- Trong 5 năm (từ năm 2012-2017), ĐHQG TP.HCM không tuyển đủ số lượng thạc sĩ, tiến sĩ theo chỉ tiêu đặt ra. Việc nhiều trường đại học, kể cả trường ngoài công lập tham gia đào tạo sau đại học, tăng tính cạnh tranh được cho là một nguyên nhân quan trọng.Số thí sinh dự tuyển giảm mạnh
Từ hơn 10.000 thí sinh đăng ký đăng ký dự thi mỗi năm (năm 2012, 2013) đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 6.706 thí sinh. Đặc biệt, năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao gần 400 người.
Số lượng thí sinh dự tuyển thạc sĩ năm sau giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể: số thí sinh dự tuyển 2013 giảm trên 537 người, năm 2014 giảm 3.476 người, năm 2015 giảm 1.973 người, năm 2016 giảm 870 người, năm 2017 giảm 649 người.
|
Số lượng thí sinh dự tuyển, trúng tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2012 - 2017. Đồ họa: Lê Huyền |
Chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM cũng giảm xuống rõ rệt.
Số lượng học viên trúng tuyển ở mức hơn 60% so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 3.550, đến năm 2017 còn 3.320 (giảm 9,35%). Số thí trúng tuyển thạc sĩ năm 2012 là 3.443 người, tới năm 2016 còn 2.375 người.
Đối với đào tạo tiến sĩ, dù chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng lên nhưng số thí sinh đăng ký xét tuyển cũng giảm dần.
Ngoại trừ năm 2012, các năm sau này ĐHQG TP.HCM đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, năm 2013 chỉ tuyển được 83%, năm 2014 là 84%, năm 2015 là 79%, năm 2016 là 77%...
Hiện tại, ĐHQG TP.HCM đang đào tạo 105 ngành thạc sĩ, 79 ngành tiến sĩ tại 6 trường ĐH và 1 viện thành viên. Thống kê tại thời điểm 1/1/2017, quy mô đào tạo sau ĐH của ĐHQG TPHCM là 1.108 nghiên cứu sinh và 7.152 học viên cao học.
Do các cơ sở đào tạo khác "dễ tính" hơn?
Lý giải vấn đề này, ĐHQG TP.HCM cho rằng, nguyên nhân làm giảm số lượng thí sinh dự thi là do tính cạnh tranh trong đào tạo sau đại học.
Số trường được đào tạo sau đại học đã tăng nhanh từ năm 2010 về sau này. Số ngành đào tạo và trùng với những ngành ĐHQG TP.HCM đang đào tạo đã tăng lên.
Cụ thể, ở lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, nếu trước đây chỉ tập trung đào tạo sau đại học tại 3 đơn vị lớn là Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ thì nay có thêm nhiều đơn vị ngoài công lập khác cũng đào tạo.
Lĩnh vực Khoa học Công nghệ trước đây chỉ có 4 đơn vị lớn là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì hiện đã mở rộng rất nhiều.
Tương tự, lĩnh vực kinh tế trước đây chỉ có 3 đơn vị lớn đào tạo sau đại học thì hiện nay hầu như tất cả các trường phía Nam đều đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Một nguyên nhân nữa là do số đơn vị liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài cũng tăng, xu hướng du học mạnh mẽ, thí sinh có trình độ cao thường đi học theo Đề án 911 hoặc các chương trình học bổng...
Lê Huyền
Học tiến sĩ được trả lương
Quy chế đào tạo tiến sĩ mới khiến lượng nghiên cứu sinh giảm hẳn. Tuy nhiên, với ngay với những người làm tiến sĩ vì mục đích khoa học, chi phí đầu tư quá thấp có thể là rào cản lớn để nâng cao chất lượng đào tạo.
" alt=""/>ĐHQG TP.HCM 5 năm liền không tuyển đủ chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cần phải chủ động và sáng tạo hơn nữa để nhanh chóng đưa học viện trở thành trường trọng điểm quốc gia về ICT, tương xứng với vị thế, tiềm năng cũng như sự kỳ vọng các các cấp lãnh đạo và các thế hệ giảng viên, sinh viên trong 20 năm qua.Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất diễn ra sáng 16/9.
|
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi lễ sáng 16/9. Ảnh: Lê Văn. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chúng mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ và sinh viên học viện đạt được trong chặng đường phát triển còn nhiều khó khăn thử thách trong 20 năm vừa qua.
"Trải qua 20 năm HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đóng góp không nhỏ cho ngành thông tin truyền thông của nước nhà. Những kết quả nghiên cứu đào tạo rất đáng khích lệ của nhà trường đã góp phần đưa ngành thông tin và truyền thông trở thành 1 trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước" - Bộ trưởng khẳng định.
Trong những năm vừa qua HV đã năng động sáng tạo, lấy hoạt động nghiên cứu khoa học làm nòng cốt, duy trì nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín với nhiều cơ quan trong xã hội. Đồng thời học viện cũng đưa các kết quả từ hoạt động này vào trong các giáo trình, bài giảng để truyền tải thành tựu thực tiễn, ứng dụng nghiên cứu khoa học cho SV.
"Sự gắng kết chặt chẽ giữa kiến thức trong bài giảng và thực tế đã làm cho chương trình đào tạo của HV có được sự khác biệt của chương trình đào tạo của một số trường khác. Ngoài ra HV cũng chủ động đưa ra một số ngành đào tạo đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội như ngành Công nghệ đa phương tiện, An toàn thông tin, Truyền thông đa phương tiện" - Bộ trưởng nói.
Năm nhiệm vụ trước thời cơ mới
Người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông khẳng định, Việt Nam đang trong quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thông tin truyền thông đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn.
Với thời cơ lớn và vận hôi mới, học viện cần có bước đi chủ động và sáng tạo hơn nữa, nhanh chóng đưa học viện trở thành trường trọng điểm quốc gia về ICT, tương xứng với vị thế, tiềm năng của học viện cũng như tương xứng với kỳ vọng của lãnh đạo các cấp, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên của học viện.
Từ đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu ra 5 nhiệm vụ mà ông yêu cầu học viện phải thực hiện.
Một là, rà soát chức năng, kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển và lộ trình phát triển phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ KH của học viện, thu hút được giảng viên giỏi, cán bộ khoa học trẻ có năng lực và ngoại ngữ tốt.
"Học viện phải phấn đấu luôn là một điển hình có uy tín cao về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành thông tin và truyền thông, nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao CNTT và truyền thông, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ KHKT cho phát triển KTXH, nhằm xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí".
|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Lê Văn. |
Hai là, không ngừng đổi mới nội dung phương thức đào tạo theo phương châm, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn. Chủ động xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ TT&TT trong đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành, các DN viễn thông CNTT cũng như toàn xã hội.
Ba là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu, tích cực tham gia phản biện đóng góp xây dựng phát triển ngành TT$TT, phục vụ có hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong toàn xã hội. Nâng cao chất lượng của sản phẩm nghiên cứu, đặt mục tiêu phải có nhiều sản phẩm trong nghiên cứu được công bố quốc tế.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, phát triển CNTT và truyền thông.
Cuối cùng, quan tâm hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của học viện. Phải hình thành thư viện khoa học, phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại, xứng đáng phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học
"Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của cha anh đi trước, với độ ngũ các thầy cô giáo các nhà khoa học năng động và tâm huyết, giàu trí tuệ với đội ngũ cán bộ công chức vhết lòng vì sự nghiệp chung với quyêt tâm đam mê sáng tạo của các sinh viên, học viện sẽ trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu hàng đầu về CNTT và truyề thông của đất nước trong khu vực cũng như trên thế giới" - Bộ trưởng khẳng định.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập vào năm 1997, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, học viện đào tạo 9 ngành ở trình độ đại học, 5 ngành trình độ sau đại học. Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường với việc làm phù hợp với chuyên ngành là 93%. Về nghiên cứu khoa học, từ khi thành lập tới nay, học viện đã thực hiện 3.000 đề tài với 30 đề tài cấp nhà nước. 100% đề tài, nhiệm vụ đều được đặt hàng bởi doanh nghiệp và kết quả đều được ứng dụng vào thực tiễn mạng lưới. |
Hà Phương
" alt=""/>HV Công nghệ BCVT phải trở thành trường trọng điểm quốc gia về CNTT