Hệ thống dữ liệu của người Việt
Nhằm tạo lập và chia sẻ dữ liệu nền tảng địa chỉ tới từng số nhà, từng địa chỉ trên quy mô toàn quốc (gồm địa chỉ các địa danh: cơ quan hành chính, trường học, văn hóa, y tế, giáo dục, các địa danh du lịch, cửa hàng… và cả địa chỉ nhà dân), cuối năm 2018, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) được giao nhiệm vụ phối hợp với Trung ương Đoàn TNCSHCM và Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam”.
Dự án nằm trong khuôn khổ đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án không chỉ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ nền (các lớp bản đồ về biên giới, hành chính, giao thông, sông ngòi…), cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu thuốc, khách sạn, địa chỉ nhà dân...) mà còn xây dựng các ứng dụng sử dụng bản đồ đi kèm.
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy khẳng định: Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống dữ liệu của riêng mình, vừa đảm bảo phục vụ yêu cầu trong việc quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân. “Nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam” là nền tảng bản đồ của người Việt, là cơ sở để các doanh nghiệp có thể sử dụng tạo ra các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, du lịch… Thông qua bản đồ số Việt Nam, người dùng có thể dễ dàng tìm và được chỉ đường cụ thể đến từng ngõ, hẻm hoặc các thôn, xã.
Với kinh nghiệm thu thập dữ liệu trên toàn quốc trong nhiều lĩnh vực, VNPOST được giao là đơn vị chủ trì trong dự án, có vai trò thiết lập và đảm bảo hạ tầng cho hệ thống; xây dựng phương án thu thập, rà soát dữ liệu… Từ tháng 11-2018, hai địa phương đầu tiên được lựa chọn thí điểm triển khai là Phú Yên và Hậu Giang. Thông qua smartphone đã cài đặt phần mềm có các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… mỗi nhân viên bưu điện, đoàn viên, thanh niên sẽ thực hiện thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…); địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, hẻm, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà hàng, nhà dân, ngân hàng, chợ…). Sau khi xác nhận thông tin chuẩn, dữ liệu sẽ được tích hợp và đưa lên bản đồ số Việt Nam tại địa chỉ https://map.itrithuc.vn.
Tính đến ngày 11-1-2019, cả nước đã thu thập khoảng 1.387.321 địa chỉ, trong đó riêng tỉnh Phú Yên và Hậu Giang đã cơ bản hoàn thành việc thu thập dữ liệu địa chỉ của toàn tỉnh. Cụ thể, tỉnh Phú Yên thu thập được 218.841 địa chỉ; Hậu Giang là 181.255 địa chỉ.
Có thể khai thác từ quý 2/2019
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng bản đồ số Việt Nam trong tháng 1-2019, đến thời điểm hiện tại, 100% bưu điện tỉnh, thành phố đã phối hợp với các tỉnh đoàn, thành đoàn để xây dựng kế hoạch và phân chia địa bàn thu thập dữ liệu. Từ ngày 14-1 tất cả các địa phương trên cả nước đã đồng loạt ra quân thu thập dữ liệu địa chỉ.
Tuy nhiên một trong những khó khăn lớn hiện nay là thời gian triển khai gấp, trong vòng 1 tháng nên đòi hỏi rất nhiều lực lượng tham gia. Song song đó vẫn còn một số địa phương chưa nắm bắt được nội dung cụ thể của đề án, nhiều hộ dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc xây dựng nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam nên còn có phản ứng khi nhân viên đi thu thập dữ liệu. Để giải quyết những khó khăn này, mới đây Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (tại văn bản số 12709/VPCP-KGVX) yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ KH-CN, VNPOST và các đơn vị liên quan triển khai, tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu phục vụ dự án. Đặc biệt, khuyến khích người dân cùng tham gia vào việc thu thập dữ liệu địa chỉ trên địa bàn.
“Muốn dự án đảm bảo tốt cả về thời gian và chất lượng, các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan cung cấp cho VNPOST các bản đồ địa chính, bản đồ giao thông, số liệu dân cư… để xây dựng cơ sở dữ liệu nhanh và chuẩn xác. Từ kinh nghiệm đã triển khai của một số tỉnh trong việc hỗ trợc lực lượng đi thu thập dữ liệu thông tin, địa chỉ, UBND các tỉnh cũng xem xét hỗ trợ cho các cá nhân tham gia thu thập những chi phí cần thiết như xăng xe, Internet tốc độ cao”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết.
Còn theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPOST, các bưu điện tỉnh, thành phố và tỉnh đoàn, thành đoàn cần thống nhất phân công công việc rõ ràng; lập danh sách phân chia địa bàn cụ thể cho mỗi bên trong quá trình thu thập dữ liệu. Các bưu điện tỉnh sẽ là đầu mỗi kỹ thuật, tổ chức đào tạo hướng dẫn cho lực lượng đoàn viên thanh niên, nhân viên bưu điện tham gia thu thập dữ liệu. Đối với 2 tỉnh Phú Yên và Hậu Giang đã cơ bản triển khai xong việc thu thập địa chỉ sẽ tiếp tục thí điểm việc vận hành và khai thác thông tin trên bản đồ số, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn để người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tự cập nhật các thông tin liên quan đến địa chỉ trên bản đồ, góp phần tạo nên hệ thống dữ liệu phong phú, đa dạng. Phấn đấu đến quý 2-2019, bản đồ số Việt Nam có thể đi vào vận hành và khai thác.
Theo SGGP
Người đi xe máy tại Việt Nam giờ đây đã có thể tìm đường đi riêng với nhiều tính năng hữu dụng trên bản đồ Google thay vì dùng chung với ô tô như trước.
" alt=""/>Gấp rút triển khai bản đồ số Việt NamLò đun nhựa thông để làm mềm lông heo
Riêng sản phẩm tai heo, sau khi được làm sạch lông, nhân viên đưa vào các thùng đá ngâm lạnh rồi vớt ra sọt nhựa để ráo nước. Sau đó, một bộ phận khác làm tiếp công đoạn đông lạnh.
Chỉ quan sát kho lạnh thì chưa có gì để nói nhưng càng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng lạnh người bởi công đoạn “làm sạch sản phẩm” của cơ sở này quá bẩn thỉu. Đầu và tai heo thu gom về được nhân viên đổ vào lò nhựa thông đang sôi sùng sục. Sau 3 phút, họ lấy vợt vớt ra rồi dùng quạt máy thổi khô để tách lông cho dễ dàng. Tiếp theo, sản phẩm được bỏ vào một bồn nhựa đựng đầy nước đá đặt cạnh nhà vệ sinh. Vài phút sau, chúng được đưa ra khỏi “căn phòng bí mật”. Bên ngoài, một số nhân viên chờ sẵn để làm tiếp công đoạn rửa, ngâm, cho vào túi ni lông rồi đưa vào kho lạnh.
Sau khi vớt ra từ lò nhựa thông, tai heo, da heo được vặt sạch lông và ngâm vào nước đá cạnh nhà vệ sinh. |
Tất cả các công đoạn chế biến từ “căn phòng bí mật” ra khu đốt lò hơi, khu rửa, ngâm tai, lòng heo đều có camera giám sát nghiêm ngặt. Chỉ những nhân viên thân cận mới được chủ cơ sở cho vào làm việc trong khu đun nhựa thông.
Tại khu vực đóng gói, sàn nhà trơn nhớt, đầy máu me. Bên trên nhân viên đóng gói, còn bên dưới nhiều người liên tục dùng chổi đẩy nước dơ vào cống để chảy thẳng ra phần đất xung quanh. Khi thấy chúng tôi chụp hình, chủ cơ sở ra lệnh cho khoảng 10 nhân viên giật máy để xóa ảnh.
Bán đi đâu...không ai biết!
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cơ sở Võ Hồng Trân thuê sân bãi, kho lạnh của Công ty Hải Yến hoạt động nhiều năm qua. Năm 2011, cơ sở này đã bị lực lượng chức năng huyện Bình Chánh xử phạt hành chính 3 lần vì kinh doanh không giấy phép, nhập hàng không khai báo, buộc tiêu hủy gần 6.000 ký lòng, tai heo không rõ nguồn gốc.
Khâu cuối cùng, sản phẩm được đóng gói đưa vào kho lạnh để chuyển đi tiêu thụ. |
“Sở dĩ họ dùng nhựa thông làm sạch lông heo mà không bị phát hiện là do giấu rất kỹ, chế biến trong quy trình khép kín. Khi có lực lượng kiểm tra đến thì họ cho người cảnh giới, báo động. Theo giấy phép, sản phẩm sau khi chế biến, cấp đông được cơ sở Võ Hồng Trân vận chuyển ra Lào Cai, còn thực tế họ tiêu thụ ở đâu, bán cho ai thì chúng tôi không rõ” - ông Nguyên nói.
Theo tài liệu chúng tôi có được, cơ sở Võ Hồng Trân đăng ký hệ thống xử lý nước thải chung với Công ty Hải Yến. Sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy phép, cơ sở này tách ra làm riêng, xả thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. “Cơ sở này nhiều lần sai phạm, sản xuất không bảo đảm vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nhưng không bị đóng cửa là điều khó hiểu”- một người dân địa phương bức xúc.
Nhựa thông rất độc hại
Bộ Y tế đã cấm sử dụng nhựa thông vào khâu chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Theo các nhà nghiên cứu, nhựa thông chứa đến 70% chất colofan, nếu dùng để chế biến thực phẩm sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.
Thời gian gần đây, nhiều cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, gia súc đã sử dụng nhựa thông để làm sạch lông vì dễ thực hiện, lại nhanh, gọn. Tuy nhiên, khi bị phát hiện thì các cơ sở này chỉ bị xử phạt hành chính
Theo Người lao động
" alt=""/>Những hình ảnh rùng rợn về công nghệ làm sạch lòng heoTheo VNCERT, với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo. Đồng thời, tin tặc kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt hệ thống bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) của các hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia.
Mục đích chính của tin tặc là chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng. Sau đó đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác.
Bên cạnh đó, tin tặc cũng có thể đánh cắp các thông tin quan trọng của hệ thống thông tin của ngân hàng và tổ chức chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia.
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, Trung tâm VNCERT đề nghị các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, giám sát, ngăn chặn các kết nối đến máy chủ điều khiển mã độc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.
Danh sách máy chủ tấn công và các mã độc được công bố trên website của VNCERT.
Theo Zing
" alt=""/>Mã độc đe dọa các ngân hàng Việt Nam giáp Tết