Đây là hình ảnh do một thầy giáo dạy bơi trên địa bàn Quận 5 ghi lại khi em học sinh này đến hồ bơi. Em học sinh này cho thầy biết bị bố đánh.
Lãnh đạo Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Quận 5, TP.HCM) đã xác nhận nam sinh trong ảnh là em T., học sinh lớp 3 của trường. Khi phát hiện sự việc, nhà trường đã mời phụ huynh học sinh đến trao đổi, làm việc. Bố của em T. đã thừa nhận gây ra những thương tích trên người em T. với lý do con không nghe lời.
Nhà trường đề nghị phụ huynh em T. chấm dứt việc đánh con, đồng thời tư vấn cho phụ huynh một số biện pháp giáo dục tích cực với trẻ.
Nhà trường cũng sẽ tiếp tục theo dõi, quan tâm về sức khỏe và tâm lý của học sinh T. trong thời gian tới.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT Quận 5 cho biết nhà trường đã báo cáo với Phòng về sự việc.
Lê Huyền - Ngân Anh
Học sinh lớp 4 ở TP.HCM tử vong khi đi ngoại khóa
Nam sinh lớp 4 rơi xuống vùng biển nhân tạo dành cho học sinh tiểu học. Dù được phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu, em này không qua khỏi.
" alt="Thầy giáo dạy bơi phát hiện trên người học sinh dày đặc vết thương" />
HeraDG là thương hiệu thời trang nữ cao cấp đến từ Tổng công ty Đức Giang, nổi bật với những thiết kế hiện đại, nữ tính và thời thượng. HeraDG hướng tới không chỉ thời trang mà là một hành trình sống xanh thông qua việc sử dụng những chất liệu thân thiện với môi trường.
Hệ thống cửa hàng:
Hà Nội:
- 168 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng" alt="Thời trang nữ HeraDG khai trương showroom ở Vinh" />
45 hộ dân tòa nhà Sông Đà Cầu Giấy nhiều năm chịu cảnh sống “chui” giữa Thủ đô. Ảnh: Hà Thành.
13 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ
45 hộ dân mua căn hộ tại tòa nhà Sông Đà Cầu Giấy (ngõ 165 Cầu Giấy) suốt nhiều năm qua. Theo phản ánh của đại diện cư dân, năm 2004, các hộ gia đình đã ký hợp đồng mua căn hộ với chủ đầu tư là Cty CP Sông Đà 1. Theo cam kết, 12 tháng sau khi nhận bàn giao căn hộ, chủ đầu tư sẽ hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) đối với khách hàng.
Tuy nhiên, sau 13 năm nhận nhà và sinh sống ổn định, 45 hộ dân chưa được xác lập “chủ quyền”. Lý do chính dẫn đến việc chậm trễ là do Cty CP Sông Đà 1 đã mắc những vi phạm nghiêm trọng khiến toà nhà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định. Theo tài liệu PV thu thập được, năm 1999, UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận cho Cty Sông Đà 1 thuê 877m2 đất tại phường Quan Hoa (trước đây), quận Cầu Giấy xây dựng văn phòng làm việc của Cty. Năm 2002, Sở Xây dựng cấp giấy phép cho Cty Sông Đà I xây dựng nhà làm việc và nhà khách của Cty.
Nhưng chủ đầu tư đã không sử dụng đúng mục đích được thành phố chấp thuận mà chuyển thành căn hộ bán cho khách hàng, trong khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vi phạm nghiêm trọng trên đã đẩy toà nhà vào tình trạng không đủ điều kiện được cấp sổ đỏ. Để bảo vệ quyền lợi, đại diện cư dân đã nhiều lần có đơn đề nghị Cty CP Sông Đà I hoàn thiện hồ sơ pháp lý, làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân như cam kết, nhưng đều bị bỏ “ngoài tai”. Vì hàng loạt vi phạm chưa được khắc phục, đến nay, toà nhà chưa thể tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban Quản trị, dẫn đến nhiều quyền lợi hợp pháp của người dân không được đảm bảo nhiều năm qua.
Theo phản ánh của cư dân, chủ đầu tư không đủ điều kiện và năng lực quản lý nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở nhưng vẫn tự vận hành toà nhà, tự thu phí của cư dân. Không công khai các khoản thu chi cho việc vận hành toà nhà. Không bố trí khu vực sinh hoạt công cộng. Chiếm dụng toàn bộ diện tích sân chung để trông giữ xe trái phép. Chiếm dụng nhiều diện tích thuộc sở hữu chung…
Chủ đầu tư chây ì, cư dân lãnh đủ
Sau nhiều lần yêu cầu nhưng không được chủ đầu tư hợp tác giải quyết quyền lợi, cư dân đã có đơn “kêu cứu” gửi UBND quận Cầu Giấy. Tháng 9/2017, quận Cầu Giấy có văn bản gửi các Sở: Xây dựng, QH&KT, TN&MT, đề nghị cho ý kiến hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư bầu Ban Quản trị, cấp sổ đỏ và kiểm tra hoạt động của chủ đầu tư trong thiết kế, thi công.
Tại buổi làm việc ngày 12/9, do Sở Xây dựng chủ trì có sự tham gia của đại diện UBND phường Dịch Vọng, UBND quận Cầu Giấy, ông Trần Ngọc Minh, Phó phòng Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Sở Xây dựng) đề nghị UBND phường Dịch Vọng tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu cho các cư dân tòa nhà Sông Đà Cầu Giấy theo Thông tư 02. Về đề nghị cấp sổ đỏ, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục để cấp sổ đỏ cho các chủ sở hữu, thời gian thực hiện xong trước ngày 31/10. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm của chủ đầu tư tại dự án.
Tuy nhiên, theo thông tin PV có được, đến thời điểm này, chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh khắc phục vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, chưa hoàn hiện thủ tục đề nghị xét cấp sổ đỏ cho cư dân. Trao đổi với PV, đại diện UBND phường Dịch Vọng cho biết, dự án trên được có quyết định triển khai và hoàn thiện khi còn nằm trên địa giới phường Quan Hoa. Sau khi nhận được kiến nghị của người dân, UBND phường đã có đơn đề nghị đến các cơ quan chức năng, UBND phường sẽ tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo hướng dẫn của Sở Xây dựng, còn việc cấp sổ đỏ thuộc trách nhiệm của Sở TN&MT Hà Nội.
Liên quan đến vụ việc trên, đại diện Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội (Sở TN&MT) cho biết, toà nhà Sông Đà ở ngõ 165 phường Dịch Vọng (Cầu Giấy) đã vi phạm nghiêm trọng mục đích sử dụng đất được UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng phê duyệt.
Để đủ điều kiện cấp sổ đỏ, Sở Xây dựng và các đơn vị cần xác định rõ vi phạm của chủ đầu tư, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh mục đích sử dụng đất, khắc phục vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng và nghĩa vụ tài chính còn thiếu theo quy định. Vị này giải thích, trường hợp vi phạm mục đích sử dụng đất khác với các trường hợp vi phạm xây vượt tầng, quá tầng so với quy hoạch được duyệt, nên chủ đầu tư buộc phải thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan chức năng, thì mới đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Theo Tiền phong
Dân điêu đứng vì sổ đỏ bị tẩy sửa
Người dân xã Phú Diên, huyện Phú Vang (tỉnh TT-Huế) đang rất bức xúc khi phát hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình bị tẩy sửa sau khi cho chính quyền “mượn”.
" alt="Dân chung cư Sông Đà Cầu Giấy 13 năm chưa được cấp sổ đỏ" />
“Đào Hiền rất thông minh, chỉ cần nhìn các hoa hậu và theo dõi cách tôi làm việc, em đã tiếp thu tốt. Tôi chưa từng ngồi lại hướng dẫn em tỉ mỉ mà duy nhất một lần đi dạy, tôi cho em tham gia lớp học ké. Hiền thay đổi từng ngày về phong thái, cử chỉ và ngày càng tự tin hơn”, Đào Hà bộc bạch.
Chia sẻ với VietNamNet, mẹ Đào Thị Hiền cho biết hạnh phúc không nói nên lời khi con gái đoạt danh hiệu á hậu 1. “Giống 2 lần Hà đi thi, lần này, gia đình cũng rất ủng hộ Hiền ở Miss World Vietnam 2023. Tôi tự hào khi có 2 con gái xinh đẹp, tài giỏi”, cô tâm sự.
Đào Hà và bố mẹ cổ vũ Đào Hiền tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022.
Bố mẹ Đào Hiền làm kinh doanh tự do tại Nghệ An, tuy bận nhưng thường xuyên gọi điện hỏi han, động viên con gái. “Thi Miss World Vietnam 2023, tôi chủ động chuẩn bị mọi thứ, tự bước đi trên đôi chân của mình bởi muốn có những trải nghiệm, bài học và cố gắng hoàn thiện theo cách riêng”, Đào Hiền từng chia sẻ với VietNamNet.
Vẻ đẹp ngọt ngào, thân hình quyến rũ của Á hậu 1 Đào Thị HiềnSở hữu vẻ đẹp ngọt ngào và khả năng thuyết trình ấn tượng, Đào Thị Hiền vượt qua 38 thí sinh trở thành Á hậu 1 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023." alt="Chị gái nghẹt thở, tiết lộ điều bất công với Á hậu Miss World Vietnam Đào Hiền" />
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Minh Hồng phát biểu khai mạc và phát động cuộc thi
Thứ trưởng cũng đặc biệt cảm ơn các nhà văn, nhà thơ, Ban giám khảo, các thầy cô giáo và các em thiếu nhi đã ủng hộ và tham gia tích cực các cuộc thi viết thư Quốc tế UPU trong hơn 30 năm qua. Đồng thời hy vọng tiếp tục nhận được sự hưởng ứng và tham gia của các đơn vị trong các cuộc thi tiếp theo.
Năm nay, cuộc thi có chủ đề “Hãy viết một bức thư về người hùng của em”. Đây là chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ cảm xúc đối với mỗi thí sinh.
Người hùng của các em có thể là thần tượng, người nổi tiếng, huyền thoại, siêu nhân... nhưng cũng có thể là ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè... những người rất đỗi bình thường, những người truyền cảm hứng tích cực cho các em.
Ban tổ chức trao giải Ba quốc tế cho em Nguyễn Thị Bạch Dương
Trước đó, trong cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47, bức thư của em Nguyễn Thị Bạch Dương (lớp 9A, trường THCS Nguyễn Trãi, Nam Sách, Hải Dương) xuất sắc đoạt giải Nhất quốc gia và tiếp đó đoạt giải Ba quốc tế.
Tại buổi lễ, em Dương được nhận giải thưởng 15 triệu đồng của Ban tổ chức quốc gia, Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Sau lễ phát động, Ban tổ chức sẽ phối hợp với các cấp, ngành tổ chức hướng dẫn đề tài viết thư tại một số địa phương để các em học sinh biết đến cuộc thi, tham gia tích cực và đạt chất lượng cao.
Ứng dụng đặt xe tải đạt Giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp
Ứng dụng đặt xe tải, xe container LOGLAG đã vinh dự đoạt Giải Nhất cuộc thi “Hành trình khởi nghiệp – Startup journey 2018”.
" alt="Phát động cuộc thi viết về ‘người hùng của em’" />
Ngoài đồng phục, trường đại học này cũng yêu cầu sinh viên không được mặc các trang phục không phù hợp với môi trường giáo dục, gây phản cảm, không nhuộm tóc quá nhiều màu nổi bật, không được cắt theo kiểu không bình thường hoặc cạo đầu (trừ trường hợp tu sĩ).
Ngay lập tức, quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của sinh viên nhà trường. Sinh viên cho rằng, cần được mặc thoái mái, đa dạng, không bị bó buộc, thậm chí có cả ý kiến lấy thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn để phản đối chuyện phải mặc áo thun có cổ.
Lãnh đạo nhà trường giải thích, nội quy ghi sinh viên mặc áo thun có cổ chứ hoàn toàn không cấm sinh viên mặc áo thun không cổ.
Trường quy định như vậy vì trên thực tế đã có nhiều sinh viên ăn mặc phản cảm, áo thun cổ khoét sâu, hở hang đến trường, không phù hợp với môi trường sư phạm. Do vậy, quy định này đưa ra để khuyến cáo sinh viên nên mặc áo lịch sự hơn.
"Nếu sinh viên ăn mặc lịch sự sẽ tạo được thiện cảm cũng như thương hiệu của trường. Những quy định nói trên là cách giúp sinh viên tự rèn luyện ý thức bản thân để thích nghi với quy định ở các công ty, doanh nghiệp sau này" - lãnh đạo nhà trường cho hay.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các đại học, học viện, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp không bắt buộc học sinh, sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường. Nhà trường ban hành quy định cụ thể về trang phục của học sinh, sinh viên khi đến trường, đảm bảo sự nghiêm túc của môi trường giáo dục nhưng không gò bó, gây khó khăn cho học sinh, sinh viên.
Như vậy, việc Trường ĐH Tài chính Marketing, quy định về trang phục của sinh viên là không sai. Vấn đề là làm như thế nào để sinh viên đồng tình và thực hiện.
Nhìn lại trang phục giảng đường, cách đây chưa lâu, GS Trương Nguyện Thành, lúc đó còn là Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen đã lên giảng đường bằng một chiếc quần đùi may ô, áo phông không cổ, rách lỗ chỗ.
Lúc đó, ông Thành cho hay, ông mặc như vậy để minh chứng về sáng tạo trong lớp phát triển tư duy sáng tạo. "Muốn phát triển tư duy sáng tạo thì cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng, không giới hạn suy nghĩ của mình, vượt qua tầm giới hạn trong định kiến xã hội"- GS Thành nêu quan điểm về trang phục "phá cách" của mình. Vin vào vấn đề này, sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing và sinh viên các trường phản ứng việc cấm mặc áo phông không cổ có lý lẽ riêng, nhưng sử dụng trang phục lịch sự, đẹp có ý nghĩa nhất định.
Trang phục lịch sự sẽ hình thành tác phong chuyên nghiệp
Một sinh viên ở TP.HCM đến cơ quan tôi thực tập. Em mặc chiếc váy rất ngắn. Khi ngồi họp tôi nhìn và hơi "giật mình" nên đã nhẹ nhàng nhắc em. Nhưng em phản ứng rằng, do em cao chứ không phải váy ngắn. Cá nhân tôi đánh giá không cao những sinh viên này. Ở trường các em dùng trang phục như thế nào cho phù hợp với môi trường học đường, nhưng đi làm ở các cơ quan, doanh nghiệp các em phải theo nền nếp. Đánh giá con người qua trang phục chưa hẳn chính xác, nhưng trang phục phần nào cũng thể hiện tính cách, sự văn minh, nền giáo dục của người đó. Việc trường đại học yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự là đúng. Điều này tạo nếp cho sinh viên sau này đi làm. Các em sẽ biết lựa chọn trang phục như thế nào để gây thiện cảm cho người đối diện, thể hiện văn hóa của mình.- (Chị Phương Quỳnh, làm việc ở một cơ quan nhà nước)
Là người gần gũi với hàng nghìn sinh viên, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nhìn nhận, việc trường cấm sinh viên mặc áo phông không cổ, chắc chắn sẽ gây ra phản ứng nhưng là điều nên làm.
Tuy nhiên nhà trường không nên bắt buộc tất cả các giờ học mà chỉ nên áp dụng cho những giờ học phù hợp. Sinh viên cần có sự thoải mái để sáng tạo hơn. Như vật vào những giờ học cần phải có tác phong chuẩn mực theo đúng như doanh nghiệp đang thực hiện thì áp dụng, còn những giờ sinh hoạt, các buổi giao lưu... cần sự thoải mái trong trang phục.
Ông Sơn cho rằng, để làm được điều này, cần có cơ sở để các em thực hiện được tốt, trong đó quan trọng cho sinh viên thấu hiểu được ý nghĩa mặc trang phục.
Nhìn nhận lại trang phục của sinh viên hiện nay, ông Sơn cho hay, đa phần sinh viên mặc đồ rất tùy tiện, không có tác phong công nghiệp. "Không những kỹ năng giao tiếp rất kém, nhiều em khi liên hệ công việc toàn mặc áo khoác, đeo khẩu trang, tác phong lếch thếch, làm mất hình ảnh"- ông cho hay.
Bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho rằng, sinh viên là những người trẻ đã trưởng thành, tâm lý chung vừa thoát ra khỏi những quy định đồng phục nghiêm ngặt ở trường THPT, do vậy muốn được tự do hơn khi bước vào môi trường đại học.
"Quy định trang phục cho sinh viên có những ưu điểm riêng, tuy nhiên nếu được nhà trường chỉ quy định sinh viên mặc trang phục cho những sự kiện, hoạt động chung nhằm thể hiện bản sắc, đặc trưng của sinh viên trường mình. Tương tự ở các khoa hay ngành cũng có thể có đồng phục cho sinh viên, ngoài thể hiện đặc trưng còn phục vụ cho chuyên môn, nhất là những ngành liên quan đến khối dịch vụ như du lịch, ngân hàng. Đối với ngày thường, nên để sinh viên mặc thoải mái, được tự do thể hiện cá tính, sở thích của mình. Nhà trường chỉ cần quy định chung về tác phong ăn mặc để đảm bảo lịch sự, gọn gàng, đẹp là được"- bà Dung nêu.
Tuy nhiên, bà Dung cũng khuyến khích sinh viên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, điều này, sẽ tạo tác phong chuyên nghiệp khi đứng trước các nhà tuyển dụng, cũng như khi bước vào môi trường làm việc chính thức.
Còn ông Đoàn Phong, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho rằng, môi trường đại học đòi hỏi sự năng động, hiện đại nên sinh viên mặc đồ đẹp, lịch sự ngoài việc thể hiện cá tính còn tạo nên phong cách của bản thân. Bên cạnh đó, trang phục sinh viên thể hiện sự thụ hưởng về triết lý giáo dục của ngôi trường đang theo học. Vì vậy, nhà trường không gò bó khuôn khổ về mặt hình thức để sinh viên phát huy bản thân và thoải mái nhất khi theo học, nhưng với những ngành nghề đặc trưng thì sinh viên nên chấp hành để rèn tính chuyên nghiệp.
Lê Huyền
" alt="Giáo sư mặc quần đùi sao cấm sinh viên mặc áo phông không cổ?" />