Những câu chuyện khó quên của đời sống giải trí Hà Nội,ộtthờiHàNộiháttrongdukhảocủaNguyễnTrươngQuýmấy giờ việt nam đá trong và sau giai đoạn tạm chiếm, 1947-1954, đã được Nguyễn Trương Quý tái dựng trong "Một thời Hà Nội hát".
Lê Xuân Tiền chia tay bạn gái vì đóng cảnh nóng với Ninh Dương Lan Ngọc
Hoa Vinh gọi điện xin lỗi Tuấn Hưng vì chế lời bậy ca khúc “Độc thoại”
NSX 'Gạo nếp gạo tẻ' kiện FPT Telecom 9 tỷ vì vi phạm bản quyền
Nằm trong tủ sách Hà Nội trong mắt một người, cuốn sách mới Một thời Hà Nội hát tập trung chủ yếu vào khảo sát sự chuyển hóa đời sống giải trí đô thị Hà Nội giai đoạn bản lề trước và sau 1954, với phần trung tâm là các hoạt động âm nhạc và cái tên Đoàn Chuẩn là một điển hình cho giai đoạn này…
Để chọn nhân vật làm trung tâm của cuốn du khảo Một thời Hà Nội hát, nhà văn Nguyễn Trương Quý cần một người hội đủ những yếu tố: tác phẩm, cuộc sống và sự gắn bó của nhân vật ấy với Hà Nội. Ở đây Đoàn Chuẩn là một nhân vật có đủ những khía cạnh để đại diện.
Một đô thị quyến rũ là nơi tồn tại những huyền thoại phố phường, những vẻ đẹp lãng mạn được truyền tụng. Đoàn Chuẩn là một phát ngôn viên, một sứ giả cho vẻ đẹp ấy.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý rất yêu thích những bài hát của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Đoàn Chuẩn viết không nhiều, cả thảy cho đến giờ thống kê được chỉ có 20 ca khúc, trong đó cũng chỉ công bố lúc sinh thời chừng 16 bài.
Ảnh: |
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là số lượng bài được công chúng yêu thích chiếm tỉ lệ rất cao. Sở dĩ vậy vì trong số các nhạc sĩ tân nhạc, người có dấu ấn sáng tạo của một tác giả không nhiều, và Đoàn Chuẩn - Từ Linh là cái tên như vậy. Những bài hát không bị lẫn với tác giả khác, hơn thế là mang một không khí của Hà Nội xưa cũ, một lối sống và quan niệm thẩm mỹ của một thế hệ.
Hà Nội trong âm nhạc Đoàn Chuẩn có độ đậm đặc dù không gọi tên trực tiếp, đủ để khiến cho những ca khúc này được coi như đại diện một Hà Nội. Điều quan trọng khiến nhà văn Nguyễn Trương Quý nhìn thấy qua câu chuyện của Đoàn Chuẩn trong thời điểm bản lề 1954-1956 là sự chuyển hóa của một đô thị thuộc địa sang thủ đô một chính thể mới (mặc dù Hà Nội đã là thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 1945 nhưng thời kỳ tạm chiếm hơn 8 năm vẫn mang màu sắc thuộc địa).
Cuộc đời sáng tác và hoạt động âm nhạc của Đoàn Chuẩn vào giai đoạn ngắn này có lẽ là sôi động nhất, gắn với khung cảnh đổi thay của Hà Nội. Đoàn Chuẩn vô tình là người cuối cùng sáng tác theo xu hướng lãng mạn của tân nhạc ở miền Bắc, và chính ông cũng là chủ rạp Đại Đồng, nơi duy trì các buổi biểu diễn âm nhạc với nhiều bài hát lãng mạn vẫn được biểu diễn xen kẽ các bài hát mới. Những sự biến động cả về âm nhạc lẫn tình cảm của Đoàn Chuẩn dường như là tấm gương phản chiếu mạch văn nghệ và tâm tình người Hà Nội giai đoạn ấy.
Nhân dịp sách phát hành nhà văn Trương Quý và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp sẽ tổ chức 2 đêm nhạc Đoàn Chuẩn với chủ đề: Chuyện tình tà áo xanh diễn ra 2 buổi tại rạp Đại Đồng (19h30 ngày 14/12) và tại Ơ Kìa Hà Nội (19h30 ngày 16/12).
Chuyện tình tà áo xanh có sự tham gia của nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính cùng các ca sĩ Giang Trang, Hoàng Lân, Trí Trung và Hoa Sen.
Tình Lê
Nguyễn Phong Việt: Không có chuyện làm giàu được từ thơ
Mùa giáng sinh thứ 7 liên tiếp, Nguyễn Phong Việt ra mắt tập thơ mới với cái tựa đầy thu hút "Chỉ cần tin mình là duy nhất".