Trực tiếp phụ trách đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ; phụ trách theo dõi chung các thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng cũng phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các Ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng, hội, hiệp hội, quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Là chủ tài khoản số 1 của bộ; thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
Tại quyết định này cũng phân công nhiệm vụ cho 4 thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi được giao phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đồng thời phụ trách công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Giúp bộ trưởng chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cũng phụ trách các đơn vị: Vụ giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục dân tộc.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phụ trách các lĩnh vực Giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia và quốc tế; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; kế hoạch tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí; xã hội hóa giáo dục; xuất bản, chuyển đổi số...
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng chứng chỉ...
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...
(Theo Lao Động)
" alt=""/>Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thứ trưởngLTS:Tuổi ô mai trong sáng nhưng nông nổi, bồng bột. Nhiều cô cậu học trò ngày nay có những cách yêu và hiện tình yêu ngày càng bạo dạn: từ những messenger tình tứ, lên mạng xã hội “khoe” ảnh “tình yêu”, hoàng loạt vụ lộ clip sex đến những cái ôm hôn ngay trước cổng trường, trong lớp học hay công viên nhà nghỉ. Thậm chí có bạn chẳng ngại ngần bày tỏ tình yêu với thầy cô. Thực trạng đã đến hồi báo động? |
Các cặp đôi luôn luôn tự chụp ảnh để khoe người yêu của nhau (Ảnh: Phạm Trang) |
Facebook là mạng xã hội có sức lan tỏa rộng lớn và mau lẹ. Vì vậy, với tâm lý thích thể hiện cái tôi cá nhân, các bạn trẻ thường đăng ảnh của mình và người yêu lên Facebook nhằm “khoe” với mọi người rằng “tôi đang yêu”. Ở một mức độ nào đó, điều này không có gì đáng chê trách. Tuy nhiên, hành động này đôi khi trở nên quá đà.
Lướt qua dòng thời gian trên trang Facebook cá nhân của bạn nữ có nick name H.P, học sinh của một trường THPT tại Hà Nội, đập vào mắt là những bức ảnh chụp chung của H.P với người yêu ở mọi địa điểm, lúc đi chơi, đi ăn, mua sắm, có khi cả lúc…trên giường.
Lúc nào cô nàng cũng có thể khoe những bức ảnh yêu đương ấy, có khi cả album gồm cả trăm bức ảnh thấy độc khuôn mặt của hai người, lúc cười, lúc phùng má kiểu “kute”, lúc lại…thay phiên nhau hôn.
Một điều đặc biệt là tình cũ hay tình mới, cô nàng đều nhiệt tình cập nhật như để khoe “thành tích” yêu đương. Ảnh chụp chung với người mới lại càng ở mức độ thân thiết và “thoáng hơn”, như một thông điệp mà cô muốn nhắn nhủ với anh chàng người yêu cũ đã bỏ rơi mình rằng “không có anh, em vẫn sống tốt”.
Ban đầu, với những bức ảnh này, bạn bè của H.P còn hay “like” và “comment” ủng hộ. Nhưng khi được đà, mật độ, tần suất những bức ảnh của cặp tình nhân tuổi “teen” này càng tăng lên và ngày càng “nhạy cảm” hơn thì bạn bè của cô đã cảm thấy…phát ớn.
Thời gian gần đây, không ít trường hợp những hình ảnh “nhạy cảm” của các cặp đôi được tung lên mạng và nhận cũng không ít sự chỉ trích của dư luận. Đó là còn chưa kể những hệ lụy đối với các cô gái trẻ lỡ “gật đầu” chụp ảnh nhạy cảm với bạn trai, dù chưa xác định chuyện hôn nhân sau này.
Những dòng “status” tình tứ, sướt mướt
Đọc những dòng tâm sự của các bạn trẻ sẽ biết ngay được ai đang yêu, yêu ai, họ đi đâu và làm gì… Đặc biệt là đối với các bạn còn đang ở độ “teen” thì những tin nhắn, những dòng “status” kia mới thực sự tình tứ và sướt mướt.
Có những trang Facebook của các cô nàng còn mặc đồng phục cấp 3 dày đặc những dòng tin nhắn tràn ngập tình thương mến thương với “ck yêu” (chồng yêu) của mình. Những kiểu ký hiệu như “ck, vk yêu, ...” là ngôn ngữ mà các bạn trẻ này dùng để tăng mức độ yêu thương đối với người yêu của mình.
Những tin nhắn tình tứ trên facebook. (Ảnh chụp lại từ màn hình). |
Trang Facebook của anh chàng K. luôn xuất hiện những tin nhắn tình tứ của cô bạn gái sinh năm 1995. Không ngày nào là Facebook của cậu lại không có thông báo, có khi một ngày nhận được cả 5, 6 tin nhắn từ người yêu: khi chào buổi sáng, khi ngồi trong lớp thấy chán học lại nhắn, khi đi học về, lúc đi ngủ, mất ngủ…
Những dòng tin nhắn kiểu như: “Chồng ơi, vợ về nhé, vợ nhớ chồng lắm…Hai tuần nữa vợ sẽ lên với yêu”....
Dường như cứ mở mắt ra thì hành động đầu tiên của cô bạn gái K. là lên Facebook nhắn nhủ yêu thương cho “anh yêu, chồng yêu”, không chỉ là nhắn cho người yêu mà còn là muốn thể hiện cho cả “thiên hạ” biết chúng tôi đang yêu như thế nào.
Vì những dòng tin nhắn hay những bức ảnh yêu đương của các cặp đôi trẻ luôn ở trạng thái “public” nên những người quen hay bạn bè của họ khá khó chịu khi suốt ngày bị “đập” ngay vào mắt, nhất là những tin nhắn quá sướt mướt hay những bức hình quá nhạy cảm.
Yêu thương, hạnh phúc là những điều nên “khoe”, đáng được “khoe”, nhưng khi sự thể hiện trở nên quá đà, quá lố thì lại gây ra sự phản cảm đối với người khác?. Biết giữ những yêu thương của cá nhân khéo léo trong một chừng mực nào đó khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội cũng là một cách bạn trân trọng những người khác.
Nghiên cứu quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố năm 2005) cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn 19 tuổi. Điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 18. Tuy nhiên thăm khám lâm sàng thực tế và khảo sát trên các trẻ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM cho thấy có những trường hợp quan hệ tình dục (tự nguyện) từ 10-12 tuổi. Cũng trên khảo sát này, tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi, sớm hơn rất nhiều so với điều tra quốc gia. |
Linh Nguyễn – Trang Phạm
" alt=""/>Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ