nên anh nghỉ việc lên Hà Nội chạy xe cho một hãng xe ôm công nghệ. Kể từ làn sóng dịch bệnh thứ 4, công việc này của Ngọc lại tiếp tục gặp khó, những tài xế khác mách Ngọc chạy thử cho Gojek.
“Khi tôi mới chạy xe được hơn 1 tuần thì Gojek tăng mức thưởng tối đa. Trước đây tôi chạy đủ mức 80 điểm, nhận hơn 200 nghìn đồng thưởng là nghỉ. Bây giờ mức thưởng thay đổi thành 30 – 60 – 90 và 120, nếu chạy được 120 điểm là được thưởng tận 380 nghìn đồng.”, Ngọc nói.
Mỗi ngày chạy hơn 30 “cuốc xe” tương đương 90 điểm tài xế Gojek được thưởng 280 nghìn đồng. |
Ngọc cho biết mỗi tháng Ngọc có hơn chục ngày đạt điểm tối đa. “Tôi là tài xế mới, ít kinh nghiệm nên chưa là gì đâu, phải gặp các anh “siêu chiến binh” ấy, thu nhập “khủng” lắm” – Ngọc nói.
Ngọc thấy vui vẻ với công việc mới mặc dù chẳng liên quan đến kiến thức anh đã học trong trường đại học. Anh tâm sự, làm công việc gì cũng phải đảm bảo cuộc sống của mình trước đã. Ngọc còn trẻ, muốn tự lập, không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. Thậm chí trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn thế này, thu nhập của anh cũng phụ giúp gia đình rất nhiều.
Bạn bè anh có người may mắn tìm được việc tốt, nhưng không ít người phải làm việc luân phiên, số khác bị cắt giảm lương đáng kể. Có người lâm vào cảnh thất nghiệp, lại có nhóm rồng rắn về quê nương nhờ mảnh vườn bố mẹ.
Ngọc nhận định, công việc anh đang làm tuy có bị ảnh hưởng bởi giãn cách, nhưng trừ vẫn túc tắc “năng nhặt, chặt bị”. Khi chưa có dịch, đơn GoRide (chở khách) nhiều, nhưng đợt này khi các dịch vụ xe ôm công nghệ vẫn chưa được mở lại thì đơn GoFood (giao đồ ăn) là nguồn thu nhập chính của anh, bên cạnh một số đơn giao hàng GoSend. Giờ ăn trưa của mọi người là giờ cánh tài xế “công nghệ” tất bật chạy “như mắc cửi” ngoài đường để đi giao hàng GoFood.
“Em cứ ở nhà, anh lo!”
Tài xế Đức Hùng gắt lên với vợ trên điện thoại: “Đã bảo em ở nhà kèm con học bài đi! Ra ngoài nhỡ nhiễm Covid-19 thì ai chăm các con? Em cứ ở nhà, anh lo!”.
Hùng cúp máy, chiếc điện thoại cài app của Gojek rung lên bần bật. Đơn “nổ”, Hùng xác nhận đơn hàng rồi cũng nổ máy lên đường.
Đức Hùng cũng mới làm tài xế Gojek được vài tháng. Quê ở Hưng Yên, cả nhà có hai vợ chồng và ba đứa con kéo nhau lên Hà Nội kiếm sống. Vợ anh buôn bán lặt vặt ở chợ Cầu Giấy, anh trước đó làm nghề lái xe tải giao hàng.
“Tôi lái xe tải hơn chục năm, mỗi tháng chưa được chục triệu mà vất vả, nguy hiểm. Vợ tôi khuyên đi tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn, nhưng lấy đâu ra việc nhàn lương cao, nuôi ba đứa con ở Hà Nội tốn kém lắm!”, Đức Hùng bộc bạch.
Mỗi tháng tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện, tiền đóng học cho con… anh nhẩm tính mất cả chục triệu đồng, ấy là vợ chồng anh đã tiết kiệm hết mức. Trước đây, lương của anh chỉ đủ cho các khoản cố định này. Vợ anh làm được đồng nào là chi hết vào tiền ăn cho gia đình, gần như không có khoản tích cóp nào. Anh cười: “Trời thương nên may là cả nhà khỏe như vâm! Chứ ốm lăn ra đấy, đi viện là không biết phải xoay sở làm sao!”.
Hơn 1 năm trước, Hùng bỏ nghề lái xe tải, chuyển sang chạy xe ôm, hàng ngày lang thang ở các bến xe để đưa đón khách đi liên tỉnh, trong đó đa số là sinh viên. Nhưng chẳng được bao lâu thì dịch Covid-19 lại bùng mạnh, sinh viên nghỉ học, cũng không có mấy người đi lại. Nhiều hôm ở bến xe Mỹ Đình, xe ôm đứng đợi nhiều hơn khách xuống xe.
Thế rồi Hùng mày mò tìm hiểu chạy xe ôm công nghệ. Anh chạy thử cho một hãng khác trước khi làm cho Gojek.
“Lợi thế của tôi là thuộc đường. Khu vực từ Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai… tôi thuộc như lòng bàn tay. Vì thế tôi trả đơn nhanh lắm”. Hùng rút trong túi đeo ngực ra hai chiếc điện thoại, một chiếc cài app, phục vụ công việc, chiếc còn lại để liên lạc với khách.
Anh mở màn hình để minh chứng, trong suốt một tuần, thu nhập của Đức Hùng không hôm nào dưới 800 nghìn đồng. Anh khoe tuần trước anh “cày” được hơn 1 triệu đồng/ngày.
Tài xế mới Đức Hùng tự tin với thu nhập của mình. |
Đức Hùng chia sẻ, nếu chịu khó, mỗi tháng anh có hơn chục triệu đồng từ tiền thưởng, cao hơn lương trước đây. Với thu nhập này, anh duy trì được một cuộc sống bớt chật vật cho cả gia đình, ngoài ra còn dư ra một khoản tiết kiệm phòng khi trái gió trở trời. “Thế mới làm trụ cột, giữ được “nóc nhà” với vợ chứ! Sau này dịch vụ chở khách GoRide hoạt động trở lại thì thu nhập của tôi còn tốt nữa. Vợ tôi cứ ở nhà, tôi lo được hết!” – Hùng tự tin, cài lại quai mũ bảo hiểm rồi chạy đi giao đơn hàng mới.
Phương Dung
">Tài xế công nghệ nuôi cả nhà trong đại dịch
Đại học 'tung chiêu' hút sinh viên giỏi
Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
Xã hội đang 'ung thư máu' về lao động
Thực tế thì giới trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với cường độ cho phép, và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng - theo báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012.
Các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad đang làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên.
1. Kích thích não bộ phát triển
Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự phát triển sớm não bộ của trẻ được quy định bởi những kích thích môi trường.Sự kích thích sớm đối với phát triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ (điện thoại di động, internet, iPad, TV), và được cho là có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh.
2. Chậm phát triển
Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi. Cứ 1 trong 3 trẻ ở độ tuổi tới trường hiện nay bị chậm phát triển về khả năng đọc viết và các khả năng học tập khác. Chỉ khi có sự vận động mới làm tăng cao khả năng chú ý và học tập của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập.
3. Bệnh béo phì
Do thiếu sự vận động nên những trẻ chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Cũng theo khảo sát trên, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%. Trung bình, có 1 trong 4 trẻ ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm.
4. Mất ngủ
60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010). Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn (báo cáo của Boston College 2012).
5. Các chứng bệnh về tinh thần
Việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác (số liệu từ các báo cáo:Bristol University 2010, Mentzoni 2011, Shin 2011, Liberatore 2011, và Robinson 2008). Cứ một trong 6 trẻ em Canada bị chẩn đoán có vấn đề về tâm lý, và nhiều trong số này phải dùng thuốc trị liệu gây tác động nguy hiểm (báo cáo Waddell 2007).
6. Gây hấn
Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn. Không những thế, chúng còn phải đối mặt với rất nhiều các nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất được chiếu đầy rẫy trên TV.
7. Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số
Những nội dung trên các phương tiện truyền thông được phát với cường độ cao có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là chúng sẽ không thể học tập tốt được.
8. Nghiện kỹ thuật số
Nếu các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số ở cường độ quá thường xuyên thì họ dễ có xu hướng lơ là con cái. Và khi đó, trẻ thiếu sự quan tâm sát sao của phụ huynh sẽ gắn bó với các thiết bị điện tử rồi hơn và rồi dần dẫn tới nghiện ngập. Cứ 1 trong số 11 trẻ này trong độ tuổi từ 8-18 bị nghiện thiết bị điện tử.
9. Bức xạ
Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chuyên gia James McNamee của Hội Y khoa Canada cảnh báo: “Trẻ em dễ chạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Chính vì vậy, chúng ta không thể nói nguy cơ đối với người lớn và trẻ em là như nhau”.
10. Thiếu bền vững
Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững. Trẻ em chính là tương lai nhưng tương lai đó sẽ rất bất định với những trẻ lạm dụng và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới tình trạng nghiện ngập (nghiện kỹ thuật số) và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.
(Theo Cnet)
">Dưới 2 tuổi cho con nghịch iPhone, iPad chẳng khác nào giết con!
Huyền thoại Nokia 3310 (2000)
Không nhiều thương hiệu có thể duy trì được sự hấp dẫn đối với người dùng, nhưng Nokia, thông qua những lần thanh công và nhiều lần thất bại, đã tạo ra một niềm tin trong lòng người dùng, cho đến khi được bán cho Microsoft vào năm 2013. Chính Microsoft cũng không thể trụ được trên thị trường smartphone và đến năm 2016, họ rút chân khỏi thị trường này.
Sau đó là sự xuất hiện của HMD Global, một công ty mới nổi gồm các cựu nhân viên Nokia với hy vọng tận dụng quá khứ hào hùng của Nokia để mở đường cho các sản phẩm mới. 5 năm trước, vào ngày đầu tháng 12 năm 2016, HMD đã công bố kế hoạch khởi động lại thương hiệu Nokia và trở thành một tên tuổi mới trong thị trường smartphone toàn cầu. Công ty đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc tạo nên một chương tiếp theo cho Nokia với những chiếc điện thoại đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn.
Tại MWC 2017, HMD Global đã giới thiệu 4 chiếc Nokia mới toanh là Nokia 3310, Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Công ty hy vọng sẽ lấn sân sang dòng điện thoại phổ thông và phân khúc tầm trung. Những chiếc smartphone mang đến cảm giác đơn giản với Android gốc, và chiếc 3310 chắc chắn đã đánh thức cảm giác nhung nhớ quá khứ của nhiều người. Các mẫu điện thoại này đã nhận được sự quan tâm to lớn.
Hãy nhớ rằng kể cả vào năm 2017, cách hãng smartphone vẫn còn đưa nhiều bloatware vào sản phẩm của mình và khả năng cập nhật vẫn chưa tốt. HMD mang đến smartphone với Android gốc và hứa hẹn cập nhật nhanh đã được người dùng chào đón nồng nhiệt. Các fan đã có hy vọng Nokia sẽ lại một lần nữa trỗi dậy và đứng đầu.
5 năm trôi qua và Nokia giờ lại trở thành một nỗi thất vọng lớn. HMD Global đã trở thành một ví dụ về việc hứa hẹn quá nhiều và làm không bao nhiêu. Ngày càng ít thiết bị ra mắt, sự hỗ trợ phần mềm ngày càng giảm và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã tạo nên viễn cảnh ảm đạm cho một thương hiệu tưởng chừng như đã có thể trở lại trong vinh quang.
Nhân tố quan trọng đằng sau việc mọi người phấn khích trước sự trở lại của Nokia chính là HMD Global đã tham gian chương trình Android One, về cơ bản là đảm bảo thiết bị sẽ có hệ điều hành sạch, cũng như được cập nhật nhanh chóng. Công bằng mà nói, HMD đã có gắng nâng cấp theo lời hứa trong một thời gian, nhưng cuối cùng cũng không thể theo được.
HMD đã làm rất tốt với Android 9 Pie, nhưng đã cho thấy sự thụt lùi trên Android 10, và càng tệ hơn ở Android 11, khả năng cập nhật của Nokia lần lượt được xếp hạng 1, 4 và 10 theo thống kê của AndroidAuthority. Đến hiện tại, HMD vẫn còn đang trong quá trình phát hành Android 11 và chưa có thông báo nào về Android 12.
Vấn đề về update của HMD xuất hiện ngay khi họ có nhiều mẫu điện thoại hơn, cho thấy việc thiếu nguồn lực.
Tuy nhiên, update chậm trễ còn có thể ráng chấp nhận được, nhưng update bị lỗi lại là sự cố nghiêm trọng hơn. Người dùng cho biết những bản update phát hành bởi HMD thường gặp lỗi. Ví dụ như Nokia 8.3, bản update đã ảnh hưởng đến ứng dụng camera và thậm chí khiến máy mất kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng Nokia 5.3 thường phàn nàn về phản hồi kém khi cuộn trang và nhận phím sau khi nâng cấp lên Android 11.
Khách hàng chỉ có lại niềm tin với HMD nếu họ có những phương pháp phát hành phần mềm tốt hơn, và cho đến nay, HMD chưa cho thấy bất kỳ động thái cải thiện nào. Thậm chí, họ còn trở nên tệ hơn khi thay vì cập nhật cho Nokia 9 PureView, công ty lại đi khuyên người dùng mua điện thoại mới.
Những smartphone tầm trung có thể là nguồn thu lớn với tất cả các hãng smartphone, nhưng flagship đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Một chiếc smartphone mang tính sáng tạo, mạnh mẽ, hấp dẫn có thể là động lực tiếp thị mà một thương hiệu mới cần để thu hút sự chú ý của mọi người. Thật không may, phải đến năm 2018 HMD mới ra mắt flagship, nhưng một lần nữa, họ lại tìm cảm hứng từ quá khứ lâu đời của Nokia và ra mắt Nokia 8 Sirocco.
Năm 2006, Nokia 8800 Sirocco có lẽ là hình tượng của một chiếc điện thoại cao cấp sang trọng. Nokia 8 Sirocco chắc chắn không thể đạt được điều đó. Dù có thiết kế cao cấp nhưng nó không thể đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập bởi các thiết bị cạnh tranh như Samsung S9 Plus hay LG V30. Camera mờ nhạt, hiệu chỉnh màn hình kém và thiếu loa stereo kết hợp với mức giá cao ngất ngưỡng khiến nó không trở nên hấp dẫn trong mắt người dùng.
Tạo ra một chiếc flagship là điều không dễ và bạn có thể cho rằng HMD vẫn còn non tay khi ra mắt Nokia 8 Sirocco, có lẽ họ sẽ học hỏi nhiều trong chiếc flagship tiếp theo. Không hẳn như vậy, nỗ lực thứ hai của HMD trong phân khúc flagship thậm chí còn thất bại hơn.
Nokia 9 PureView được cho là sẽ thay đổi công nghệ chụp ảnh trên smartphone. Chiếc flagship này sử dụng năm camera khác nhau để đạt được một tính năng quảng cáo duy nhất - khả năng điều chỉnh tiêu cự sau khi chụp - một tính năng không mấy hấp dẫn vào lúc đó. Tệ hơn nữa, khả năng chụp ảnh của nó cũng đáng thất vọng khi mang trong mình cái tên “PureView”.
Theo nhiều thử nghiệm, Nokia 9 PureView không thể chụp ảnh tốt bằng Galaxy S10 hay Huawei P30. Hơn nữa, hệ thống 5 camera hoành tráng lại thiếu các tính năng được ưa thích như góc siêu rộng và ống kính tele. Thêm vào đó, nó còn sử dụng một chipset cũ và tối ưu phần mềm tồi tệ.
Hai năm kể từ khi ra mắt Nokia 9 PureView, HMD Global vẫn chưa mang đến chiếc flagship nào khác, thay vào đó, công ty dường như đang “tăng năng suất” hồi sinh những điện thoại cơ bản cổ điển của Nokia, cũng như ra mắt các điện thại cơ bản mới. Đúng là công ty đã bán được gần 11 triệu chiếc điện thoại cơ bản trong Q1 năm 2021, nhưng xây dựng thương hiệu dựa trên một thứ đang chết dần có vẻ không phải điều khôn ngoan. Công ty chỉ bán được khoảng 2 triệu smartphone trong cùng quãng thời gian đó.
Ngay cả chiến thuật cung cấp phần mềm “sạch” của HMD ngày nay cũng đã trở nên nhạt nhòa, các đối thủ khác đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp những bản Android được tối ưu tốt. Ngoài giao diện đặc trưng và một vài bloatware, gần như mọi OEM đã và đang làm cho giao diện của họ nhẹ hơn và cải thiện tiến độ cập nhật.
Đối với một công ty đang hướng tới việc giành lấy thị phần smartphone cho chính mình, việc liên tục đưa ra điện thoại cơ bản và hiếm có mẫu máy gây ấn tượng chắc chắn là một điều không tốt. Nếu là một fan Nokia lâu năm, chắc chắn bạn sẽ không vui với những gì HMD Global đang làm với thương hiệu mang tính biểu tượng này.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, AA)
Nhằm kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại gần như không thể phá hủy Nokia 6310 (tháng 3/2001), HMD đã giới thiệu phiên bản mới của sản phẩm này với các tính năng hiện đại hơn.
">5 năm trở lại, HMD vẫn sống bám vào quá khứ của Nokia
友情链接