Dù vậy, ngày nay ông nằm trong số ngày càng nhiều lãnh đạo công nghệ lên tiếng lo ngại về nguy cơ tiềm tàng của AI nếu máy móc đạt được trí tuệ siêu việt hơn con người và kiểm soát hành tinh. Trong cuộc phỏng vấn ngày 5/5, ông cho rằng nguy cơ của AI còn khẩn cấp hơn biến đổi khí hậu. Với biến đổi khí hậu, rất dễ đưa ra những khuyến nghị như ngừng đốt cháy cacbon, song với AI, không rõ nên làm gì.
OpenAI, startup được Microsoft hậu thuẫn, đã khai ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang công nghệ từ tháng 11/2022 khi ra mắt chatbot ChatGPT cho công chúng. Nó nhanh chóng trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất lịch sử, đạt 100 triệu người dùng chỉ trong hai tháng.
Hồi tháng 4, CEO Twitter Elon Musk cùng hàng nghìn người ký tên vào thư ngỏ kêu gọi tạm dừng các hệ thống mạnh hơn GPT-4 của OpenAI trong ít nhất 6 tháng. Một số người ký tên khác gồm CEO Stability AI Emad Mostaque, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm DeepMind của Google, những người tiên phong về AI như Yoshua Bengio và Stuart Russell.
Tuy cùng chung lo ngại AI có thể là nguy cơ hiện hữu với loài người, ông Hinton lại không đồng ý tạm dừng nghiên cứu. Ông gọi đây là hành động “hoàn toàn không thực tế” và chúng ta nên dành nhiều nguồn lực hơn để tìm ra cần làm gì vào lúc này.
Tại EU, một hội đồng các nhà lập pháp đã phản hồi lại thư ngỏ và kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden triệu tập hội nghị thượng đỉnh toàn cầu để bàn về hướng đi tương lai của công nghệ với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Tuần trước, hội đồng nhất trí với bộ đề xuất nhằm vào công nghệ AI tạo sinh, có thể buộc các hãng như OpenAI phải tiết lộ các dữ liệu bản quyền dùng để đào tạo mô hình của họ.
Trong khi đó, ông Biden cũng đã tổ chức thảo luận với một số lãnh đạo doanh nghiệp AI, bao gồm CEO Alphabet Sundar Pichai, CEO OpenAI Sam Altaman tại Nhà Trắng. Theo ông Hinton, những lãnh đạo công nghệ hiểu biết rõ nhất về AI và các chính trị gia cũng phải tham gia.“Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì vậy chúng ta đều phải nghĩ về nó”, ông chia sẻ.
(Theo Reuters)
Doanh nghiệp gặp rủi ro khi nhân viên lén dùng ChatGPTNgay cả khi doanh nghiệp cấm sử dụng ChatGPT, nhân viên vẫn tìm ra những cách dùng chatbot này để hỗ trợ công việc." alt=""/>‘Bố già AI’: Nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo khẩn cấp hơn cả biến đối khí hậuTrương Triết Hạn suy sụp sau tin bị 'cấm sóng'. |
Theo giới truyền thông, từ thời điểm bị đưa tên vào danh sách "cấm sóng", Trương Triết Hạn tỏ ra suy sụp. Mặt khác, nhiều anti-fan quá khích đã gửi cả hoa tang đến nhà anh cùng lời lẽ xúc phạm, khiến gia đình ảnh hưởng, mẹ ruột thậm chí đòi tự tử.
Tối 27/11, đạo diễn Lý Học Chính gây xôn xao với bài đăng bênh vực Trương Triết Hạn. Ông gay gắt phát biểu: "Tại sao một tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội Biểu diễn lại có quyền đưa ra yêu cầu cấm sóng một nghệ sĩ? Mọi việc của Triết Hạn đến giờ vẫn chưa được đưa ra ánh sáng hay có kết luận cụ thể từ cơ quan chức năng. Ai đã soạn thảo danh sách này cho Hiệp hội? Chúng được liệt kê theo tiêu chí nào?". Vị đạo diễn cho biết ông đã liên hệ trực tiếp với nam diễn viên để bảo vệ anh trong cuộc chiến pháp lý đòi lại danh dự.
Lý Học Chính - nhân vật có tiếng nói trong giới chức Trung Quốc đã lên tiếng bênh vực Trương Triết Hạn.
Lý Học Chính là Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Kim Thuẫn thuộc Cục Hậu cần Quân ủy Trung Ương. Đồng thời, ông cũng là giám đốc Hiệp hội Luật Hành vi Trung Quốc và phó tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu Giám sát Dư luận. Ông là người có vị thế và danh tiếng lớn trong giới chức Trung Quốc.
Vụ scandal của Trương Triết Hạn khơi nguồn từ đầu tháng 8. Theo đó, mạng xã hội lan truyền hình ảnh cũ tài tử đi đám cưới tại một ngôi đền được cho là nhạy cảm với người Trung Quốc và chụp ảnh check in ở một đền thờ khác thờ tội phạm chiến tranh. Cả hai địa điểm này đều là những nơi tối kỵ đối với dân Trung Quốc. Vì lý do này, Trương Triết Hạn bị khán giả trong nước “ném đá” kịch liệt.
Phía Trương Triết Hạn đăng tải bài viết bày tỏ thái độ xin lỗi, ăn năn về những việc làm không đúng trong quá khứ. Anh giải thích do mình thiếu hiểu biết, không tìm hiểu kỹ bối cảnh nơi chụp ảnh dẫn đến vụ việc đáng tiếc.
Vụ việc khiến ngôi sao 30 tuổi đánh mất sự nghiệp sáng giá của mình. Trong vòng 4 tiếng đồng hồ, anh bị 30 nhãn hàng hủy bỏ hợp đồng quảng cáo. Các dự án phim ảnh, show có mặt anh tuyên bố cắt hình ảnh và ngừng hợp tác.
Trương Triết Hạn sinh năm 1991, là một trong những nam diễn viên trẻ nổi bật hiện nay của màn ảnh xứ Trung. Tài tử vào nghề từ năm 2010, qua những vai phụ trước khi trở nên nổi tiếng nhờ các phim Vân Tịch truyện, Lang gia bảng,... Sau tác phẩm Sơn Hà lệnh, nam diễn viên bước lên hàng ngũ sao hạng A.
Vài năm qua, Triết Hạn là nghệ sĩ độc quyền do công ty Triệu Vy quản lý. Khi sự nghiệp anh sụp đổ, nữ diễn viên và một số người cũng bị lôi vào ồn ào.
Thúy Ngọc
Ba ngôi sao thần tượng hàng đầu của Trung Quốc bị nêu tên trong danh sách "cấm sóng" vì lý do làm trái pháp luật và đạo đức.
" alt=""/>Trương Triết Hạn suy sụp, mẹ ruột đòi tự tử sau lệnh ‘cấm sóng’Bên cạnh khả năng nhận thức tình huống cao, khả năng điều hướng, các radar AESA cung cấp tuỳ chọn thích ứng cao bằng cách cho phép can thiệp sửa đổi phần mềm để kết hợp với những tính năng mới ứng phó với mối đe doạ trong tương lai.
Quá trình lắp đặt radar mới cho B-52 đang được tiến hành với sự tham gia của Boeing và Raytheon. Trong đó, Boeing sở hữu kinh nghiệm cũng như các hiểu biết sâu sắc về nền tảng với tư cách là nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho dòng máy bay ném bom chủ lực của không quân Mỹ, còn Raytheon có chuyên môn cao về công nghệ radar.
Quá trình nâng cấp hiện đại hoá B-52 Stratofortress, máy bay ném bom biểu tượng của Mỹ, bao gồm việc lắp đặt thiết bị, hệ thống điện tử hàng không, radar và động cơ mới. Theo tài liệu ngân sách tài khoá năm 2024 của không quân Mỹ, máy bay ném bom B-52H được đổi tên thành B-52J sau khi trang bị động cơ Rolls Royce F130 thế hệ mới.
Cuộc đại tu lần này nhằm nâng cao khả năng của dòng máy bay ném bom chiến lược lâu đời nhất trong biên chế quân đội Mỹ, từ đó đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh an ninh toàn cầu hiện nay.
Hệ thống radar AESA mới tăng cường khả năng ứng phó tầm xa và tối ưu hoá khả năng sát thương của B-52, đặc biệt trong các cuộc giao chiến với những đối thủ ngang hàng.
“Pháo đài bay” của Mỹ sử dụng hệ thống radar AN/APQ-166 sản xuất từ những năm 1960 đã lỗi thời. Trong khi đó, radar AESA do Raytheon phát triển có tính năng hiện đại và khả năng khắc phục những thiếu sót của hệ thống cũ. Mẫu radar thay thế được chỉ định là APG-79B4 dựa trên hệ thống APG-79/APG-82 đang trang bị trên máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ.
Ngoài ra, hệ thống mới cũng kết hợp các yếu tố từ F-15 Strike Eagle, cải tiến chức năng lập bản đồ và phạm vi mục tiêu. Điều này cho phép B-52 ném bom định vị chính xác và tấn công nhiều mục tiêu trên một khu vực rộng lớn hơn.
Theo tuyên bố của lực lượng không quân, với bản nâng cấp mới, phi hành đoàn B-52 giảm được một người, xuống còn bốn phi công.
(Theo EurAsian Times)