Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Qua 10 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW,ậuGiangtíchcựctriểnkhaiToàndânđoànkếtxâydựngđờisốngvănhólịch u23 việt nam Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hậu Giang đáp ứng yêu cầu phát triển.
Theo đó, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Hậu Giang về phát triển văn hóa, con người trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được nâng lên.
Vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa ngày càng được thể hiện rõ nét, ban hành kịp thời hệ thống văn bản lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa. Môi trường văn hóa, phẩm chất con người Hậu Giang được quan tâm xây dựng từ gia đình đến nhà trường và cộng đồng xã hội, từng bước hoàn thiện các chuẩn mực về văn hóa trong gia đình, văn hóa trong trường học, văn hóa trong công sở, văn hóa trong các khu dân cư,…
Đặc biệt, các thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng và đáp ứng được nhu cầu cơ bản hưởng thụ văn hóa của người dân. Trong đó, không thể không nhắc đến phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo báo cáo của cơ quan Thường trực phong trào, trong những năm qua, Ban Chỉ đạo đã triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung và danh hiệu quả, từ đó chất lượng các danh hiệu văn hóa không ngừng được nâng lên.
Đến nay, tỉnh đã công nhận 521/525 ấp, khu vực văn hóa; 41/51 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 21/24 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (trong đó có 3/21 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị nâng cao). Toàn tỉnh Hậu Giang có 186.374 gia đình văn hóa; 58.824 gương người tốt việc tốt,… nhiều mô hình, điển hình mới tiêu biểu được duy trì và nhân rộng.
Đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả tích cực,...
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo sức lan tỏa rộng khắp và được sự ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Các phần việc của dân trong việc xây dựng và nâng chất các danh hiệu của phong trào được thực hiện một cách tự giác, thường xuyên và đầy tâm huyết, nhất là việc tạo cảnh quan đẹp, môi trường sạch tại nơi sinh sống.
Song song đó, việc xây dựng nếp sống văn hóa, đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và trong cộng đồng dân cư với các tiêu chí “Đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, năng động” ngày càng được chú trọng và phát huy hiệu quả.
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa của quốc gia trên địa bàn tỉnh và các di sản văn hóa của địa phương ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư xây dựng một số công trình như khu vui chơi giải trí quy mô lớn, kiến trúc hiện đại được xây dựng và đi vào hoạt động, khai thác, sử dụng hiệu quả, phục vụ Nhân dân trong tỉnh như: Khu vui chơi giải trí Trường Đại học Võ Trường Toản, huyện Châu Thành A; Khu chợ đêm Bến Thành Asia - Khu chợ đêm Châu Á tại Tây Nam Bộ tại trung tâm dự án Cát Tường Western Pearl 2, thành phố Vị Thanh…
Vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa ngày càng được thể hiện rõ nét, ban hành kịp thời hệ thống văn bản lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa. Môi trường văn hóa, phẩm chất con người Hậu Giang được quan tâm xây dựng từ gia đình đến nhà trường và cộng đồng xã hội, từng bước hoàn thiện các chuẩn mực về văn hóa trong gia đình, văn hóa trong trường học, văn hóa trong công sở, văn hóa trong các khu dân cư…
Còn nhiều khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh ủy Hậu Giang cũng thẳng thắn thừa nhận quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW trên địa bàn vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Theo Phó Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Trần Văn Huyến, cho rằng ở một số nơi, cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm; các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội chưa tích cực trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện.
Sự phát triển của văn hóa, con người chưa đồng bộ, chưa ngang tầm với vai trò, chưa thật sự là nguồn lực nội sinh góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đã được quan tâm, nhưng chưa xây dựng được các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, giá trị con người Hậu Giang; các phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để.
Đáng lưu ý, phong trào xây dựng tổ dân phố, ấp, khu vực văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa tuy đạt được một số kết quả, song vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, một số nơi còn mang tính hình thức, chưa xây dựng được mô hình, các điểm sáng văn hóa.
Đình Sơn