Trong đó, tính năng bảo mật đáng chú ý là cho phép khóa ứng dụng bằng Face ID, một tính năng đi đôi với khả năng ẩn các ứng dụng riêng tư "nhạy cảm" khỏi màn hình chính (Home Screen) và thư viện ứng dụng (App Library).
Ẩn ứng dụng riêng tư trên iPhone
Mặc dù tính năng này hoạt động trong iOS 18 beta 1, nhưng dường như không thể ẩn mọi ứng dụng. Giống như khóa ứng dụng bằng Face ID, việc ẩn chúng diễn ra tại màn hình chính hoặc thư viện ứng dụng. Tất cả phụ thuộc vào vị trí ứng dụng xuất hiện trên iPhone.
Đầu tiên, cần nhấn giữ biểu tượng ứng dụng cho đến khi xuất hiện menu tùy chọn Require Face ID. Ở cửa sổ bật lên, chọn Hide and Require Face ID.
Lưu ý, tất cả các ứng dụng đều có 2 tùy chọn, tuy nhiên không phải tất cả chúng cho phép ẩn bằng Face ID ở thời điểm hiện tại. Một số ứng dụng chỉ cho phép khóa bằng Face ID mà không thể ẩn. Ngoài ra, nếu quyết định khóa ứng dụng iPhone bằng Face ID, người dùng có thể không ẩn được ứng dụng đó nữa. Vấn đề có thể do lỗi sẽ được Apple sửa trong các bản iOS 18 tiếp theo.
Sau khi nhấn vào Hide and Require Face ID, người dùng sẽ nhận được màn hình dấu gạch chéo, thông báo về tình trạng ứng dụng sau khi nó bị ẩn.
Apple cho biết việc này sẽ ẩn biểu tượng và tên ứng dụng khỏi màn hình chính. Sau đó, ứng dụng sẽ được đặt vào thư mục ẩn trong App Library. Khi bị ẩn, ứng dụng sẽ không nhận được thông báo và cuộc gọi. Nhấn vào Hide App, ứng dụng sẽ biến mất khỏi màn hình chính và App Library.
Cách tìm lại ứng dụng đã ẩn và bỏ ẩn
Để tìm các ứng dụng đã ẩn, người dùng mở App Library và cuộn xuống dưới cùng, nhấn vào mục Hidden.
Muốn truy cập vào thư mục này sẽ cần đến Face ID. Bạn phải chạm vào nó để iPhone quét khuôn mặt mình trước khi hiển thị những gì bên trong.
Để bỏ ẩn ứng dụng, chỉ cần nhấn và giữ biểu tượng ứng dụng để nhận danh sách các tuỳ chọn. Trong đó, chọn Don't Require Face ID, ứng dụng sẽ trở lại App Library nhưng không hiển thị trên màn hình chính, chí ít là ở thời điểm hiện tại với iOS 18 beta 1.
Hiện vẫn không rõ tại sao iOS 18 không thể ẩn tất cả các ứng dụng iPhone. Đó có thể là một lỗi hoặc Apple hạn chế các ứng dụng mà người dùng có thể ẩn.
Dù sao, đây mới chỉ là bản beta đầu tiên của iOS 18 và mọi thứ có thể thay đổi khi nó được phát hành chính thức cùng iPhone 16 vào tháng 9 tới.
iPhone 16 sắp ra mắt sẽ có thay đổi lớn về thiết kếiOS 18 đã tiết lộ nhiều thay đổi lớn về thiết kế của iPhone 16 - loạt iPhone mới nhất của Apple dự kiến ra mắt mùa thu năm nay." alt=""/>Cách ẩn ứng dụng riêng tư trên iPhone bằng Face IDNăm nay, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có sự tham gia tích cực từ 51 nhà xuất bản trên cả nước, tăng 10 đơn vị so với năm 2023. Ban tổ chức tiếp nhận 372 tên sách và bộ sách tham dự, tăng hơn so với năm trước, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn từ cộng đồng xuất bản.
Sau các vòng sơ khảo, chung khảo và xét duyệt chặt chẽ, Hội đồng Giải thưởng đã chọn 59 bộ sách và cuốn sách để trao giải, gồm 3 giải A (100 triệu đồng/giải), 10 giải B (50 triệu đồng/giải), 21 giải C (30 triệu đồng/giải), 21 giải Khuyến khích và 4 giải Sách được bạn đọc yêu thích (20 triệu đồng/giải).
Nhờ sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và nhà tài trợ, tổng giá trị giải thưởng năm nay tăng lên gần 2 tỷ đồng.
3 tác phẩm nổi bật giành giải A bao gồm: Bộ sách Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư; Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ (Chủ biên); Tổng tập Nhà văn quân đội - Kỳ yêu - Tác phẩm(15 tập) của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư đã di chuyển từ TPHCM ra Hà Nội nhận giải. Đây là lần thứ hai ông đoạt giải cao nhất tại Giải thưởng Sách Quốc gia.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Tư cho biết: "Tôi cảm thấy vinh dự khi nhận được giải A của Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay. Với một người chuyên khảo, viết sách, việc được hội đồng chuyên môn công nhận tác phẩm đạt giải cao nhất, không có vinh dự nào hơn thế".
Bộ sách Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)được ví như một cẩm nang quý giá, giúp độc giả tra cứu và nghiên cứu sâu về lịch sử và phát triển của Gia Định - Sài Gòn - TPHCM.
Dựa trên nguồn tư liệu khoa học đáng tin cậy, tác giả hệ thống hóa các sự kiện lịch sử và hoạt động trong các lĩnh vực như hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, tín ngưỡng, thể thao từ năm 1698 đến 2020.
Bộ sách này là tâm huyết của ông Tư suốt 20 năm qua. Để hoàn thành công trình này, ông dành nhiều thời gian sưu tầm tài liệu từ các nguồn đảm bảo chính xác. Trong đó, nhiều tư liệu tiếng Pháp phải mất thời gian để biên dịch góp phần giúp cuốn sách thêm nhiều giá trị cho người đọc.
Chia sẻ lý do viết sách về Gia Định - Sài Gòn - TPHCM, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư chia sẻ: "Trước đây, nhiều tác giả đã viết sách về TPHCM với các nội dung mang tính đơn lẻ. Tôi muốn viết một cuốn sách toàn diện về quá trình hình thành, cuộc sống của thành phố trong chiều dài lịch sử hơn 300 năm qua. Cuốn sách giúp người dân TPHCM nói riêng và cả nước nói chung hiểu rõ về cuộc sống nơi đây.
Về tình cảm cá nhân, tôi muốn thông qua hai tập của cuốn sách để tri ân người dân TPHCM luôn che chở, giúp đỡ tôi từ thuở còn trẻ cho đến nay".
Nhiều năm qua, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư luôn miệt mài đóng góp những tác phẩm biên khảo, nghiên cứu có giá trị về lịch sử, văn hóa của Nam Bộ. Đến nay, dù 104 tuổi, ông vẫn ngày ngày đọc tài liệu, nghiên cứu và ghi chép những số liệu lịch sử.
"Bộ sách là kết tinh toàn bộ nghiên cứu, sưu tầm của tác giả trong suốt 20 năm và hoàn toàn xứng đáng nhận được giải A Giải thưởng Sách Quốc gia. Cụ là một hình tượng truyền cảm hứng văn hóa đọc và nỗ lực tìm hiểu về văn hóa dân tộc", một thành viên Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia nhấn mạnh.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm nay được tổ chức với nhiều điểm mới đáng chú ý. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.
Một trong những đổi mới quan trọng là hạng mục Sách được bạn đọc yêu thíchlần đầu tiên được đưa vào, dựa trên đề cử và bình chọn từ công chúng. Điều này giúp tăng tính đại chúng, khuyến khích sự quan tâm từ nhiều tầng lớp xã hội.
Quy trình xét duyệt cũng được cải tiến, đảm bảo tính minh bạch khi công khai danh sách đề cử sau hai vòng sơ khảo và chung khảo. Các video kể chuyện về hành trình sáng tạo sách, đan xen với phần trao thưởng, mang đến góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về văn hóa đọc.
Các chủ đề như Truyền thống và hiện đại, Cống hiến và ghi nhận, Lan tỏa giá trị tri thứcđược truyền tải qua những câu chuyện của tác giả, dịch giả và độc giả, tạo nên không khí vừa trang trọng vừa gần gũi.
Trong khuôn khổ giải thưởng, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp cùng các nhà xuất bản tổ chức triển lãm các cuốn sách giá trị cao, đặc biệt là các tác phẩm lý luận chính trị và toàn bộ sách đoạt giải từ các mùa trước. Đây là cơ hội để công chúng nhìn lại hành trình phát triển của văn hóa đọc Việt Nam và thưởng thức những cuốn sách có giá trị đặc biệt.
Giải thưởng Sách Quốc gia được tổ chức và trao giải hằng năm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo quản lý, Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan trực tiếp thực hiện.
Các tên sách trình Hội đồng Quốc gia xem xét được chia làm 6 mục: Sách Chính trị, kinh tế; Sách Khoa học xã hội và nhân văn; Sách Khoa học tự nhiên và công nghệ; Sách Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Sách thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.
Giải thưởng Sách Quốc gia được tổ chức nhằm lựa chọn ra những cuốn sách có chất lượng cao về nội dung, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước.
Đồng thời, giải thưởng cũng nhằm khuyến khích tôn vinh những người sáng tạo và những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách Việt Nam, quảng bá những tác phẩm có giá trị tới đông đảo bạn đọc, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp xuất bản…
" alt=""/>Cụ ông 104 tuổi giành giải A Giải thưởng Sách Quốc giaGiáo sư Robert McClelland, Phó Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT cho biết, việc vượt qua thách thức bảo toàn an ninh thông tin đòi hỏi không chỉ các giải pháp kỹ thuật mà còn hơn thế nữa.
“Các biện pháp kỹ thuật đã và đang phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc ngăn chặn rủi ro an ninh mạng đến từ vi phạm an toàn thông tin. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn sự cố an ninh mạng của các tổ chức đều do nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm hoặc bỏ qua những chính sách bảo mật thông tin của tổ chức. Do đó, việc tuân thủ quy định của nhân viên đóng vai trò quan trọng đối với an toàn thông tin của tổ chức”, Giáo sư Robert McClelland.
Giáo sư Robert McClelland chia sẻ thêm: "Dẫu yếu tố con người được xem là mắt xích yếu nhất trong việc tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật, trực giác của con người cũng có thể là giải pháp để ngăn chặn và phòng ngừa nhiều mối đe dọa an ninh mạng”.
Các đại biểu tham dự diễn đàn được lắng nghe chia sẻ giá trị từ Giáo sư Matthew Warren, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT (CCSRI). Giáo sư trình bày quan điểm về mối liên kết giữa nguồn lực con người và tính phức tạp của việc duy trì an ninh mạng. Ông cho biết, trong năm tài chính 2020 - 20221, Trung tâm An ninh mạng Australia đã xác định 67.500 tin báo tội phạm mạng, và thiệt hại từ tội phạm mạng do người dùng báo cáo trong khoảng thời gian này là hơn 540.773 tỉ đồng.
“Các hình thức tấn công mạng từ con người phổ biến là lừa đảo, mã độc, tấn công mạo danh, tấn công bằng cách mạo danh người đáng tin cậy, tấn công lừa đảo nhắm vào những người có vị trí cao, mã độc tống tiền, tất cả đều nhắm vào thu thập thông tin chi tiết và mật khẩu của người dùng hay cài cắm mã độc, mã độc tống tiền”, Giáo sư Matthew Warren cho hay.
Thiết lập “Tường lửa an ninh mạng con người”
Trong trao đổi tại diễn đàn trực tuyến “Bảo đảm an ninh mạng - Quản lý các yếu tố bất tín”, vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT đã đưa ra một khái niệm mới – “Tường lửa an ninh mạng con người”, theo đó xác định nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe doạ an ninh mạng.
Theo phân tích của chuyên gia RMIT, thông thường, công nghệ sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ tổ chức khỏi các mối nguy an ninh mạng. Tuy nhiên, khái niệm “Tường lửa an ninh mạng con người” lại là tập hợp kiến thức, năng lực và kỹ năng từ nguồn lực con người trên toàn tổ chức, từ việc đào tạo và bền bỉ để đối phó với các mối nguy này. “Tường lửa an ninh mạng con người phải được đào tạo, cập nhật và làm mới nhằm đảm bảo bảo vệ tốt nhất cho tổ chức”, Giáo sư Matthew Warren nói.
Giáo sư Matthew Warren đặc biệt nhấn mạnh vào bộ phận nhân sự, coi đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tường lửa con người đi vào vận hành thành công. Công tác này bao gồm làm việc với các nhóm nhân viên khác nhau, giải quyết những vấn đề kỷ luật liên quan đến an ninh mạng, rút quyền truy cập và mật khẩu khi nhân viên nghỉ việc, giữ tài sản con người cho tổ chức và tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng mới.
Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp (phía trên, bên phải) điều phối phiên thảo luận nhóm. |
Trong phiên thảo luận nhóm do Chủ nhiệm CCSRI tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp điều phối, các đại biểu đã được tìm hiểu thêm nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý các yếu tố bất tín, trong đó có áp dụng phương thức quản lý các yếu tố bất tín cho người dùng và chuyên viên CNTT.
Nhiều câu hỏi đã được các chuyên gia: Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Viện trưởng Viện Công nghệ an toàn thông tin; ông Khổng Huy Hùng (Phó Chủ tịch VNISA, Hiếu PC và Giáo sư Matthew Warren trao đổi tại phiên thảo luận, như: Liệu Việt Nam có nên đầu tư để trở thành nhà cung cấp các dịch vụ an toàn thông tin đầy cạnh tranh tầm thế giới không? Những thách thức trong việc nâng cao năng lực an ninh mạng quốc gia? Tác động của mức độ năng lực bảo toàn an ninh thông tin lên kinh tế số của đất nước? Các nguồn lực hiện có nhằm hỗ trợ nâng cao ý thức tự bảo vệ an toàn thông tin trên mạng cho cá nhân?...
Đại học RMIT Việt Nam và Viện Công nghệ an toàn thông tin thuộc VNISA ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. |
Trong khuôn khổ sự kiện, RMIT Việt Nam và Viện Công nghệ An toàn thông tin thuộc VNISA đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hướng đến thiết lập quan hệ hợp tác và cam kết vững mạnh giữa 2 đơn vị nhằm thúc đẩy và xây dựng ý thức an ninh mạng, chính sách và công nghệ tốt hơn cho cả khối công và tư.
Vân Anh
Nhận định thế giới đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo”, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, nghiên cứu của đơn vị này năm 2020 chỉ ra rằng Scam (lừa đảo mạng) và Phishing (tấn công giả mạo) chiếm tới 73%.
" alt=""/>Con người là yếu tố quan trọng bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh mạng