Ông Hùng Trần, CEO Công ty Got It nhấn mạnh: "Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính, quan trọng để giúp cho việc xây dựng được các công ty công nghệ".
Got It là công ty khởi nghiệp công nghệ tại Thung lũng Silicon và đến nay đã đạt được những thành công nhất định với sản phẩm “Nền tảng chia sẻ kiến thức dưới dạng dịch vụ” (Knowledge as a Service - KaaS). Đây là nền tảng chia sẻ kiến thức theo yêu cầu đầu tiên trên thế giới nhằm cung cấp cho người đi làm, học sinh sinh viên, người tiêu dùng các giải pháp tương tác nhanh chóng, cá nhân hoá cho các vấn đề liên quan.
Là một diễn giả sẽ tham gia trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được Bộ TT&TT lần đầu tiên tổ chức vào ngày 9/5/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, theo chương trình, ông Hùng Trần - CEO Công ty Got It sẽ tham luận về việc “Xây dựng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hướng tới thị trường toàn cầu”. Bên cạnh đó, cũng trong phiên chuyên đề 3 “Chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam” của Diễn đàn, CEO Công ty Got It Hùng Trần sẽ cùng các nhà quản lý, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm góp phần tìm ra những định hướng, giải pháp phù hợp nhất cho việc phát triển doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam thời gian tới.
Trước đó, trong chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, từ góc nhìn của công ty công nghệ đầu tiên của người Việt ở Silicon Valley, vị CEO Công ty Got It đã nhấn mạnh đến đặc thù của các doanh nghiệp công nghệ. Theo ông, các công ty công nghệ phát triển trong thời gian ngắn và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống.
Ông Hùng dẫn chứng, hơn chục năm trước, chưa ai biết đến Uber, còn hiện doanh nghiệp công nghệ này được định giá hơn 100 tỷ USD. Cũng trong khoảng 10 năm qua, nhiều công ty công nghệ lớn đã hình thành, phát triển và sau khi họ IPO thì giá trị công ty đã rất lớn, có thể kể đến như Facebook, Google hay một số công ty khác. “Khi xây dựng Got It, chúng tôi chú trọng xây dựng đội ngũ giỏi tại Silicon Valley, làm ra sản phẩm được hàng tỷ người dùng trên thế giới sử dụng. Từ kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được những công ty công nghệ toàn cầu”, ông Hùng Trần chia sẻ.
Lễ khai trương triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 tại Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam diễn ra ngày 6/5/2019 tại Hà Nội.
Sự kiện 28 tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số cùng khai trương dịch vụ IPv6 là một hoạt động trong khuôn khổ Ngày IPv6 Việt Nam 2019 vừa diễn ra hôm qua, 6/5/2019.
Danh sách các tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số vừa chính thức khai trương dịch vụ IPv6 bao gồm 10 cơ quan, tổ chức nhà nước cùng các doanh nghiệp.
Năm nay là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, đánh dấu hơn 11 năm phát triển và thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam với tỉ lệ chuyển đổi IPv6 đạt hơn 34%, theo số liệu tại thời điểm cuối tháng 4/2019.
Kể từ năm 2013, Việt Nam đã chính thức khai trương mạng IPv6 quốc gia, bao gồm hệ thống máy chủ DNS và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Cũng trong năm 2013, một số các doanh nghiệp Internet hàng đầu tại Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom, NetNam… đã triển khai IPv6 trong hệ thống mạng lưới, cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng.
Từ thời điểm đó đến nay, mức độ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đã tăng trưởng đột phá, vươn lên xếp thứ 2 Đông Nam Á, thứ 4 châu Á - Thái Bình Dương và thứ 7 thế giới với tỉ lệ ứng dụng đạt 34,08%, theo thống kê của Trung tâm thông tin mạng châu Á – Thái Bình Dương vào cuối tháng 4/2019. Số lượng người sử dụng IPv6 tại Việt Nam hiện đạt hơn 17 triệu người.
Với khối cơ quan nhà nước, sự nỗ lực của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan nhà nước và sự phối hợp của các doanh nghiệp Internet, nhiều cơ quan Trung ương, tỉnh thành phố đã chuyển đổi thành công sang IPv6 cho hệ thống CNTT, Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Trong đó có Bộ TT&TT, Bộ TN&MT, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Tin học hóa, Cục Bưu điện Trung ương, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, TP.HCM, Lâm Đồng, Long An và Đồng Nai.
Tính tới ngày 6/5/2019, đã có hơn 34 Cổng thông tin điện tử dưới tên miền “.GOV.VN” hoạt động với IPv6. Việc đưa IPv6 vào kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước sẽ góp phần phát triển Chính phủ điện tử và thành phố thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng và đi đúng xu hướng công nghệ mới.
Ở mảng cung cấp dịch vụ nội dung trong nước, vốn có tỉ lệ ứng dụng triển khai IPv6 còn hạn chế so với các lĩnh vực khác, Ngày IPv6 Việt Nam 2019 cũng đánh dấu bước ngoặt lớn khi nhiều đơn vị dịch vụ nội dung số lớn đã chính thức khai trương cung cấp dịch vụ trên IPv6.
" alt=""/>Internet Việt Nam chính thức cung cấp diện rộng các dịch vụ công nghệ thế hệ mới trên nền IPv6Điều không tưởng đó đã được giới thiệu tại Hội nghị IBM Think 2018, vừa bắt đầu diễn ra vào ngày 19 tháng 3. Đây là hội nghị hàng đầu thế giới của IBM, nhằm công bố những sáng tạo mới. Một trong những sáng tạo đáng chú ý nhất của hội nghị năm nay, như chúng ta đã nói ở trên, một chiếc máy tính nhỏ hơn cả hạt muối theo đúng nghĩa đen.
Tuy nhiên đừng để kích thước của chiếc máy tính này đánh lừa bạn, bởi vì nó có hiệu năng tương đương với một máy tính trang bị bộ vi xử lý x86 của những năm 1990. Có thể chiếc máy tính này sẽ không thể so sánh được với chiếc máy tính ở nhà của bạn, nhưng hãy nhìn vào tỷ lệ kích thước để thấy được sự đáng kinh ngạc của công nghệ.
IBM cho biết, nó có thể được tích hợp vài trăm nghìn bóng bán dẫn, cho phép truyền, theo dõi, phân tích và xử lý dữ liệu. Nếu chưa đủ ấn tượng, IBM tiết lộ chi phí sản xuất chiếc máy tính “hạt muối” này chỉ là 10 xu.
Và tất nhiên IBM tạo ra chiếc máy tính này không phải để chúng ta chơi game, hay gõ văn bản trong Word. Thay vào đó, nó sẽ được ứng dụng vào công nghệ blockchain. Những chiếc máy tính siêu nhỏ này sẽ được tích hợp vào hàng hóa, để có thể giúp theo dõi việc vận chuyển và chống hành vi trộm cắp.
IBM đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành công nghiệp logistic, và những chiếc máy tính này có thể trở thành một cuộc cách mạng đột phá. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, bởi những chiếc máy tính này cũng có thể được tích hợp vào nhiều đồ vật khác nhau và chạy các ứng dụng AI. Với kích thước siêu nhỏ, chúng sẽ dễ dàng được tích hợp vào bất kỳ thứ gì.
Hiện tại các nhà nghiên cứu của IBM đang thử nghiệm với nguyên mẫu đầu tiên. Tuy nhiên không rõ khi nào công nghệ này sẽ được ứng dụng thực tiễn.
Theo GenK
" alt=""/>IBM muốn tạo ra chiếc máy tính nhỏ hơn cả một hạt muối