Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, ngày 30/08 vừa qua, KMS Technology đã trao tặng 7 máy thở với tổng trị giá 1 tỷ đồng cho 2 bệnh viện chuyên điều trị các ca bệnh nặng tại TP.HCM, bao gồm 1 máy thở chức năng cao (Savina 300) cho bệnh viện Thống Nhất và 6 máy thở (Eliciae MV 20 và JPAP) cho bệnh viện Quân y 175. Số tiền này được trích từ quỹ 1% lợi nhuận, theo cam kết hỗ trợ cộng đồng của công ty. Đại diện KMS Technology cho biết, việc trang bị các máy thở dòng cao hy vọng sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho ngành y tế, hỗ trợ các bệnh viện trong việc giành lại sự sống cho các bệnh nhân đang trở nặng, đồng thời, tiếp thêm động lực cho đội ngũ y bác sỹ trong cuộc chiến đầy cam go này.
|
Trao tặng máy thở cho Bệnh viện Thống Nhất (trái) và Bệnh viện Quân y 175 (phải) |
Trước đó, đầu tháng 8/2021, KMS Technology cũng đã gửi tặng 500 phần quà bao gồm: đồ bảo hộ y tế chuyên dụng, khẩu trang N95 và nhu yếu phẩm cho các y bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa An Bình (quận 5, TP.HCM), nơi đang điều trị các ca bệnh triệu chứng nặng và bệnh nền.
|
Trao tặng 500 phần quà cho đội ngũ y tế tại Bệnh viện đa khoa An Bình |
Song song với việc hỗ trợ trang thiết bị y tế, trước tình trạng cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ còn nhiều thiếu thốn tại các bệnh viện dã chiến mới thành lập, KMS Technology cũng đã trang bị 20 bộ máy tính cho bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 cơ sở tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 và cơ sở tại phường An Khánh, Thủ Đức.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên KMS Technology cũng tích cực vận động gây quỹ nội bộ với số tiền lên đến 200 triệu đồng, nhằm sử dụng vào các dự án hỗ trợ cộng đồng thiết thực.
|
Trao tặng gói “Balo Covid" cho các gia đình khó khăn tại quận 8 TP.HCM |
Tháng 6/2021, KMS Technology phối hợp cùng tổ chức Saigon Children's Charity trong chiến dịch “Balo Covid”, trao tặng 40 chiếc ba lô gồm thực phẩm, sách, truyện và đồ chơi cho các trẻ em cùng gia đình trong khu phong toả tại quận 8, TP.HCM.
Mới nhất đầu tháng 9/2021, công ty này cũng đã phối hợp cùng ba trường đại học tại TP.HCM: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Công nghệ thông tin, hỗ trợ các gói sinh hoạt phí và nhu yếu phẩm cho các sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề do tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội.
Ông Trần Trọng Đại - Tổng giám đốc KMS Technology Việt Nam chia sẻ: “Đóng góp cho cộng đồng từ lâu đã trở thành giá trị cốt lõi của công ty. Trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy khắc nghiệt này, chúng tôi hy vọng những hỗ trợ của mình góp phần tiếp thêm nguồn lực giúp người dân vững tin vượt qua được giai đoạn khó khăn, dịch bệnh sớm được kiểm soát và đời sống mau chóng được ổn định".
Ngọc Minh
" alt=""/>KMS Technology dành 1 tỷ đồng tặng máy thở cho các bệnh viện TP.HCM
Ngày 5/2, Bộ GD-ĐT đã có báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình hoạt động và việc thành lập Hội đồng trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.2 lần không công nhận quy trình thành lập Hội đồng trường
Theo Bộ GD-ĐT, Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019 được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ) công nhận ngày 3/11/2014 và kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 20/7/2019.
Trong thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 9/2019, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã hai lần thực hiện quy trình thành lập Hội đồng trường nhưng không được TLĐ công nhận. Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn trao đổi, hướng dẫn và cử cán bộ tham gia tổ công tác do TLĐ thành lập vào giữa tháng 8 năm 2019, tuy nhiên TLĐ đã không nhất trí với tập thể lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng về quy trình nhân sự Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường.
Do đó, chưa thực hiện được quy trình nhân sự Ban giám hiệu nhiệm kỳ mới. TLĐ đã hai lần ra quyết định kéo dài thời gian nhiệm kỳ của Hội đồng trường và Ban giám hiệu. Lần cuối theo quyết định đến khi có hướng dẫn của Chính phủ thực hiện Luật 34/2018/QH14 (Nghị định 99/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2020) TLĐ cũng yêu cầu trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc kể từ khi có hướng dẫn của Chính phủ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có trách nhiệm thực hiện quy trình, thủ tục thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ mới theo đúng quy định.
TLĐ có quyết định không phù hợp
Theo Bộ GD-ĐT, tại thời điểm Nghị định 99 có hiệu lực, Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM đang tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy trường và cá nhân đồng chí Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng.
Trong khi thời gian kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng trường và Ban giám hiệu đã hết, đại diện TLĐ và tập thể lãnh đạo trường đã có quyết định không phù hợp khi thống nhất tạm dừng triển khai thành lập Hội đồng trường cho đến khi có kết luận của Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cuối tháng 7/2020 Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM mới kết thúc quá trình kiểm tra và có thông báo kết luận.
|
Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Từ tháng 4 đến tháng 9/2020, Bộ GD- ĐT đã có nhiều công văn trao đổi và đôn đốc, tuy nhiên việc thành lập Hội đồng trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa được triển khai, nguyên nhân chính cũng xuất phát từ những bất ổn liên quan tới các nhân sự chủ chốt và căn cứ pháp lý khi Hội đồng trường nhiệm kỳ cũ không còn hoạt động.
Tháng 8/2020, sau khi có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh, TLĐ mới có quyết định giao cho ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019, thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động nhà trường, là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ông Đạo được thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và theo quy định của pháp luật.
Những vướng mắc
|
Bộ GD-ĐT nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn |
Bộ GD-ĐT chỉ rõ những khó khăn vướng mắc hiện nay của Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa được ban hành mới để cập nhật các quy định phù hợp với Luật 34. Theo quy định của Nghị định 99, trong trường hợp này, tập thể lãnh đạo sẽ phải thống nhất được với đại diện TLĐ và các thành viên đương nhiên khác của Hội đồng trường một số nội dung chi tiết về cơ cấu, số lượng và quy trình giới thiệu, bầu thành viên Hội đồng trường.
Tập thể lãnh đạo có vai trò chỉ đạo quy trình thành lập Hội đồng trường, nhưng hiện nay chỉ có 3 người, trong đó 2 người là ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy trường và 1 người thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng. Đảng ủy trường nhiệm kỳ mới chưa được bầu nên Đảng ủy trường nhiệm kỳ 2015-2020 được lưu nhiệm, trong đó có nhiều người đã bị kỷ luật về Đảng.
Quy hoạch các chức danh Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khác chưa được phê duyệt. Nhân sự dự kiến được phê duyệt quy hoạch chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, công nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý (nhất là về tiêu chuẩn cao cấp lý luận chính trị). Quy trình xem xét kỷ luật, khiếu nại về hình thức kỷ luật của các cấp có thẩm quyền đối với một số đảng viên, cán bộ chủ chốt có thể còn kéo dài.
Việc điều hành Trường ĐH Tôn Đức Thắng được giao cho một viên chức là Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019 nhưng hiện không có chức danh lãnh đạo, quản lý chính thức nên gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Trường chưa đồng thuận việc quyết định hay không quyết định giao Quyền Hiệu trưởng cho một người trong thời gian chưa có Hội đồng trường. Việc lựa chọn một nhân sự đứng đầu bộ máy lãnh đạo, quản lý ngay trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn so với các đồng chí khác trong bộ máy lãnh đạo, quản lý Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Có thể thành lập Hội đồng trường nhưng chưa bầu chủ tịch
Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng hướng dẫn thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý theo hướng sau:
Tập thể lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng khẩn trương thực hiện quy trình thành lập Hội đồng trường, trong đó để khuyết một số vị trí thành viên đương nhiên. Nếu chưa có nhân sự đáp ứng ngay tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh Chủ tịch Hội đồng trường thì chỉ thực hiện giới thiệu và bầu các thành viên Hội đồng trường và đề nghị TLĐ công nhận; chưa làm thủ tục giới thiệu và bầu Chủ tịch Hội đồng trường.
Sau khi thành lập, Hội đồng trường thống nhất với tập thể lãnh đạo quy trình giới thiệu nhân sự và quyết nghị giao một người phù hợp đảm nhiệm vị trí Quyền Hiệu trưởng từ nguồn nhân sự tại chỗ; hoàn thiện và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động mới, trong đó bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nhân sự đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy định của Đảng, quy định của pháp luật và hướng dẫn của TLĐ. Thực hiện quy trình giới thiệu và bầu Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Hội đồng trường; quy trình bổ nhiệm một số vị trí Phó Hiệu trưởng để Trường ĐH Tôn Đức Thắng sớm ổn định hoạt động.
Khi có nhân sự đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn Hiệu trưởng thì có thể thực hiện quy trình nhân sự Hiệu trưởng và bổ sung thành phần đương nhiên trong Hội đồng trường. Khi có nhân sự đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn Chủ tịch Hội đồng trường thì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường; tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng trường và đề nghị TLĐ công nhận.
Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Đảng ủy trường xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên về việc xem xét các tiêu chuẩn, vận dụng giải quyết cho phù hợp đặc điểm thực tế của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT báo cáo gì về quyết định cách chức ông Lê Vinh Danh?
Luật Giáo dục ĐH không quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, nhưng ông Lê Vinh Danh là đảng viên, là viên chức quản lý nên việc xử lý vi phạm theo quy định của Đảng, Luật Viên chức và các quy định có liên quan.
" alt=""/>Khó chọn người đứng đầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng