当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo góc MU vs Everton, 19h30 ngày 9/3 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bilbao vs Osasuna, 23h30 ngày 30/3: Giữ vững top 4
Có thể nói, việc không thể bảo vệ thành công chức vô địch V-League 2020 là một điều đáng tiếc đối với Hà Nội FC bất chấp vẫn vẹn nguyên khát khao, thậm chí đẳng cấp có thừa.
Hà Nội FC có quyền tiếc, bởi nếu như không phải mất quá nhiều cầu thủ trụ cột, đồng thời chệch choạc ở giai đoạn đầu của mùa giải rất có thể đoàn quân Thủ đô đã đi vào lịch sử với chiến tích 3 lần vô địch liên tiếp.
![]() |
Viettel trở thành tân vương V-League khá xứng đáng |
Nhưng dù tiếc đi chăng nữa, Hà Nội FC cũng cần phải thừa nhận, Viettel xứng đáng là đội bóng kế nhiệm ngôi vương của mình. Bởi đây là đối thủ duy nhất mà thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm không thể đánh bại trong 2 lượt trận ở mùa giải năm nay.
Không chỉ ổn định về mặt thành tích, với mức độ đầu tư lớn nhưng khá hợp lý khi mang về những vị trí cần thiết, kèm theo đó là nền tảng tương đối ổn với các cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo Viettel, rõ ràng đội bóng của doanh nghiệp Quân đội xứng đáng bước lên đỉnh V-League 2020.
... nhưng Hà Nội FC vẫn là nhất với thầy Park
Viettel vô địch khá thuyết phục, nhưng điều đó không có nghĩa tân vương V-League đã “soán ngôi” của Hà Nội FC trong mắt HLV Park Hang Seo tại tuyển Việt Nam, ít nhất một thời gian nữa.
Nói thế chẳng phải Viettel kém, bởi tại đây vẫn còn hàng loạt quân bài quan trọng đối với chiến lược gia người Hàn Quốc ở tuyển Việt Nam như thủ quân Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Hoàng Đức, Nguyên Mạnh...
Thế nhưng xét về chiều sâu, cũng như tầm quan trọng tại tuyển Việt Nam thì rõ ràng các cầu thủ của đội bóng á quân V-League 2020 vẫn là không thể thay thế dưới thời HLV Park Hang Seo trong thời gian tới đây.
![]() |
Quang Hải và đồng đội ở Hà Nội FC vẫn là nhất trong mắt thầy Park |
Sở dĩ các cầu thủ Hà Nội FC vẫn “có số má” trên tuyển Việt Nam không vì sự ưu ái từ ông thầy người Hàn Quốc, mà đơn giản vì chuyên môn của những Quang Hải, Hùng Dũng, Văn Hậu, Đức Huy hoặc các “thương binh” như Duy Mạnh, Đình Trọng đáp ứng được tối đa yêu cầu từ HLV Park Hang Seo.
Theo triết lý của chiến lược gia người Hàn Quốc một cầu thủ bắt buộc phải chơi được ở nhiều vị trí, thay vì đóng đinh một chỗ mà điều này dường như là thói quen của phần lớn các cầu thủ Hà Nội FC thuộc biên chế tuyển Việt Nam suốt thời gian qua.
Quang Hải, Hùng Dũng có thể đá rất rộng ở tuyến giữa từ thấp như tiền vệ trụ, dạt cánh hoặc lên chơi như một hộ công, hay như Thành Chung cũng chơi ổn từ vị trí trung vệ cho tới cả... vai trò trung phong chẳng hạn.
Ngoài việc đa năng, nhóm cầu thủ đến từ đội bóng cựu vương V-League cũng thuận lợi khi được chơi cùng nhau khá lâu để ngay lập tức ráp thành một khối ở thời điểm cần thiết mà không mất quá nhiều thời gian của ông Park.
Đội bóng Thủ đô có thể không bảo vệ được chức vô địch, nhưng chắc chắn vẫn là số 1 trên tuyển Việt Nam khi Viettel chưa đặt được nền móng quá vững chắc, trong khi HAGL thì như đã thấy. Để thế mới nói Hà Nội FC vô địch trong lòng thầy Park là vì thế!
Xuân Mơ
" alt="Viettel xưng vương V"/>![]() |
Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV tại lễ phát động |
![]() |
Thay mặt lãnh đạo TKV, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ Anh Tuấn đã trao 5 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 |
Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này, TKV đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang 1 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh 1 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Đắk Nông 500 triệu đồng, nhằm giúp các địa phương có thêm nguồn lực phòng chống dịch Covid-19.
![]() |
Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực trao số tiền 1 tỷ đồng của TKV hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch Covid-19 |
Cụ thể, ngày 24/5/2021, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực - TKV Ngô Trí Thịnh thừa ủy quyền của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, thay mặt TKV đã trao 1 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp này, Tổng công ty Điện Lực TKV cũng ủng hộ 300 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch của Bắc Giang.
![]() |
Tổng công ty Điện lực - TKV hỗ trợ tỉnh Bắc Giang 300 triệu đồng |
![]() |
TKV hỗ trợ tỉnh Đắk Nông 500 triệu đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 |
Ngày 17/5, đại diện cho TKV, Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông Nguyễn Bá Phong đã trao 500 triệu đồng tới Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông. Đây là lần thứ 2 tập đoàn hỗ trợ trực tiếp cho tỉnh Đắk Nông trong công tác phòng chống dịch Covid -19. Trong thời gian qua, TKV đã dành nhiều sự hỗ trợ cho tỉnh Đắk Nông trong công tác an sinh xã hội như: đóng góp xây dựng trường học, xây dựng nhà tình thương, tặng quà Tết cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó...
Trước đó, TKV đã ủng hộ tỉnh Quảng Ninh 9 tỷ đồng, trong đó 7 tỷ đồng để mua bổ sung thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real Time RT-PCR và 2 tỷ đồng hỗ trợ mua Kit test phòng chống dịch Covid-19. TKV cũng đã trao kinh phí hỗ trợ 2 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19 của tỉnh Hải Dương.
Như vậy, cùng với các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, từ đầu năm đến nay, TKV đã ủng hộ tổng số tiền 18,5 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thúy Ngà
" alt="TKV tiếp tục ủng hộ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch"/>Nhận định, soi kèo Akron vs FC Rostov, 22h30 ngày 31/3: Cửa trên đáng tin
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo chuyển đổi số trong Giáo dục - Đào tạo tại Hà Nội sáng 9/12 |
Số hóa trường học, gắn mã định danh
Cho đến thời điểm này, một số chính sách chuyển đổi số giáo dục đã và đang mang lại các kết quả tích cực. Đáng kể nhất là việc quản lý, tổ chức đào tạo trực tuyến trong các trường đại học, triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, hướng dẫn dạy học trên truyền hình, Internet, công nhận kết quả dạy học qua mạng, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,...
Bộ GD-ĐT cũng đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông với mục tiêu số hóa thông tin tất cả các đối tượng quản lý.
Đến nay, Bộ GD-ĐT đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh 53.000 trường học mầm non, phổ thông, hơn 1,4 triệu giáo viên (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn,...) và gần 24 triệu học sinh (với các thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, thể chất,...)
Bộ cũng đã hợp tác với Đề án Tri thức Việt số hóa để xây dựng và phát triển kho học liệu số dùng chung (bao gồm cả học liệu mở) với khoảng 5.000 bài giảng e-learning, 2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 200 đầu sách giáo khoa, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và trên 7.500 luận án tiến sĩ.
Trước sự lây lan của đại dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã triển khai ứng dụng AnToanCovid.vn để thu thập, xây dựng CSDL và vẽ bản đồ thông tin về an toàn dịch cho các cơ sở giáo dục. Có hơn 18.000 trường học đã cập nhật thông tin hàng ngày, từ đó hỗ trợ cho công tác phòng dịch.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ |
Chia sẻ tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành GDĐT xác định chuyển đối số đóng vai trò rất quan trọng để đổi mới căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục.
Sự thành công của việc chuyển đổi số ngành giáo dục cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế số, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.
Ngành giáo dục rất quan tâm đến việc làm sao tạo ra những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số để trở thành những công dân toàn cầu. Mục tiêu của ngành là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong GDĐT.
Để làm được điều đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngành giáo dục cần tổ chức lại để chuyển đổi số một cách bài bản hơn. Trước hết là phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để các tổ chức, cá nhân, các giáo viên, học sinh… đều tham gia trên đó.
Quyết liệt, thần tốc và nền tảng mạnh: Điều kiện để chuyển đổi số giáo dục Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cuộc CMCN lần thứ 4 mà chủ yếu là công nghệ số và chuyển đổi số mở ra cơ hội cái mới thay cái cũ, đại học mới thay thế đại học cũ. Cơ hội sẽ dành cho các đại học dám đi đầu và đi nhanh.
CMCN 4.0 là cuộc cách mạng về thể chế. Khác với các cuộc cách mạng trước đây vốn đòi hỏi việc đầu tư cho các công nghệ vật chất, công nghệ số nếu tính chi phí trên đầu người rất rẻ. Câu chuyện chính là chúng ta có dám làm hay không chứ không phải là có khả năng hay không.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng |
CMCN lần thứ 4 mở ra cơ hội về sự “làm ngược” nhưng mang lại kết quả và hiệu quả bất ngờ. Đây là cơ hội của các đột phá, của những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau theo cách của người đi trước.
CMCN 4.0 đi liền với việc phá huỷ các mô hình cũ nhưng là sự phá huỷ mang tính sáng tạo. Cuộc cách mạng này tạo ra cơ hội cho các nước đi sau, các nước nghèo, các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, người lãnh đạo phải có quyết tâm chiến lược.
Đề xuất với Bộ GDĐT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để chuyển đổi số, đầu tiên và quan trọng nhất là quyết tâm chính trị của người lãnh đạo. Bộ GDĐT cần một nghị quyết và một đề án về chuyển đổi số ngành giáo dục, tiếp đến là sự thay đổi một số thể chế về phương thức và mô hình dạy học.
Mục tiêu của chuyển đổi số đại học là nâng cao chất lượng đào tạo nhưng giảm tải cho giáo viên, là đổi mới mô hình dạy và học, là hỗ trợ các công cụ giảng dạy mới cho giáo viên và thay đổi mô hình đào tạo thông qua việc áp dụng công nghệ số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ngành GDĐT đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả, đó chính là các nền tảng hay các platform.
Đây phải là nền tảng mở để liên tục được cập nhật và tốt lên từng ngày. Nền tảng này không chỉ là nội dung mà còn là cách thức giảng dạy, cách học, cách thi kiểm tra, hay nói cách khác là các quy trình. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giúp ngành giáo dục xây dựng được những nền tảng như thế.
Để chuyển đổi số trong giáo dục đại học, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất việc biến trường đại học thành một quốc gia số thu nhỏ. Khi đó, toàn bộ hoạt động của giáo viên, sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Mỗi người trong trường đại học sẽ có một mã định danh số. Việc sống, học tập và làm việc trong môi trường số chính là cách đào tạo kỹ năng số tốt nhất.
Với vấn đề đào tạo lại và đào tạo nâng cao, điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua các khóa học trực tuyến được phát triển trên các nền tảng. Sự xuất hiện của những nền tảng như vậy sẽ xóa mù công nghệ cho vùng sâu vùng xa, góp phần nâng cao kỹ năng số cho xã hội.
Nhìn chung, để chuyển đổi số giáo dục thành công, ngoài ý chí quyết liệt của người lãnh đạo, cần phải có các nền tảng để giải bài toán của xã hội và phải đi nhanh thần tốc để thay đổi thứ hạng Việt Nam.
Đây là những góc nhìn gợi mở cho ngành GD-ĐT bởi giáo dục, đại học sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam bứt phá vươn lên và phát triển hùng cường, thịnh vượng.
Phải đổi mới trong tư duy
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, ngành giáo dục phải tiên phong và giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục đào tạo.
Ông Sơn nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành giáo dục trong sự nghiệp chuyển đổi số, một mặt phải chuyển đổi những hoạt động trong ngành, từ cách dạy và học đến quản trị, quản lý, hướng tới một hệ thống giáo dục có chất lượng tốt với chi phí thấp và người dân dễ dàng tiếp cận; một mặt phải phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số quốc gia.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn
Tuy nhiên, thay đổi tư duy của cán bộ quản lý lẫn phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên, giảng viên là điều không hề dễ dàng.
“Con người phải thay đổi để thích nghi thì chuyển đổi số mới thành công. Bởi lẽ, giờ đây học sinh, sinh viên có quá nhiều kênh thông tin, tài liệu. Người thầy cần phải thay đổi từ việc truyền thụ kiến thức sang biết chọn lọc và tập hợp kiến thức để xây dựng được chương trình, giáo án; đặc biệt phải làm sao cá thể hóa tới từng học sinh”, ông Sơn nói.
Ông Sơn dẫn chứng, khi còn là Hiệu trưởng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, vào thời điểm gấp rút, chiều thứ 7, tập thể lãnh đạo vẫn còn bàn việc có nên chuyển sang dạy trên nền tảng trực tuyến hay không thì đến tối đã phải ra quyết định.
Ngay hôm sau, toàn trường phải triển khai ngay. Sang tuần mới, 30% các lớp học đã chuyển sang online và tăng lên 90% sau đó 2 tuần.
Ngoài dạy và học, nhiều hoạt động khác như việc thu học phí, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên cũng được thực hiện qua hình thức trực tuyến.
Sinh viên Bách khoa chỉ cần cầm điện thoại di động đến các sự kiện, quét mã QR, hệ thống sẽ tự động đưa vào để đánh giá điểm rèn luyện.
"Nói ví dụ này để thấy khi có sự thích ứng cao và có năng lực chuyển đổi thì việc chuyển đổi số hoàn toàn khả thi” - Thứ trưởng Sơn nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, một trong những điểm đột phá có thể lựa chọn trong giai đoạn tới là phát triển hệ sinh thái nội dung số, bởi từ môi trường số, học liệu số thì mới có thể thay đổi phương pháp dạy và học.
Giáo viên lúc này giống như huấn luyện viên. Sự khác biệt của giáo viên trong kỷ nguyên số là sự xâu chuỗi tài nguyên học tập thành một giáo trình học tập hấp dẫn thay vì những video bài giảng nhàm chán.
Cần xây dựng một nền tảng trực tuyến chung
Là một trong những đơn vị đi đầu trongchuyển đổ i số nhưng theo GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều trường đại học vẫn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có vấn đề nên sử dụng phần mềm nào để sinh viên học trực tuyến.
Do đó, ông đề xuất cần thiết phải xây dựng một nền tảng giảng dạy trực tuyến chung cho các trường đại học ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, để xây dựng được một đại học số hóa, cũng cần xây dựng một phần mềm quản trị đại học gồm tất cả dữ liệu về tài chính, nhân lực,... Trên cơ sở đó, các trường và nhà quản lý có thể đánh giá, thậm chí dự đoán được tương lai phát triển của nhà trường.
Ngoài ra, theo GS Đức, Bộ GD-ĐT có thể tạo ra một bộ tiêu chí để đánh giá quá trình chuyển đổi số của các trường đại học.
“Thực tế khi chúng tôi chuyển sang học trực tuyến, nhiều giảng viên sinh ra tâm lý ngại áp dụng công nghệ mới. Trong khi đó, điều quan trọng nhất khi dạy học trực tuyến là giáo viên vẫn phải tương tác với từng em và hiểu rõ cá nhân từng học trò. Làm được điều đó, việc học trực tuyến mới thực sự hiệu quả. Tất nhiên, vai trò của giảng viên cũng yêu cầu cao hơn và họ phải vất vả hơn rất nhiều.
TS Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch ĐH Văn Lang cũng đề cập đến những thay đổi lớn trong giáo dục hậu Covid-19 và cho rằng đây là thời điểm thích hợp tạo ra cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam bứt phá.
“Chúng ta cần thay đổi toàn bộ suy nghĩ và cách thức vận hành”, ông nói, đồng thời cho rằng với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ GD-ĐT, có thể tổ chức thí điểm tại một số trường đại học.
Theo TS Trí, cần có một tổ công tác theo dõi sát sao, có kế hoạch cụ thể về thời gian, và thậm chí giao chỉ tiêu để thực hiện.
"Làm sao trong đề án thí điểm này, chúng ta đặt ra mục tiêu trong một thời gian nhất định phải chuyển được ít nhất 5 trường đại học chuyển đổi số tương đối. Đây chính là cái hình mẫu để trường phía sau thực hiện theo” - ông Trí nói.
Trọng Đạt - Thuý Nga
Bắt đầu nghiên cứu phát triển đào tạo mở và giáo dục từ xa vào năm 1994, Trường ĐH Mở Hà Nội là ngôi trường đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách bài bản vào trong công tác dạy và học.
" alt="Chuyển đổi số giáo dục: Vì một Việt Nam hùng cường"/>VinFast Hà Tĩnh sẽ tập trung sản xuất hai dòng xe VF 3 và VF 5, với các cấu phần chính như khung xe, động cơ, các linh kiện điện tử... được nhập từ nhà máy VinFast Hải Phòng. Pin xe sẽ được cung cấp một phần bởi nhà máy pin ngay tại Khu Kinh tế Vũng Áng. Sản phẩm từ nhà máy ôtô điện VinFast Hà Tĩnh sẽ được cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu tới các thị trường quốc tế.
Giai đoạn một, nhà máy sẽ đầu tư xây dựng ba phân xưởng sản xuất chính gồm xưởng sơn, hàn thân vỏ và lắp xe. Các xưởng khác sẽ dùng chung với nhà máy VinFast Hải Phòng và được bổ sung dần trong các năm tới tùy theo nhu cầu thực tế. Công suất thiết kế giai đoạn một là 300.000 xe một năm, dự kiến có thể bổ sung nâng lên 600.000 xe mỗi năm trong các giai đoạn tiếp theo.
Khảo sát mới nhất của Kitcovới 12 nhà phân tích Phố Wall cũng cho thấy giá khó có đột biến trong ngắn hạn. Cụ thể, chỉ 17% chuyên gia cho rằng giá kim loại quý này sẽ giảm, trong khi tỷ lệ dự báo tăng và đi ngang cùng ở mức 42%.
Các nhà đầu tư cá nhân lạc quan hơn, với 70 người (chiếm 60%) đoán giá vàng đi lên tuần tới trong cuộc thăm dò trực tuyến 116 phiếu. Tỷ lệ dự báo giá ổn định và đi xuống cùng ở mức 20%.