Cả hai đều khao khát có con đến cháy bỏng nhưng nhiều năm trôi qua, chúng tôi vẫn không có tin vui. Đi khám chữa nhiều nơi, bác sĩ đều bảo, lỗi lớn là do tôi. Còn bệnh của chồng tôi thì chỉ cần ăn uống bồi bổ, nghỉ ngơi nhiều hơn.
Tôi đã nghĩ ngợi rất nhiều. Có lần, tôi còn ngồi viết đơn ly hôn để giải thoát cho chồng. Thế nhưng, chồng tôi kiên quyết giữ vợ lại. Anh nói, ngày nay y học phát triển, hai vợ chồng ở hiền sẽ gặp lành, sẽ có ngày gặp được thầy thuốc cao tay. Trường hợp không thể sinh con, hai vợ chồng sẽ nhận con nuôi chứ anh không thể sống thiếu tôi…
Nói rồi anh xé đơn ly hôn và cấm tôi nhắc đến chuyện chia ly.
Tôi lại gạt nước mắt, cùng anh cố gắng.
Năm 2012, công ty nơi tôi và chồng làm công nhân ở Hà Nội gặp khó khăn. Chúng tôi không được tăng ca và phải nghỉ luân phiên. Đồng lương hai vợ chồng mang về chưa bằng 1/3 thu nhập trước đó. Vì thế, hai vợ chồng quyết định về quê xây trang trại nuôi gà, lợn.
Ngặt nỗi, sau khi vay mượn, đầu tư rất nhiều tiền cho trang trại, chúng tôi lại thất bại. Gà lợn bị dịch, chết gần hết.
Khó khăn chồng chất khó khăn, hai vợ chồng tôi nhìn nhau chỉ biết thở dài, nghĩ số phận hai đứa quá khổ. Nhưng rồi, may mắn đã mỉm cười, ấy là khi bà cô của chồng tôi ở Lạng Sơn (cách nhà tôi gần 400km) gọi điện báo, có đứa trẻ mới sinh cần một tổ ấm. Mẹ của em bé đã để lại trước ngõ nhà cô.
Vợ chồng tôi mừng như bắt được vàng, lập tức đón xe lên nhà cô, làm thủ tục với chính quyền địa phương rồi xin con về nuôi.
Có con, vợ chồng tôi vất vả hơn nhưng tiếng cười, tiếng nói của trẻ thơ tràn ngập khắp nhà khiến chúng tôi có thêm động lực phấn đấu. Việc làm ăn của hai vợ chồng cũng vì thế khá dần lên.
Vài năm sau đó, chúng tôi đã xây được nhà to. Trong nhà đầy đủ tiện nghi…
Tuy nhiên, khi mọi thứ suôn sẻ thì tôi lại có nỗi khổ tâm. Nhiều người thân quen của tôi bảo rằng, đứa trẻ càng lớn càng giống chồng tôi, khuyên tôi nên đi làm xét nghiệm ADN.
Tôi đã cố gạt đi vì trên đời không thiếu những trường hợp giống nhau nhưng chẳng có máu mủ gì cả. Thế nhưng, càng ngày những lời bàn tán đến tai tôi càng nhiều hơn.
Gần đây, vì muốn đập tan tin đồn, tôi bí mật mang mẫu tóc của chồng và con trai nuôi lên Hà Nội làm xét nghiệm.
Kết quả khiến tôi bàng hoàng. Họ có quan hệ cha con.
Điều đó khiến tôi buồn đến mức không muốn về nhà. Tôi đến nhà bố mẹ đẻ và ôm lấy mẹ rồi khóc nức nở, trách số phận mình hẩm hiu, bị người ta gạt bao nhiêu năm cũng không biết.
Mẹ khuyên tôi nên bình tĩnh vì dù sao, tôi cũng là người có lỗi khi không thể sinh con cho chồng.
Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tôi cho rằng, vợ chồng thì nên thẳng thắn với nhau, anh ta không có quyền biến tôi thành một con rối.
Chồng tôi biết tin thông qua bố mẹ vợ đã vội đến tìm, xin tôi tha thứ.
Anh nói, anh yêu tôi, không muốn mất tôi nhưng trong một lần say rượu, anh đã trót dại với cô gái ở quán hát.
Không ngờ cô này mang thai. Anh và gia đình chồng đành phải thuyết phục cô ta giữ lại đứa bé, khi sinh nở thì đưa lên Lạng Sơn rồi đền bù cho cô ấy một khoản lớn.
Cô gái ấy chỉ cần tiền nên từ khi sinh con đến nay chưa từng liên hệ lại.
Anh bảo, với anh, tôi là người duy nhất anh yêu, cũng là người duy nhất xứng đáng làm mẹ của đứa trẻ. Việc anh qua đêm với người phụ nữ khác là lỗi của anh nhưng anh không thể sửa sai. Vì vậy, gia đình anh phải tạo ra màn kịch đó để giữ thể diện và hạnh phúc cho hai vợ chồng. Anh không hề có ý qua mặt tôi.
Tôi rất buồn, rất đau nhưng khi anh mang đứa trẻ đến, thuyết phục tôi về nhà, tôi lại thấy mủi lòng.
Tôi nên quyết định thế nào? Anh đã lừa dối tôi một lần, liệu có lần nữa không?
Nếu một ngày mẹ đứa trẻ trở lại, có phải tôi sẽ mất mọi thứ hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi đang chờ taxi đến đón thì giật mình khi thấy mẹ chồng hớt hải chạy theo. Nhìn bộ dạng của bà mà tôi không thể tin nổi.
" alt=""/>Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, vợ cay đắng biết sự thật sau 6 nămĐể đảm bảo quá trình xác thực CCCD gắn chip diễn ra trơn tru, trước tiên người dùng cần xác định rõ mẫu điện thoại mà mình đang sử dụng có hỗ trợ NFC (công nghệ kết nối không dây, sử dụng cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị điện tử với chip NFC gắn trên một số đồ vật) hay không.
Theo Phygital Labs, về cơ bản, các mẫu iPhone Từ iPhone XS (đời 2018) trở đi hoặc hệ điều hành iOS 14 trở lên đều có thể đọc chip trực tiếp trên điện thoại. Với hệ điều hành Android, việc đọc chip trực tiếp có thể thực hiện với các mẫu máy thuộc phân khúc tầm trung - cao cấp, được sản xuất từ 2018 và chạy hệ điều hành Android 6.0 trở lên.
Trước khi quét chip, người dùng cần đảm bảo rằng điện thoại đã được kết nối với Internet. Đầu đọc chip NFC của iPhone thường nằm ở mặt lưng, phần đầu máy, kế bên camera.
“Người dùng cần chạm trực tiếp vị trí đọc chip trên thiết bị sát vào CCCD. Lưu ý không để vị trí đầu đọc vượt quá 2/3 chip. CCCD gắn chip nên được để cố định trên mặt phẳng hoặc tránh rung lắc”, đại diện Phygital Labs nói.
Với các thiết bị hệ điều hành Android, một số máy có thể mặc định tắt tính năng đọc chip NFC. Người dùng cần kiểm tra và bật tính năng đọc NFC trên thiết bị trước khi xác thực. Điều này được thực hiện bằng cách vào “Cài đặt” → chọn “Tìm kiếm” → nhập “NFC”, sau đó chọn kết quả liên quan đến kết nối NFC và “Bật NFC”.
Do tính đa dạng của các thương hiệu và các dòng điện thoại Android, vị trí đầu đọc chip NFC cũng khác nhau. Người dùng cần tìm hiểu xem đầu đọc NFC trên dòng máy điện thoại đang sử dụng ở vị trí nào, sau đó chạm trực tiếp vị trí đầu đọc chip trên thiết bị sát vào CCCD gắn chip.
Người dùng cần đặt đúng vị trí đầu đọc NFC của thiết bị Android chạm vào chip. Thời gian chờ để thiết bị kích hoạt và nhận tín hiệu từ chip mất trung bình 1-2 giây.
Vì sao gặp khó khi xác thực căn cước với ứng dụng ngân hàng, ví điện tử?Một số người dùng gặp khó khi xác thực căn cước công dân gắn chip với ứng dụng ngân hàng, ví điện tử trên điện thoại, đặc biệt là người dùng iPhone." alt=""/>Mẹo xác thực căn cước với ứng dụng ngân hàng, ví điện tửThực hiện Quyết định số 1332/QĐ-BYT ngày 21/5/2024 và Quyết định số 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 của Bộ Y tế về việc ban hành sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID và hướng dẫn thí điểm thực hiện sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai thí điểm nền tảng hồ sơ SKĐT trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Đồng thời, chỉ đạo rà soát các thông tin dữ liệu hiện có trong hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB). Phối hợp với đơn vị phát triển phần mềm thực hiện điều chỉnh, cập nhật phần mềm quản lý để đáp ứng các quy định về chuẩn hóa và định dạng dữ liệu.
Bên cạnh đó, Sở Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai sổ SKĐT tích hợp trên ứng dụng VNeID; chỉ đạo các cơ sở KCB chuẩn bị hạ tầng, kết nối phần mềm phục vụ công tác triển khai sổ SKĐT; đôn đốc, yêu cầu các cơ sở KCB thực hiện liên thông dữ liệu KCB BHYT trên Cổng giám định BHYT.
Sở cũng đang hoàn thiện dự thảo tổ chức lấy ý kiến góp ý các sở, ngành, địa phương để triển khai thí điểm thực hiện sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID; chỉ đạo tiếp tục thí điểm hồ sơ SKĐT tại 3 huyện Tư Nghĩa, TP.Quảng Ngãi và TX.Đức Phổ.
Hiện nay, toàn tỉnh đã kết nối liên thông dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT và tích hợp trên ứng dụng VNeID. Đến ngày 14/11/2024, đã tích hợp sổ SKĐT cho 206 nghìn trường hợp; tích hợp BHYT cho gần 213 nghìn trường hợp; cấp giấy chuyển tuyến cho 4.076 trường hợp và giấy hẹn khám lại cho gần 14 nghìn trường hợp.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, việc triển khai sổ SKĐT trên VNeID hiện vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành quyết định về hướng dẫn thí điểm thực hiện sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID, nhưng chưa có hướng dẫn, tập huấn cụ thể để cơ sở KCB thực hiện kết nối dữ liệu và cụ thể hóa quy trình kết nối nêu tại Điều 5, Phụ lục 01, Quyết định số 2733/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc triển khai sổ SKĐT; liên thông giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại trên VNeID chưa thật sự thống nhất.
Sở Y tế và các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh chưa được cấp tài khoản quản trị hệ thống để theo dõi, đánh giá, kiểm tra dữ liệu sổ SKĐT.
Theo BÁ SƠN(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Còn khó khăn trong triển khai sổ sức khỏe điện tử