Nói về gia đình ấy, họ từ trước đến nay vốn được xem là gia đình mẫu mực. Anh chồng có chút vị trí trong nghề nghiệp, chị vợ là kế toán một trường học. Họ có hai con một trai một gái. Người ngoài nhìn vào cuộc sống của họ đều nói họ viên mãn quá sớm. Thế nhưng cuộc sống không ai học được chữ ngờ.
Suốt buổi tối hôm đó vợ tôi cứ xuýt xoa tiếc nuối mãi cho vợ chồng hàng xóm. Gia đình họ vốn ấm êm là thế, vợ chồng vốn đẹp đôi là thế. Giờ chuyện xảy ra như vậy, những ngày sau cuộc sống sẽ như thế nào. Càng nghĩ cô ấy càng tiếc, càng giận ông chồng. Rồi cô ấy bảo tôi đàn ông sao mà kỳ lạ, ở nhà có vợ đẹp con xinh lại đâm đầu vào gái gú. Nếu là ngoại tình, là nảy sinh tình cảm thì là một nhẽ. Đây lại chỉ giải quyết nhu cầu sinh lý với một người lạ hoắc chả có tình cảm gì trong khi vấn đề đó thì ở nhà có vợ đấy thôi. Cớ làm sao cứ làm những chuyện không thể chấp nhận được như vậy. Thật là không tài nào hiểu nổi.
Tôi nghe vợ thắc mắc liền nhanh nhảu nói: "Em thì hiểu làm sao được chuyện đấy. Vấn đề không phải là vợ đẹp vợ xinh. Vấn đề không chỉ đơn giản là giải quyết nhu cầu sinh lý. Vấn đề ở chỗ "một cái lạ bằng tạ cái quen". Nếu nói về kỹ năng và nghệ thuật chăn gối thì các bà vợ làm sao bằng được "gái ngành". Cho nên đàn ông dù gia đình hạnh phúc thỉnh thoảng vẫn ham "đổi gió" là vì thế.
Khi tôi nói những câu ấy, mục đích duy nhất chỉ là muốn giải đáp thắc mắc của vợ tôi về việc tại sao đàn ông yêu vợ, có vợ đẹp vợ ngoan vẫn "đi đổi gió", hoàn toàn không hề nghĩ giông bão sắp ập xuống đầu mình. Chỉ đến khi tôi nhìn vợ tôi, thấy sắc mặt cô ấy thay đổi mới biết, nhưng muộn mất rồi.
Vợ tôi nói, lời nói rít qua kẽ răng:
- Anh có vẻ am hiểu chuyện này quá nhỉ. Còn biết kỹ năng chăn gối của "gái ngành" hơn hẳn các bà vợ. Làm sao anh biết được điều đó nếu như không phải anh cũng từng đã trải qua việc đó rồi.
- Không, không. Có những chuyện không phải cứ làm mới biết. Đôi khi không cần nhảy vào lửa vẫn biết lửa bỏng, không cần nằm lên đệm vẫn biết đệm êm mà. Vả lại những chuyện kiểu đó người ta chả bàn tán đầy ra, đâu phải cứ phải trải qua mới biết.
- Thôi anh đừng có ngụy biện nữa. Đàn ông các anh, thằng nào cũng giống thằng nào, chỉ biết đến bản thân, không coi gia đình vợ con ra cái gì cả. Đến khi nhà cửa tan nát mới biết sai, mới hối lỗi thề thốt thì còn thay đổi được gì nữa. Anh xem gương hàng xóm đó mà liệu, kẻo có ngày vợ kêu con khóc, thiên hạ cười cho thối mặt không dám ngẩng lên, vớ vẩn lại mang bệnh tật về cho tôi thì anh chỉ có chết.
Từ hôm đó đến nay vợ tôi sang phòng ngủ chung với con, lúc vui thì không sao, lúc bực bội chuyện gì lại đá xéo đay nghiến tôi về việc tôi khen gái ngành làm tình giỏi. Nếu mà có cách nào thu lại được những lời đã nói, giá nào tôi cũng cố làm cho bằng được, chứ chỉ nghe vợ nói thôi cũng đủ mệt mỏi rồi.
Đàn bà đúng là tài suy diễn. Thà là có bằng chứng hay bắt quả tang thì đã đành. Đằng này lại cứ hay quàng xiên, từ việc nhà ai tự nhiên quay đi quay lại quàng về nhà mình, từ đang bàn chuyện thiên hạ lại quay ra ám chỉ chồng mình cũng cùng một giuộc. Rồi ám chỉ, mỉa mai, dày vò, đay nghiến khiến vợ chồng hục hặc cãi nhau. Như vậy có phải tự nhiên đang yên đang lành tự tẩm xăng đốt nhà mình không?
Theo Dân trí
Ước mơ
Cuối ngày, sau nhiều giờ cắt tỉa, bón phân cho gần 3000 gốc hoa hồng rực rỡ sắc màu, chị Trần Yến Khanh (SN 1979, tỉnh Bến Tre) ngồi băng bó những vết xước trên tay. Dù đã mặc áo tay dài, đeo bao tay, chị vẫn bị gai hoa hồng cào rách.
Dẫu vậy, chị vẫn rất hạnh phúc. Chị Khanh yêu hoa hồng và ước mơ trồng loài hoa này từ khi 4 tuổi. Thế nhưng năm đó, bố mẹ chị Khanh ly dị. Chị phải về sống với bà ngoại.
Để có tiền ăn học, chị gói kẹo thuê cho những cơ sở sản xuất kẹo gần nhà. Dù nghèo khó, phải đầu tắt mặt tối mưu sinh, chị vẫn không nguôi ý định trồng hoa hồng.
Chị đam mê loài hoa này đến nỗi cố gắng làm, nhịn ăn chỉ để có đủ tiền mua một chậu hồng về trồng. Có hoa, chị chăm chút, nâng niu như báu vật. Cứ thế, ước mơ có được một vườn hoa hồng cho riêng mình của chị lớn dần theo năm tháng.
Tuy vậy, đến khi tốt nghiệp đại học, có việc làm chị vẫn chưa thể hiện thực hóa ước mơ. Chị kể: “Tôi mê hoa hồng từ nhỏ nhưng nhà nghèo quá, không có điều kiện trồng hoa. Tôi phải đi ở trọ suốt 34 năm và làm đủ thứ nghề. Có lúc, tôi vừa làm nhà nước, vừa buôn vỏ trấu, củ mì… để lo cho cuộc sống của mình”.
Sau nhiều năm bươn chải, công việc kinh doanh của chị dần ổn định. Cuối cùng, sau 34 năm ở trọ, chị mua được nhà riêng. Ít năm sau, chị mua thêm vườn để đón mẹ về phụng dưỡng, trồng hoa hồng.
Ban đầu, chị Khanh trồng 50 gốc hồng nhỏ, 1 năm tuổi. Do thiếu kinh nghiệm, những gốc hồng của chị chết dần. Chỉ ít tháng, vườn hồng của chị chết trơ trụi. Không từ bỏ, chị tiếp tục mua các gốc hồng to hơn, có tuổi đời từ 2-3 năm về trồng.
Chị cũng dày công tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm trồng hoa hồng. Chỉ một thời gian ngắn, chị đã tìm ra cách trị bệnh cho hoa, giảm thiểu cây héo, chết vì bệnh như: phải chọn giống hoa tốt, phù hợp khí hậu nóng của Bến Tre; đất phải tơi xốp; phải xịt phòng bệnh đúng ngày và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây…
Năm 2016, chị Khanh bắt đầu trồng những gốc hồng ngoại đầu tiên. Thời điểm đó, thị trường chưa có nhiều giống hoa hồng ngoại. Chị phải nhập, nhân giống từ Thái Lan với chi phí đắt đỏ. Chị từng phải đầu tư hơn 2 tỷ đồng để chăm sóc cho 1000 gốc hồng ngoại trong vườn của mình.
“Tôi cũng không biết vì sao mình lại yêu thích hoa hồng đến vậy. Làm ra bao nhiêu tiền, tôi đều tìm cách mua hoa hồng về trồng. Hơn thế, tôi phải tự tay trồng, chăm sóc cho hoa mới chịu”, chị nói.
Phủ kín không gian sống bằng vườn hồng 4 tỷ đồng
Những năm ấy, vườn hoa hồng rực rỡ sắc màu rộng 1.300m2 bên bờ sông của chị bất ngờ nổi tiếng. Khu vườn thu hút vô số người yêu hoa đến thưởng lãm, chụp hình. Thế là chị trồng thêm hoa, bày bàn ghế, mua nước giải khát về bán, phục vụ khách đến vườn ngắm hoa.
Năm 2019, chị mua thêm đất, mở rộng vườn hoa hồng của mình. Lúc này, vườn hồng của chị đã ngoài 2000 gốc, 4 mùa cho hoa rực rỡ, hương thơm ngào ngạt.
Tuy vậy, cuối năm đó, vườn hoa của chị bị nhiễm mặn. Hoa hồng không chịu được nước mặn nên đua nhau héo rũ, chết khô. Chị Khanh nhớ lại: “Thấy cây héo rũ, tôi xót xa như đứt từng khúc ruột. Tôi nghĩ cách tìm mua đất để cứu vườn hoa.
Tôi chọn mua đất vườn ở Lạc Dương (Lâm Đồng) vì thích khí hậu ở đây. Thổ nhưỡng, khí hậu nơi này rất thích hợp với loài hoa hồng. Hoa hồng trồng ở đây cho bông to, cánh dày, màu và hương thơm đậm hơn gấp nhiều lần trồng ở Bến Tre”.
Chọn được đất, chị chuyển các gốc hồng của mình từ Bến Tre lên xã Đạ Nhim, Đạ Sar (huyện Lạc Dương) trồng. Sau 4 tháng tự tay chăm sóc, đến nay chị có 2 vườn hồng ngoại nhập với 2655 gốc. Tổng chi phí cho việc chăm sóc 2 vườn hoa lên đến 4 tỷ đồng.
Mặc dù có đến gần 3000 gốc hoa hồng, chị Khanh vẫn tự tay trồng, chăm sóc. Mỗi ngày chị đều ra vườn nhổ cỏ, cắt bỏ lá bệnh, cành tăm, cành điếc… Sau nhiều năm chăm sóc, chị nắm vững các kỹ thuật trồng hoa hồng, đặc biệt là hồng ngoại nhập.
Chị chia sẻ: “Hoa hồng ngoại không chỉ đắt đỏ mà còn rất khó chăm sóc. Thế nên, tôi muốn tự tay trồng, chăm hoa. Hồng ngoại cần được tưới đẫm nước ở gốc, xịt ướt lá ít nhất 1 lần vào sáng sớm.
Loài hoa này cũng cần được cắt bỏ lá bệnh, cành tăm, cành điếc để cây dồn sức nuôi hoa, cho hoa quanh năm. Tôi bón phân hữu cơ và xịt thuốc phòng bệnh cho cây 1 lần/tuần. Khi cây bệnh thì 3 ngày xịt thuốc 1 lần…”.
Ngoài hoa hồng, chị cải tạo, bài trí khu vườn của mình bằng những tiểu cảnh bắt mắt. Lẩn khuất trong những bụi hồng rực rỡ là hồ cá coi, nhà ngắm hoa, bức tường rào trang trí ấn tượng, con đường mòn rải sỏi... Tất cả tạo nên khung cảnh thơ mộng như một bức tranh nhiều màu sắc.
“Những lần cúi người, luồn tay vào bụi hồng chi chít gai để chăm hoa, tôi luôn bị gai của cây cào rách tay. Tôi bị cái nắng gắt của cao nguyên làm cháy da, xơ tóc... Chăm hoa cực là thế nhưng tôi lại rất vui. Bởi, đó là ước mơ, là đam mê của tôi. Được trồng hoa, vùi mình trong sắc hương hoa hồng khiến tôi thêm yêu cuộc sống”, chị nói.