Chị Nguyễn Thị Thùy Trang là điều dưỡng trưởng, công tác tại Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống (Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp) tại TP.HCM). Chị phải xa nhà gần 4 tháng để hoàn thành nhiệm vụ.Con nhỏ đếm từng ngày chờ mẹ về
Cùng với công việc của một điều dưỡng trưởng tại bệnh viện, chị còn tham gia công tác lấy mẫu cộng đồng và tiêm ngừa vắc xin ở các địa phương. Khi số lượng ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng, sợ bị lây nhiễm rồi ảnh hưởng tới người thân, chị cùng một số đồng nghiệp khác quyết định ở lại bệnh viện.
 |
Chị Trang ấn tượng lần đi lấy mẫu Covid-19 tại chợ Bình Điền. 1 giờ sáng, cả đoàn mới lên xe về bệnh viện. |
 |
Trong đợt đi tiêm vắc xin tại Long An, những tấm áo ướt đẫm vì phải mặc đồ bảo hộ giữa thời tiết nắng nóng. |
Chị Trang tâm sự: “Khoảng ngày 20/6/2021, tôi gửi lại 2 con nhỏ cho em gái chăm sóc, vì chồng đi làm xa. Cứ hi vọng rằng chỉ mất một thời gian là có thể khống chế được dịch, nhưng không ngờ sau đó là các chỉ thị giãn cách kéo dài đến tận tháng 9”.
Thời điểm ấy, con trai lớn của chị vừa học hết lớp 5 đã có thể tự lập và hiểu chuyện nên không đòi mẹ. Thế nhưng, cậu con trai út còn nhỏ, chưa từng phải xa mẹ quá 2 ngày nên nhiều đêm khóc đòi mẹ, chẳng chịu ngủ. Có những đêm chị Trang gọi điện về, vừa giải thích, vừa dỗ dành con trai, rồi chị cũng ứa nước mắt vì thương con, và vì lo lắng.
Dù vậy, đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, chị Trang cũng chưa thể về nhà. Chị cùng đồng động của mình thực hiện nhiệm vụ đi tiêm vắc xin ở các địa phương, tiếp xúc nhiều bà con, chị vẫn lo ngại cho sự an toàn của các con mình.
 |
Chị Trang hướng dẫn một người dân đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. |
 |
Những ngày xông pha nơi đầu chiến tuyến khiến chị luôn nhắc nhở bản thân phải thực hiện nghiêm túc 5K. |
Xoay vần với những công việc chuyên môn lẫn chống dịch, chị chẳng nhớ nổi ngày tháng, cho đến khi vừa bước chân vào nhà, con trai nhỏ thỏ thẻ với chị: “Mẹ, mẹ đi tới 108 ngày”.
“Lúc đó, tôi không cầm được nước mắt. Xót cho các con mình, và cho những đứa trẻ mà đồng nghiệp mình phải gửi lại để đi chiến đấu với dịch bệnh. Con trai út của tôi khá nhạy cảm. Từ sau lần đó, con sợ tôi lại đi lâu ngày, nên con học thuộc cả lịch trực của mẹ”, nữ điều dưỡng nghẹn ngào.
Mong sao giữ vững “thành quả” âm tính
Trong suốt cuộc chiến, chị Trang phải bắt gặp rất nhiều sự mất mát, đau đớn đến tột cùng. Có những thời điểm trực cấp cứu, số lượng nhân viên y tế có hạn, mà xe cứu thương vẫn ùn ùn kéo về. Không đủ giường, bệnh nhân phải nằm trên những chiếc ghế xếp đặt tạm ngoài hành lang. Rồi những bệnh nhân trở nặng quá nhanh, cảm giác lực bất tòng tâm đè nặng đôi vai của những nhân viên y tế.
“Có thời gian mà gần như ca trực nào tôi cũng khóc. Mất mát nhiều quá”, chị tâm sự.
 |
Chị Trang lo lắng khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại. |
 |
Tấm thiệp mùng 8/3 viết vội lúc nửa đêm của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc. Chị càng mong mỏi bình an đối với gia đình và cộng đồng. |
Chưa kể, thời điểm tháng 8, khi các bệnh viện đều quá tải, người bác hơn 80 tuổi của chị Trang cũng bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có bệnh viện nào nhận. Công việc quá bận, chị chỉ kịp thuê bình oxy và nhờ gửi thuốc kháng sinh. Đến tận nửa đêm mới có thời gian rảnh, chị gọi điện về nhà thì hay tin bác mất rồi. Bởi vậy, chị chưa từng thả lỏng bản thân trước kẻ thù vô hình này.
Điều mà chị Trang cảm thấy may mắn và được an ủi nhất là cho đến nay, gia đình chị vẫn giữ được sức khỏe ổn định. Dù rằng, chị vẫn không thể hết lo lắng vì những đứa trẻ đã đi học trực tiếp. Mỗi ngày, chị đều dặn dò các con thực hiện nghiêm quy định 5K để phòng, chống dịch bệnh.
Chị Trang chia sẻ: “Thời điểm này dịch lại đang bùng. Ở bệnh viện chúng tôi đã có những nhân viên tái nhiễm lần 2, mà trong đó, có những anh chị bị lây từ người thân. Chúng ta đều đã biết về hậu quả đáng sợ của đợt dịch năm ngoái. Dù đã được tiêm vắc xin nhưng cũng không nên chủ quan, hậu Covid-19 cũng rất đáng sợ”.
Ngày 8/3, nhận được tấm thiệp viết vội của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc: "Tặng mẹ nhân dịp 8/3. Chúc mẹ càng xinh đẹp". Chị càng mong rằng, gia đình cùng cả cộng đồng sẽ khỏe mạnh, bình an, để không còn cảnh mất mát, và những đứa trẻ không còn phải xa cha mẹ.
Khánh Hòa

Nữ bác sĩ và ký ức đứng giữa nhà xác nghe báo tin mừng
Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại hôm ấy, sau khi người hiến tạng được tẩm liệm, chuẩn bị về quê nhà, điện thoại chị vang lên: "Chị Thu ơi, tim bệnh nhân nhận tạng đập rồi".
" alt="Nữ điều dưỡng bật khóc vì câu nói của con trai sau gần 4 tháng đi chống dịch"/>
Nữ điều dưỡng bật khóc vì câu nói của con trai sau gần 4 tháng đi chống dịch
- Nhiều người bệnh luôn nghĩ phải kiêng tất cả đường, tinh bột cũng như chỉ uống duy nhất một đơn thuốc đến hết đời.Người bệnh kiêng hoàn toàn đường, tinh bột
TS. BS Nguyễn Quang Bảy, phụ trách khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang tăng chóng mặt.
Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường, dự kiến đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên 6,3 triệu người.
Đáng lưu ý, có tới 70% người Việt mắc bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán và chưa tới 30% người phát hiện bệnh điều trị tại các cơ sở y tế.
 |
TS Nguyễn Quang Bảy |
Dù vậy, ngay cả những trường hợp điều trị tại bệnh viện cũng mắc hàng loạt sai lầm. Sai lầm xuất phát trước tiên từ việc bản thân bệnh nhân không hiểu biết rõ về bệnh của mình hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị.
Theo TS Bảy, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột sẽ giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên đây là sai lầm, do mỗi bữa ăn của bệnh nhân đái tháo đường cần phải có đầy đủ chất và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…
Ngoài ăn uống, tập luyện thể dục thể thao cũng kiểm soát đường huyết và tăng hiệu quả điều trị.
Sai lầm nữa nhiều người gặp phải là trong theo dõi đường huyết. Rất nhiều người bệnh khẳng định đã theo dõi đường huyết rất tốt, hàng tuần đều thử đường máu vào buổi sáng khi đói
“Theo dõi đường máu sau ăn là việc làm rất quan trọng, nếu đường máu quá cao sẽ có nhiều biến chứng. Tuy nhiên người bệnh cần theo dõi đường máu cả lúc đói, sau ăn v à không phải chỉ 1 lần/tuần mà theo dõi nhiều lần trong 1 ngày cho đến khi đường máu ổn định mới giảm dần số lần thử”, TS Bảy lưu ý.
Song song kiểm soát đường huyết, bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi sát mỡ máu và huyết áp, tuy nhiên việc này thường bị bỏ qua khiến người bệnh dễ mắc thêm nhiều biến chứng.
Chỉ dùng duy nhất 1 đơn thuốc
Hiện nay rất nhiều người bệnh tiểu đường đã và đang điều trị bằng đơn thuốc của người quen hoặc do người thân mách bảo.
Tuy nhiên TS Bảy nhấn mạnh, điều trị tiểu đường là điều trị cá thể chứ không phải điều trị theo bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ có mục tiêu điều trị riêng, các thuốc được kê tuỳ theo tình hình sức khoẻ cũng như các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân như suy gan, suy thận, suy vành...
“Do đó bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Nếu dùng chung đơn thuốc, đôi khi người bệnh sẽ phải chịu tác dụng không mong muốn như tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận...”, TS Bảy khuyến cáo.
Lại có một nhóm bệnh nhân thường xuyên dùng mãi 1 đơn thuốc. Trong khi con người luôn lão hoá theo tuổi tác, khả năng tiết insulin sẽ giảm dần.
Nhiều bệnh nhân có chỉ định tiêm insulin nhưng thực tế rất ít người mắc tiểu đường đồng ý tiêm do không hiểu lợi ích của điều trị insulin sớm.
Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường thiếu kiến thức cấp cứu hạ đường huyết; chủ quan tự chữa loét bàn chân ở nhà gây nhiều biến chứng.
 |
Loại thuốc đông y chữa tiểu đường trôi nổi được một bệnh nhân tại Hà Nội uống, dẫn tới tử vong |
Đặc biệt, không ít bệnh nhân bỏ tây y, tự ý uống thuốc đông y không rõ nguồn gốc... dẫn tới nhiều nguy cơ. Bằng chứng, từ đầu năm đến nay, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 3 trường hợp chuyển đến cấp cứu do tự ý uống thuốc đông y giúp hạ đường huyết, trong đó 2 bệnh nhân đã tử vong.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, 2 mẫu thuốc bệnh nhân mang đến có chứa thành phần Phenphormin - hoạt chất đã bị thế giới cấm sử dụng từ năm 1978.
Trước thực trạng trên, TS Bảy khuyến cáo, mỗi người bệnh đái tháo đường cần được 1 bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và xây dựng cho riêng mục tiêu điều trị, sử dụng 1 đơn riêng để có thể kiểm soát đường máu hiệu quả nhất cũng như các chỉ số có liên quan khác như huyết áp, mỡ máu, tim mạch... kết hợp ăn uống, tập luyện, điều hỉnh lối sống tích cực.
Thúy Hạnh

2 người chết vì uống thuốc Tiểu đường hoàn trị tiểu đường
2 trong số 3 bệnh nhân vào BV Bạch Mai cấp cứu đã tử vong do tự ý uống thuốc tiểu đường hoàn trị tiểu đường.
" alt="Sai lầm tai hại của 3,5 triệu Việt người mắc bệnh tiểu đường"/>
Sai lầm tai hại của 3,5 triệu Việt người mắc bệnh tiểu đường