PGS.TS Dương Đình Toàn,ấuhiệucảnhbáobệnhungthưxươngởtrẻđỗ thị hà Phó Trưởng khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho hay ung thư xương nguyên phát hay gặp ở lứa tuổi từ 1-12. Đây là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở người trẻ.
Theo bác sĩ Toàn, ung thư xương thể nội tủy phổ biến trong các loại ung thư xương. 50% các tổn thương xuất hiện vùng quanh gối (đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày) của trẻ em và người trẻ. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, xương chậu.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Quỳnh cho hay tuần nào Đơn nguyên Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng khám từ 2-3 bệnh nhi ung thư xương. 15% số trường hợp đã ở giai đoạn có di căn trong lần chẩn đoán đầu tiên.
Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh lý này không biểu hiện rõ rệt, người bệnh thường không chú ý, dễ bỏ qua. Nhiều phụ huynh rất bất ngờ khi con mình được chẩn đoán ung thư xương, bởi trước đó khi thấy con kêu đau mỏi chân tay, nhất là đau đoạn đầu gối, xương cánh tay…, cha mẹ thường cho rằng do trẻ vận động nhiều hoặc va chạm đâu đó hoặc thiếu canxi. Sau khi cơn đau tái phát nhiều lần, đi khám chuyên sâu mới phát hiện ung thư xương.
Bác sĩ Quỳnh cho hay nhiều trường hợp đến khám vì lý do gãy xương sau chấn thương. Tuy nhiên, sau khi chụp phim thấy hình ảnh tổn thương ác tính đã có từ trước, chẩn đoán ung thư xương.
“Hai dấu hiệu thường thấy nhất của ung thư xương ở trẻ là sưng, đau không có nguyên nhân cụ thể. Vì thế cha mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng này”, bác sĩ Quỳnh khuyến cáo.
Theo bác sĩ Toàn, ban đầu cơn đau có thể tăng cũng có thể giảm hoặc mất đi theo thời gian. Về sau, cơn đau âm ỉ liên tục, tăng nhiều về đêm và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Đau có thể liên quan hoặc không liên quan đến vận động.
Nhiều tiến bộ trong phẫu thuật ung thư xương nhờ kết hợp ứng dụng công nghệ
Chia sẻ với VietNamNetbên lề Hội nghị khoa học Chỉnh hình nhi toàn quốc lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 22-23/9, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch Hội Chỉnh hình nhi Việt Nam, cho hay với sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ cùng khả năng cập nhật kiến thức của thầy thuốc, nhiều kỹ thuật chỉnh hình nhi, đặc biệt trong phẫu thuật ung thư xương ở Việt Nam, đã tiệm cận các nước tiên tiến.
Trước đây với hầu hết các trường hợp ung thư xương, chỉ định cắt cụt chi hay tháo khớp sẽ được đặt ra nhằm loại bỏ triệt để khối u xương, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Những năm gần đây, với những cập nhật kỹ thuật mới, bệnh nhân ung thư xương (đặc biệt ở giai đoạn 1, 2) có thể bảo tồn chi trong khi vẫn loại bỏ được khối u, sau đó tái tạo phần khuyết hổng bằng các phương pháp như tái tạo sinh học, tái tạo bằng khớp nhân tạo thiết kế đặc biệt cho trẻ nhỏ..., giữ lại phần chi thể cho các bé.
"Trong phẫu thuật ung thư xương, ngoài tiến bộ về giải phẫu buộc phẫu thuật viên phải nắm chắc, những kỹ thuật vi phẫu cũng có thể kết hợp ứng dụng công nghệ như nối mạch máu, nối dây thần kinh", PGS Hưng cho hay.
Trung bình mỗi năm có khoảng 50 trẻ phẫu thuật ung thư xương tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số được bảo tồn chi. Nhiều trẻ ung thư xương sau phẫu thuật bảo tồn chi có thể đi lại bình thường, hòa nhập cuộc sống. Về mặt chẩn đoán ung thư, sau 5 năm không tái phát được xem như đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Điểm đặc biệt của điều trị ung thư xương ở trẻ là cần sự tham gia của đa chuyên ngành, nhiều bệnh viện. Những nhóm làm việc online giữa bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Đức, K, Xanh Pôn và các chuyên gia nước ngoài được thành lập, tiến hành hội chẩn cho từng trường hơp cụ thể, tìm ra phương thức điều trị tốt nhất. Hội nghị lần thứ 16 này được đánh giá có quy mô lớn nhất, với hơn 20 báo cáo của các chuyên gia chỉnh hình nhi từ Pháp, Nhật Bản, Australia... và nhiều cơ sở y tế chuyên ngành chỉnh hình ở Việt Nam.