Tờ giấy giám định ADN giải oan cho người mẹ câm sau 20 năm
Gia đình giàu có ở Sài Gòn sốc nặng trước kết quả ADN của 2 bé gái
Vị giám đốc 'phát điên' ở phòng xét nghiệm ADN
Theo tìm hiểu, người trực tiếp thực hiện ca xét nghiệm ADN này là David- bác sĩ đã trải qua hơn 10000 ca giám định kết quả kể từ khi hành nghề vào năm 2007. Đã có rất nhiều gia đình gặp sóng gió bởi tờ giấy giám định của vị bác sĩ này. Nhiều người đã đặt biệt danh cho David là “Kẻ hủy diệt hôn nhân”.
David chia sẻ: “Thông thường trước đây người muốn làm giám định ADN là cha của đứa trẻ khi người này muốn xác định quan hệ huyết thống cha con. Nhưng hiện nay cũng có khá nhiều cô gái trẻ muốn xét nghiệm ADN để xác định chính xác ai mới là cha đứa bé”.
Một trong những trường hợp khiến bác sĩ David bất ngờ nhất chính là việc một cô gái đã tới bệnh viện cùng năm người đàn ông để làm xét nghiệm quan hệ cha con.
Vào thời điểm đó, cả năm người đàn ông đều thỏa thuận với nhau rằng nếu sau khi có kết quả ai là cha của đứa bé thì người đó sẽ cưới cô gái này. Họ không quan tâm đến quá khứ của cô gái.
Như vậy, trong năm người thì chỉ có một người chính xác là bố của đứa trẻ thông qua kết quả xét nghiệm quan hệ huyết thống ADN.
Hiện sự việc một cô gái yêu cầu năm người đàn ông đi xét nghiệm ADN để tìm cha cho con đang được rất nhiều người quan tâm.
Có người cho rằng cô gái thực sự may mắn khi cả năm người đàn ông đều hứa sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng cũng có người lại cho rằng cô gái này thực sự quá mạo hiểm vì nếu không ai chịu trách nhiệm thì cô sẽ trở thành người mẹ đơn thân.
Sợ bị người tình già phát hiện sự thật về đứa bé mới sinh không phải con mình, cô gái có ý định mua chuộc nhân viên giám định ADN với thù lao hậu hĩnh...
" alt=""/>Cô gái yêu cầu 5 người đàn ông xét nghiệm ADN để tìm cha cho conBố mẹ tôi sinh được hai người con. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị gái tôi ra Hà Nội làm công nhân. Tại đây, chị đã yêu và kết hôn với một người đàn ông quê Hải Dương.
Gia đình anh rể cũng giống gia đình tôi, đều là nông dân nên kinh tế eo hẹp. Mọi vấn đề kinh tế, hai anh chị phải tự túc xoay sở.
Cũng may, sau vài năm chắt chiu, vay mượn, hai anh chị cũng mua được một mảnh đất nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Từ mảnh đất ấy, anh chị lại vay mượn tiền rồi xây dựng gian nhà cấp 4 làm chỗ an cư.
Khi tôi đỗ đại học, để tiết kiệm tiền ăn ở, anh chị bảo tôi về sống chung. Cuộc sống chật hẹp nhưng chúng tôi rất đoàn kết, yêu thương và luôn hỗ trợ nhau.
Ảnh: Shutterstock |
Trong thời gian sống ở nhà anh chị, tôi đã quen và yêu vợ của tôi. Nhà cô ấy ở cách nhà chị gái tôi 50 m2. Bố mẹ cô ấy khá giả, lại có rất nhiều đất. Sau cưới, họ tặng chúng tôi một mảnh 100 m2 và 500 triệu để xây nhà.
Tuy nhiên, mảnh đất ấy ở trong ngõ sâu. Vợ tôi lại có hướng kinh doanh nên chúng tôi ngưng việc xây nhà. Tôi bàn với vợ, mượn mảnh đất ở cổng trường cấp 2 của bố mẹ rồi dựng nhà bán hàng.
Bố mẹ vợ không đồng ý cho chúng tôi mượn. Họ nói, nếu chúng tôi muốn bán hàng thì phải mua lại. Họ sẽ bán rẻ và cho chúng tôi trả góp trong nhiều năm. Như vậy, các anh em trong nhà sẽ không so bì, tị nạnh nhau.
Tôi đồng ý ngay. 6 tháng sau, một căn nhà 2 tầng được mọc lên. Công việc làm ăn của chúng tôi cũng dần dần phát triển, kinh tế gia đình càng ngày càng đi lên.
Thế nhưng, tỷ lệ nghịch với sự phát triển của tôi, cuộc sống của chị gái tôi càng ngày càng bế tắc. Công ty nơi chị làm bị giải thể. Anh rể cờ bạc, nợ nần lên đến vài tỷ đồng.
Không có tiền trả nợ, anh rể tôi phải bỏ trốn. Một mình chị gái tôi xoay sở khắp nơi cũng chỉ đủ trả tiền lãi. Vì thế để gây sức ép, nhóm đòi nợ đến cổng nhà chị tôi mỗi ngày.
Tôi đi qua nhà chị, nhìn thấy cảnh đó, ruột gan nóng như lửa đốt. Về nhà, tôi bàn với vợ tìm cách cứu chị. Thế nhưng vì mới vay mượn xây nhà nên 2 vợ chồng chạy đôn chạy đáo cũng chỉ xoay được 80 triệu.
Tôi đưa cho chị gái. Nước mắt chị ngắn dài. Chị bảo, giờ chị chỉ trông được vào tôi. Nếu tôi không cứu chị, gia đình chị sẽ tan nát, các con sẽ không có gia đình trọn vẹn.
Tôi buốt từng khúc ruột. Sau đó, tôi nghĩ đến việc bán mảnh đất 100m2 bố mẹ vợ đã cho. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói, đó là mảnh đất cha ông để lại, không thể tùy tiện đem bán. Nếu bán, tôi phải hỏi ý kiến bố mẹ vợ.
Tôi thấy việc này quá vô lý. Bố mẹ vợ đã cho chúng tôi. Mảnh đất bây giờ mang tên hai vợ chồng, việc mua bán là quyền của hai người. Bố mẹ vợ đâu còn quyền can thiệp?
Vợ tôi từng học luật, lý thuyết căn bản đó, cô ấy đương nhiên nắm được. Tại sao cô ấy lại nói những lời như vậy? Hay là cô ấy ích kỷ, thấy chết không cứu?
Tôi đem những lý lẽ đó vặn hỏi vợ mình. Vợ tôi mới thú thật, cô ấy không thể bán đất để trả nợ cho việc cờ bạc của anh rể chồng. Cô ấy cần giữ lại tài sản để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và các con.
Tôi nghe vợ phân tích, cảm thấy chán ghét và thất vọng tràn trề. Suốt 5 năm học đại học, anh chị đã lo cho tôi. Họ chăm sóc tôi và giúp đỡ tôi như những người làm cha làm mẹ.
Khi tôi không có tiền đi chơi với bạn gái, anh rể tôi còn ứng lương để đưa cho tôi. Vậy mà lúc họ gặp khó khăn, tôi lại quay lưng sao đành?
Từ đó đến nay,vợ chồng tôi hục hoặc, cãi cọ triền miên. Mới hôm qua, cô ấy còn viết đơn ly hôn và mong muốn tôi ký. Tôi thấy mình bị xúc phạm nên cũng muốn giải tán gia đình này.
Thế nhưng, vợ tôi lại đang mang thai tháng thứ 8. Ly hôn lúc này sẽ khiến con tôi thiệt thòi. Tôi phải làm sao? Mong mọi người hãy tư vấn giúp tôi.
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các chia sẻ thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Muốn ly hôn vì vợ giàu có nhưng không chịu bán đất giúp đỡ nhà chồng