Clip cô giáo phạt học sinh tự ném vỡ smartphone gây tranh cãi
Có vẻ như cô giáo chính là người đã quay lại clip sự việc, nhưng chưa rõ ai là người đã đăng tải đoạn clip này lên mạng. Đoạn clip nhanh chóng "gây sốt" và khiến nhiều cư dân mạng tranh cãi về hành động của cô giáo.
Nhiều cư dân mạng đã đồng tình với hành động của giáo viên trong đoạn clip, khi cho rằng các em học sinh vi phạm quy định của nhà trường sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
"Nghiện smartphone đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc và các học sinh nên tập trung vào việc học tại trường thay vì lãng phí thời gian vào điện thoại. Thật tốt vì nhà trường đã nhận ra điều này", một cư dân mạng bình luận và nhận được nhiều sự đồng tình.
"Nhiệm vụ của học sinh đến trường là để học, không phải để chơi hay sử dụng điện thoại. Tôi cho rằng đây là hình phạt thích đáng để không học sinh nào dám tái phạm", một cư dân mạng bình luận.
"Nếu nhà trường đã ra quy định cấm sử dụng smartphone trong lớp học thì tại sao các em học sinh lại vi phạm? Phạm luật thì phải bị trừng phạt, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu", một cư dân mạng khác nhận xét.
"Tôi nghĩ rằng điều này là bình thường. Nếu con tôi vi phạm luật và mang điện thoại đến lớp, tôi sẽ ủng hộ nhà trường trừng phạt con mình. Trẻ em ngồi trên ghế nhà trường cần phải có sự kỷ luật", một cư dân mạng chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với hình phạt của giáo viên dành cho học sinh, mà nhiều người cho rằng giáo viên có thể chọn hình thức xử lý nhẹ nhàng hơn.
"Cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này đó là tịch thu điện thoại của các học sinh vi phạm và chỉ trả lại vào cuối năm học. Đập vỡ điện thoại chỉ là một hành động bạo lực", một cư dân mạng bình luận về đoạn clip.
"Có vẻ như đây là kiểu trừng phạt nhằm vào các bậc phụ huynh, hơn là nhằm vào các em học sinh, bởi lẽ những chiếc điện thoại bị phá hủy đều do cha mẹ mua cho con cái, hơn là các em tự bỏ tiền ra để mua chúng", một người dùng mạng xã hội khác nhận xét.
Sau khi đoạn clip gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, nhà chức trách địa phương cho biết sẽ tiến hành điều tra vụ việc.
"Chúng tôi đã xem đoạn video và sẽ tiến hành điều tra vụ việc. Quy định của nhà trường là không cho phép học sinh mang điện thoại đến lớp để giúp các em tập trung cho việc học, thay vì bị phân tán vì chiếc điện thoại", một quan chức địa phương chia sẻ.
Đây không phải là lần đầu tiên một trường học tại Trung Quốc có hình phạt nặng dành cho các học sinh vi phạm quy định mang điện thoại đến lớp. Hồi tháng trước, một trường học khác tại Trung Quốc đã phạt các học sinh mang điện thoại đến lớp bằng cách ép các em phải tự thả điện thoại của mình vào một xô nước.
Hiệu trưởng của nhà trường sau đó đã lên tiếng khẳng định rằng hình phạt này đều được các phụ huynh đồng tình và các em học sinh tự nguyện thực hiện.
(Theo Dân Trí, DM/DTrends)
Trung tâm Pháp y TP.HCM đã chứng kiến đội quân YouTuber và streamer chen lấn xô đẩy tạo nên cảnh tượng hỗn loạn sau sự ra đi đột ngột của Chí Tài. Từ đây, hàng loạt clip phản cảm đã mọc lên như nấm trên nền tảng này.
" alt=""/>Clip cô giáo phạt học sinh tự ném vỡ smartphone gây tranh cãiLịch sử cho thấy, vào năm 2004, chỉ có 4 doanh nghiệp Việt Nam đạt cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung. Tuy vậy, số lượng các nhà cung ứng của Việt Nam trong chuỗi doanh nghiệp phụ trợ cho tập đoàn này đang tăng lên.
Đến nay, đã có 240 nhà doanh nghiệp Việt tham gia vào mạng lưới cung ứng của Samsung với tổng cộng 190 nhà cung ứng cấp 2 và 50 nhà cung ứng cấp 1.
Samsung cũng đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam nhằm nâng cao số lượng nhân viên nghiên cứu. Trong trung tâm nghiên cứu của Samsung, có rất nhiều các bạn sinh viên trẻ đến từ Việt Nam.
![]() |
Theo đại diện Samsung, các doanh nghiệp công nghệ phụ trợ Việt Nam đã tăng mạnh cả về chất và lượng trong 10 năm qua. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Tuấn, để Việt Nam có thể chuyển đổi số, điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Điều này đúng với mọi doanh nghiệp, không chỉ riêng các doanh nghiệp công nghệ số.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Tuấn cho rằng, điều cần lưu ý trong cả lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển công nghệ là tính liên kết. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ không mua linh kiện rời, họ mua giải pháp. Nếu làm được những giải pháp, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp gia công: Làm sao để sản xuất các sản phẩm Make in Vietnam?
Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra góc nhìn của mình để tư vấn cho các doanh nghiệp muốn chuyển từ gia công sang làm các sản phẩm công nghệ số.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch MISA, cách làm các sản phẩm đóng gói, có thương hiệu hay các sản phẩm Make in Vietnam rất khác so với việc làm sản phẩm gia công đơn thuần. Với Make in Vietnam, chúng ta phải làm sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau, đó phải là sản phẩm mà ai cũng có thể dùng được.
![]() |
Phó chủ tịch MISA cho rằng, việc làm sản phẩm Make in Vietnam khác hẳn với việc gia công. Ảnh: Trọng Đạt |
Để chuyển từ gia công sang làm sản phẩm Make in Vietnam, một doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm. Cụ thể, họ cần phải có mindset (tư duy) về sản phẩm, phải biết mình làm sản phẩm gì, phục vụ ai?
Theo ông Hoàng, khi sản xuất các sản phẩm Make in Vietnam, nếu bị một lỗi, giá phải trả cho sai lầm đó là rất lớn. Do vậy, các sản phẩm tự sản xuất phải được chau chuốt với trải nghiệm khách hàng xuyên suốt.
Theo vị chuyên gia này, nhà sản xuất cần tính đến những rủi ro có thể xảy ra để phòng ngừa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khâu bán hàng, tổ chức marketing, hậu mãi.
![]() |
Ông Trương Quốc Hùng - TGĐ công ty VinBrain. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ câu chuyện của mình, ông Trương Quốc Hùng - TGĐ công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup) cho rằng, nếu muốn tạo ra sức ảnh hưởng, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tạo ra một sản phẩm khác biệt, giải các bài toán chưa từng ai giải trên thế giới. Công ty VinBrain của ông Hùng đã đi theo hướng này khi chọn giải bài toán của ngành y bằng trí tuệ nhân tạo.
Theo ông Hùng, ngoài việc tìm các bài toán độc đáo, các start-up, các công ty công nghệ cần giữ được tính kiên trì trong việc giải quyết vấn đề. Ngoài ra, khi xây dựng đội ngũ, các công ty cần chọn lọc từng người để tạo một tập thể vững chắc trước khi muốn nhân rộng. Điều quan trọng hơn cả, đội ngũ của các start-up Việt cần phải có sự kết nối chặt chẽ và đồng lòng, cùng nhau quyết tâm phát triển các sản phẩm Make in Vietnam.
Trọng Đạt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Make in Vietnam không hàm ý Việt Nam sẽ tự làm tất cả. Đó là cách để Việt Nam trở thành một phần của thế giới về CNTT, kinh tế, xã hội, với tinh thần cởi mở, hợp tác quốc tế."
" alt=""/>Make in Vietnam: Từ không làm nổi ốc vít đến gã khổng lồ công nghệGói 4G VinaPhone theo tuần như DT30 mang đến dung lượng tốc độ cao 7 GB một tuần, tương đương trung bình 1 GB/ngày, mà cước phí cũng rất vừa tầm như gói tương đương của các mạng khác hiện nay.
DT30
" alt=""/>Hướng dẫn đăng ký 4G VinaPhone theo tuần, 30.000 được 7 GB