Bệnh nhân Covid
Bệnh viện Nhân dân Gia định vừa hoàn thành thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Covid-19 thứ 500 là anh V.H.C.,ệnhnhâliverpool – man city 34 tuổi, ngụ Bình Dương, nặng 100kg.
Bác sĩ Huỳnh Minh Hồng, Trưởng khoa điều trị Covid-19 A2 cho biết, bệnh nhận được chuyển đến bệnh viện ngay 19/8, trong tình trạng khó thở, suy hô hấp tiến triển, từ thở oxy mask sang oxy liều cao (HFNC).
![]() |
Anh C. trong ngày xuất viện. Ảnh: B.H. |
Bác sĩ Hồng cho biết, những ngày đầu, bệnh nhân không đáp ứng được HFNC khiến tình trạng trở nên nặng hơn, bị quy hô hấp nặng. Các bác sĩ phải can thiệp hỗ trợ hô hấp bằng đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn kết hợp cho bệnh nhân nằm sấp, lọc máu liên tục. “Sau một vài ngày, hô hấp bệnh nhân được cải thiện dần, ngưng lọc máu liên tuc, cai máy thở”, bác sĩ Hồng chia sẻ.
Theo điều dưỡng Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Điều dưỡng trưởng khoa điều trị Covid-19 A2, khi mới nhập viện, bệnh chuyển nặng nhanh khiến bệnh nhân hoảng sợ, lo lắng, các nhân viên y tế phải động viên, hỗ trợ tinh thần để anh C. an tâm điều trị.
“Cân nặng của bệnh nhân hơn 100kg, trong quá trình chăm sóc phải có 2-3 điều dưỡng, hộ lý xoay trở cho bệnh nhân. Chăm sóc bệnh nhân bình thường đã vất vả nhưng bệnh nhân Covid-19 thì càng cực hơn vì phải mặc bộ đồ”, điều dưỡng Thảo chia sẻ.
Sau gần một tháng điều trị tích cực, bệnh nhân dần hồi phục. Ngày 16/9, bệnh nhân được xuất viện với kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Được xuất viện về nhà tiếp tục cách ly, anh C. chia sẻ: “Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, tôi thấy các bác sỹ thức đêm, không được ngủ ngon giấc. Chỉ có người bệnh mới hiểu được những gì bác sỹ đã làm cho mình lúc nào cũng lo lắng theo dõi tình hình của mình”.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện tuyến cuối điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch, bệnh nhân lớn tuổi bao gồm các kỹ thuật cao như ECMO, thở máy xâm lấn, HFNC, lọc máu. Bác sĩ Hồng cho biết, cao điểm có lúc bệnh viện phải vận hành hết công suất 55 máy thở xâm lấn.
Tính đến chiều 16/9, bệnh viện đã cho hơn 500 bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện bị suy hô hấp nặng, nguy kịch với nhiều bệnh lý nền kèm theo.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh

Cách để không phải nhập viện của gia đình có 3 ca Covid-19 nhiều bệnh nền
Ông Phúc bị cao huyết áp, vợ bị bệnh liệt rung còn con trai bị suyễn từ nhỏ. Sau nửa tháng điều trị tại nhà, cả ba người đã khỏi bệnh.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Colo Colo vs Palestino, 04h15 ngày 28/3: Như một thói quen
-
“Giải cứu” du học sinh quốc tế của Mỹ thời Covid Trong lịch sử hơn 150 năm, Cornell, 1 trong 8 đại học Ivy League danh giá của Mỹ, chưa bao giờ rơi vào tình cảnh như hiện tại. Trường phải đóng cửa và chuyển hoàn toàn sang hoạt động giảng dạy trực tuyến từ tháng Ba do đại dịch Covid-19 bùng phát.
Trong số 24.000 sinh viên của Cornell, 5.700 sinh viên nước ngoài có nguy cơ phải về nước nếu chỉ học trực tuyến vào học kỳ mùa Thu tới theo quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Nhưng ngay cả khi được ở lại Mỹ, việc này cũng rất rủi ro bởi dịch Covid-19 tại Mỹ ngày càng phức tạp, ký túc xá thì đóng cửa mà chưa “hẹn ngày gặp lại”.
Hoàng Minh và Trà Giang (Hà Nội) là 2 trong số hàng chục lưu học sinh Việt Nam tại Cornell may mắn được “giải cứu” về nước giữa những ngày nước Mỹ đang “dầu sôi lửa bỏng”. May mắn hơn nữa là Minh và Giang còn có cơ hội được đến trường “như chưa hề có Covid” với chương trình “Study Away” tại trường Đại học VinUni từ học kỳ mùa Thu tới.
Trà Giang là 1 trong những sinh viên Cornell sẽ tiếp tục theo học chương trình “Study Away” tại trường Đại học VinUni từ học kỳ mùa Thu tới “Study Away” là một chương trình “du học đặc biệt” được Cornell phối hợp cùng một số đối tác toàn cầu thiết kế nhằm hỗ trợ các sinh viên quốc tế trong giai đoạn chưa thể quay trở lại Mỹ. VinUni là 1 trong 16 đối tác toàn cầu, và là đối tác duy nhất ở Đông Nam Á, được lựa chọn theo tiêu chuẩn khắt khe để triển khai chương trình chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Cornell.
Với tiêu chí “học tập ảo, trải nghiệm thật”, thông qua “Study Away”, các sinh viên quốc tế của Cornell được VinUni tiếp nhận vào học sẽ tiếp tục học chương trình của Cornell cùng với các giáo sư Cornell trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, sinh viên nước ngoài còn có cơ hội “Khám phá Việt Nam” - tên một học phần đặc biệt do VinUni thiết kế, để từ đó hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, cơ hội kinh doanh và môi trường khởi nghiệp của Việt Nam.
“VinUni đúng là cứu tinh của những du học sinh Cornell trong đại dịch”, Hoàng Minh và Trà Giang chia sẻ sau khi tham gia đoàn sinh viên Cornell khảo sát thực tế tại VinUni tuần đầu tháng 7. “Mình thấy khuôn viên và cơ sở vật chất của VinUni không thua kém gì Cornell.”
Theo GS. Rohit Verma- Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni, học trực tuyến có nhiều lợi thế và đang được các trường trên thế giới áp dụng rộng rãi trong thời gian đại dịch. Nhưng hạn chế của giảng đường ảo là cách ly người học khỏi môi trường thực tế và các tương tác xã hội - yếu tố quan trọng giúp gia tăng trải nghiệm và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên.
“Với ‘Study Away’, VinUni sẽ giúp các sinh viên Cornell có được những trải nghiệm đại học đúng nghĩa ngay cả trong đại dịch, thậm chí là hơn thế nữa”, GS. Rohit Verma chia sẻ.
Hợp tác bình đẳng, nâng vị thế giáo dục Việt Nam
Chia sẻ thêm về mô hình đào tạo quốc tế mang tính tiên phong tại Việt Nam, GS. Rohit Verma cho biết đây là chương trình hợp tác bình đẳng giữa VinUni và Cornell khi mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
“Với Cornell, VinUni là môi trường giáo dục với các tiêu chuẩn tương tự như tại Mỹ để họ có thể yên tâm gửi gắm sinh viên. Ngược lại, ‘Study Away’ sẽ góp phần tạo ra một môi trường đậm đặc nhân tài cho các sinh viên VinUni, để các em từng bước phát triển toàn diện thành các công dân toàn cầu”, GS. Rohit Verma nói.
Vị giáo sư được Cornell biệt phái đến VinUni theo chương trình hợp tác toàn diện giữa hai trường cũng cho biết mỗi năm có hàng nghìn sinh viên Cornell đăng ký học kỳ quốc tế ở ngoài nước Mỹ, nhưng rất ít sinh viên chọn Việt Nam. Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Cornell cũng như tại các đại học khác khá nhỏ bé, vì vậy, hình ảnh đại diện của Việt Nam còn tương đối mờ nhạt.
“Chương trình ‘Study Away’ sẽ mở ra một trang mới, đưa Việt Nam thành một điểm đến hấp dẫn với sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học xuất sắc”, GS. Rohit Vermo kỳ vọng.
Theo các chuyên gia, dù tới đây dịch bệnh sẽ được dập tắt, sẽ có vắc-xin phòng Covid-19, nhưng đại dịch vừa qua đã thay đổi sâu sắc giáo dục đại học toàn cầu. Các chương trình hợp tác quốc tế cũng phải đổi mới, thay vì đi theo lối mòn trước đây.
Như trường hợp VinUni, đại học của Việt Nam đã chứng tỏ không hề thua kém môi trường giáo dục quốc tế. Với “Study Away”, đại học tinh hoa của Việt Nam đã tiên phong định vị mô hình đào tạo quốc tế mới, tạo nền tảng cho sự bình đẳng trong trao đổi sinh viên và học thuật lâu dài.
VinUni sở hữu thư viện kỹ thuật số rộng lên tới 4.000 m2 hoạt động 24/7, nơi các sinh viên học tập, làm việc nhóm, các dự án khởi nghiệp trong không gian tiện nghi và công nghệ cao. “Các trường nên lựa chọn một vài đối tác để hợp tác chiến lược, vừa tập trung nguồn lực vừa tạo được đặc trưng riêng. Đặc biệt, trong hợp tác, bản thân các trường phải xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình”, PGS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nêu quan điểm.
Theo Bộ GD&ĐT, Việt Nam đang có gần 200.000 học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài. Cùng với đó, Việt Nam hiện đón khoảng 20.000 sinh viên quốc tế đến học tập. Nhu cầu tiếp nhận các chương trình đào tạo chất lượng cao của sinh viên ngày một tăng cùng chính sách ngày một thông thoáng đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
“Bối cảnh dịch bệnh hiện nay là cơ hội để các trường trong nước và quốc tế kết nối, đưa ra chương trình đào tạo phù hợp và chất lượng thu hút lượng người học tiềm năng”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định trong Hội nghị “Thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam” do Bộ tổ chức trung tuần tháng 7 vừa qua.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, trong hợp tác quốc tế, không nên đặt vấn đề sinh viên vào nước này thôi nước kia mà cần tạo môi trường tốt nhất và chương trình đào tạo phù hợp nhất cho người học. Người học không phải chỉ sang nước ngoài mới là du học, cũng không nên chỉ du học tại chỗ theo kiểu full-program.
“Vấn đề không chỉ thuần túy là kiến thức, công nghệ mà là trao đổi văn hóa, lịch sử giữa thế hệ trẻ ở các nước khác nhau, hình thành những công dân toàn cầu”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, thời gian qua, bên cạnh thu hút các trường lớn của ngước ngoài, đầu tư xây dựng 1 số đại học xuất sắc theo hướng phối hợp với các nước như Việt-Đức, Việt-Nhật,… Chính phủ cũng rất khuyến khích phát triển một số đại học tư thục ở theo mô hình của những trường đẳng cấp quốc tế như VinUni nhằm tạo diện mạo mới và nâng vị thế cho giáo dục đại học Việt Nam.
“Trường không chỉ có cơ sở vật chất vượt trội, quan trọng nhất là tiếp cận với các trường thứ hạng cao của thế giới để cùng chia sẻ cơ hội và đưa ra những chương trình đào tạo, nghiên cứu bậc cao. Đây là cách đi mà Chính phủ rất khuyến khích”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Minh Tuấn
" alt="Diện mạo mới trong mô hình đào tạo quốc tế tại Việt Nam">Diện mạo mới trong mô hình đào tạo quốc tế tại Việt Nam
-
Một số phụ huynh của Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ sự không hài lòng khi nhận được thông báo của nhà trường về việc điều chỉnh học phí năm học 2019-2020 vào ngày 22/5 vừa qua. Cụ thể, trong thông báo có nêu nội dung thu học phí của các tháng 2, 3, 4/2020 đến ngày 10/5/2020 (giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh) là 8.750.000 đồng. Phần thu học phí này, nhiều phụ huynh cho rằng không hợp lý, bởi quãng thời gian đó chưa thấy rõ việc tổ chức học trực tuyến của trường, chưa kể chưa có sự thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh.
Thông báo học phí của nhà trường. Một phụ huynh có con học khối 3 cho hay, nhà trường bắt đầu thông báo tổ chức học online cho con từ ngày 23/3 đến ngày 10/5, trong khi tháng 2 và 22 ngày của tháng 3 không học. Như vậy việc nhà trường vẫn thông báo thu học phí là vô lý.
Theo vị phụ huynh này, trước khi ra thông báo thu học phí hôm 22/5 tới gia đình, nhà trường không có bất cứ thỏa thuận hay bàn bạc gì để thống nhất với phụ huynh.
Một phụ huynh khác cùng khối chia sẻ, trong suốt tháng 2, trường không tổ chức học online, chỉ đến ngày 23/3 mới có lịch học online cho 4 môn, gồm: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tin học.
“Với mức thu học phí online như vậy thì chúng tôi thấy cao quá. Chúng tôi cũng đã làm đơn kiến nghị về vấn đề này để gửi lên nhà trường”, vị phụ huynh này nói.
Một phụ huynh khác tên H.T cũng chia sẻ: “Trong tháng 2, các cháu chỉ được gửi bài qua hệ thống của nhà trường, các thầy cô không dạy gì. Tháng 3 thì tuần học 2 buổi. Giáo viên chỉ nhắc lại bài hoặc chơi trò chơi”.
Trao đổi với VietNamNet về việc này, bà Nguyễn Thị Vân Trang, Hiệu trưởng Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội cho biết nhà trường đã nắm được những phản ánh này và sẽ tổ chức buổi họp để đối thoại trực tiếp vào ngày mai 26/5 để trao đổi, trả lời những thắc mắc của phụ huynh.
Tuy nhiên, về việc dạy học trực tuyến, bà Trang cho hay nhà trường bắt đầu tổ chức ngay từ khi các học sinh nghỉ dịch không đến trường và việc học trực tuyến có rất nhiều hình thức.
“Ngay từ thời điểm đó, nhà trường đã tổ chức dạy rồi, tuy không giống như dùng ứng dụng zoom, hay không “face to face” để trao đổi trực tiếp với học sinh. Có lớp thì 1 tuần giáo viên gặp học sinh 1 lần, lớp thì 2 lần để chữa bài theo hình thức trực tuyến nhưng trao đổi trực tiếp.
Giai đoạn đó, nhà trường chưa dạy bài mới và chắc phụ huynh nghĩ rằng không dạy bài mới thì không được tính phí.
Tuy nhiên, hàng ngày phiếu bài tập luôn được gửi về cho các học sinh. Và để làm được việc đó thì các giáo viên vẫn phải đến trường, soạn phiếu bài tập, các nhiệm vụ cho học sinh hàng ngày, hàng tuần và gửi qua email cho bố mẹ và trên hệ thống học trực tuyến của trường. Những việc đó, các thầy cô vẫn phải bỏ công sức ra, thậm chí còn vất vả hơn”, bà Trang nói.
Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội. Ảnh: website nhà trường. Về việc trao đổi và thỏa thuận với phụ huynh, bà Trang cho hay, trong thông báo trường cũng nêu mọi thắc mắc liên quan đến học phí có thể liên hệ trực tiếp tại văn phòng trường để được hỗ trợ giải đáp.
“Hiện, trường cũng chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào phản ánh trực tiếp từ phụ huynh đến văn phòng nhà trường về việc này. Trong sáng nay 25/5, trên website và trang Facebook nhà trường, chúng tôi cũng đã đăng tải thông tin về việc đăng ký gặp trực tiếp với ban giám hiệu để được giải đáp các thắc mắc”, bà Trang nói.
Bà Trang cho hay, nhà trường ra thông báo và cũng đang chủ động chờ sự trao đổi từ phía phụ huynh, minh chứng bằng việc “trong thông báo cũng không yêu cầu các phụ huynh phải nộp học phí vào ngày nào”.
Theo bà Trang, nhà trường đã tổ chức 3 cuộc họp và 2 cuộc họp trực tuyến với đại diện các khối, đại diện ban phụ huynh các lớp để thông tin về vấn đề học phí.
“Nhà trường đã có buổi họp với trưởng ban đại diện phụ huynh của các lớp vào các ngày 6/5 và 15/5 để nói về học phí. Có thể là đại diện ban phụ huynh chưa thông tin cụ thể đến các phụ huynh trong lớp”, bà Trang nói.
Bà Trang cho hay, nhà trường đã mở kênh đăng ký trực tuyến và sẽ tổ chức buổi họp để đối thoại trực tiếp vào ngày mai 26/5 để trao đổi, trả lời những thắc mắc của phụ huynh.
“Nếu như những phụ huynh nào quá khó khăn, nhà trường hoàn toàn có thể sẵn sàng miễn học phí cho các con”, bà Trang nói.
Thanh Hùng
Bộ Giáo dục lên tiếng về việc thu học phí mùa dịch Covid-19
- Bộ GD-ĐT yêu cầu nguyên tắc là chia sẻ khó khăn giữa các cơ sở giáo dục và phụ huynh.
" alt="Trường Ngôi sao Hà Nội thu học phí dù không dạy online, phụ huynh bức xúc">Trường Ngôi sao Hà Nội thu học phí dù không dạy online, phụ huynh bức xúc
-
Những ngày qua, thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố mức học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. Cụ thể, cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với học phí 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.
Trường cũng dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10%. Trong khi mức học phí hiện tại của trường chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương đương 13 triệu đồng/năm.
Bảng học phí trường ĐH Y dược TP.HCM cho năm học 2020-2021
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, trường ĐH Y Dược TP.HCM là 1 trong 11 trường đào tạo y, dược trực thuộc Bộ Y tế. Đơn vị bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2020. Tuy nhiên, thời điểm trường công bố mức học phí mới, Bộ không hề nhận được thông báo.
“Ngay trong sáng nay, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT xin ý kiến về việc tăng học phí của các trường tự chủ chi thường xuyên?”, ông Thắng thông tin.
Theo ông Thắng, bản thân ông nắm thông tin qua báo chí, ngay sau đó đã gọi điện cho trường hỏi cụ thể, nhận được câu trả lời rằng trường xây dựng giá học phí mới theo luật Giáo dục đại học sửa đổi. Bảng giá này đã được Hội đồng nhà trường thông qua.
Ông cũng đã yêu cầu trường gửi bảng định mức kinh tế khi xây dựng giá từng ngành học nhưng hiện vẫn chưa nhận được.
“Giờ chúng tôi chưa thể đánh giá mức học phí như vậy có hợp lý không. Vì để xây dựng giá học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật nhưng hiện chưa có bảng đó nên không biết cụ thể họ xây dựng trên cơ sở nào, kết cấu gồm những gì”, ông Thắng nói.
Mặc dù vậy, trưởng phòng Tài chính sự nghiệp của Bộ Y tế cho rằng, tăng học phí cần có lộ trình phù hợp.
Ông Thắng cho hay, hiện các cơ sở giáo dục xây dựng giá học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.
Trong đó có 2 loại hình: Thứ nhất, các trường sử dụng ngân sách nhà nước, sẽ áp theo định mức kĩ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành, trên cơ sở đó các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá mức trần.
Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật do trường ban hành.
Khi đó, nhiều trường tự chủ dù cùng ngành học nhưng có thể sẽ có nhiều mức học phí khác nhau do cách đào tạo, cơ sở vật chất… khác nhau.
Theo thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%, trong đó tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp chiếm 25%, còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết, các quỹ…
Thúy Hạnh
Học phí nửa tỷ, con nhà nghèo lo không vào được trường Y
Thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM tăng học phí gấp 5 lần so với hiện tại, với ngành cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm (khoảng nửa tỷ đồng/6 năm học) đang gây xôn xao dư luận.
" alt="Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học phí ngành y Đại học Y Dược TPHCM">Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học phí ngành y Đại học Y Dược TPHCM
-
Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
-
Em Châu Dương Kim Thoại (trái) và các thành viên của đơn vị huyện Duyên Hải trao đổi về sử dụng MXH an toàn và văn minh tại Diễn đàn trẻ em năm 2023. Ảnh: Báo Trà Vinh. Tại diễn đàn này, nhiều phụ huynh khẳng định, việc cấm trẻ dùng điện thoại, tham gia vào các trang MXH là điều không thể, nhất là khi chúng ta đang sống trong “xã hội số” ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý khống chế thời gian và kiểm soát phần nào những nội dung trên MXH mà các em tiếp cận là việc rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Do đó, tại Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2023, vấn đề học sinh sử dụng điện thoại và MXH cũng được nhiều đại biểu đề cập đến. Học sinh Nguyễn Thị Lâm Ngọc, lớp 9/2, Trường THCS Thông Hòa, huyện Cầu Kè bày tỏ: MXH có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên những hậu quả chúng gây ra cũng không nhỏ, nếu dành quá nhiều thời gian xem các nội dung trên MXH, trong đó có những nội dung không lành mạnh, chưa được kiểm chứng, có thể có hại về mặt tinh thần và vật chất.
Ở góc độ đoàn thể, chị Nguyễn Thị Cẩm Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Trưởng ban Thanh thiếu nhi - Trường học nhận định: Trước sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc trẻ em tiếp cận sớm với điện thoại và MXH là tất yếu, việc sử dụng MXH tốt hay xấu là xuất phát từ bản thân người sử dụng. Vấn đề đặt ra là khống chế được thời gian, liều lượng, đừng để bị biến thành “nô lệ” của MXH.
Dưới góc độ của phụ huynh, chị Nguyễn Thị Cẩm Hương chia sẻ thêm, MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, có nhiều trang dạy kỹ năng sống, kiến thức khoa học, ngoại ngữ, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Đồng thời, giúp kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Cha mẹ nào cũng đều muốn tốt cho con hy vọng con có thể bắt kịp với xu thế xã hội nên cho con tiếp cận sớm với các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại di động và tiếp cận với MXH.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc cho con tiếp cận MXH là để phát triển theo hướng tích cực và cần tránh việc để con sa đà, nghiện MXH, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của con. Muốn vậy, các bậc phụ huỳnh cần theo sát và hướng dẫn các em sử dụng MXH hiệu quả và an toàn tránh những tác động xấu mà MXH gây ra.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần giám sát và quản lý thời gian sử dụng MXH của con, có thể sử dụng MXH để giải trí, học hỏi kiến thức mới sau khi đã hoàn thành tất cả các bài tập, công việc được giao. "Hiện vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên nói chung, trẻ em nói riêng tiếp cận nhiều thông tin không chính thống, những tệ nạn xấu thông qua MXH", chị Nguyễn Thị Cẩm Hương nói.
Do đó, Tỉnh đoàn Trà Vinh đã chỉ đạo Đoàn, Đội các cấp trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, như tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đoàn viên, đội viên. Đồng thời, chú trọng tổ chức những hoạt động bổ ích vui tươi an toàn trong dịp hè, nhằm giúp các em hạn chế MXH.
Việc phân biệt mặt lợi và hại, khống chế thời gian tham gia MXH của học sinh, khuyến khích học sinh có phong cách ứng xử văn minh trên internet là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng sự quan tâm của gia đình, nhà trường, tổ chức Đoàn sẽ giúp học sinh có những định hướng sử dụng MXH an toàn, lành mạnh, khai thác những lợi ích của MXH để học tập tốt.
" alt="Trà Vinh: Tuyên truyền về tác động của mạng xã hội cho học sinh">Trà Vinh: Tuyên truyền về tác động của mạng xã hội cho học sinh
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà
- CEO ăn lương khủng giữa lúc nhân viên bị sa thải hàng loạt
- Bài toán phát triển văn hóa đọc, động lực cho xuất bản phát triển
- Hé lộ váy cưới của Nhã Phương trong hôn lễ với Trường Giang
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế
- Danh tính trọng tài bắt trận Việt Nam
- Hà Phương lộ diện với ngoại hình lạ, nói gì về tin đồn ly hôn chồng tỷ phú?
- Học Tiếng Anh: 10 lời khuyên để học tiếng Anh nhanh hơn
- Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trên
- Cuộc sống hiện tại Dương Uyển Nghi từng phải bán vương miện để trả nợ cho chồng
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shanghai Port, 18h00 ngày 28/3: Khó thắng cách biệt
- Giải pháp hỗ trợ đổi mới dạy và học trong trường tiểu học
- Nơi giấc mơ tìm về tập 5: Người yêu Gia An đòi đánh ghen
- Hoa hậu Trần Tiểu Vy được báo chí Trung Quốc khen ngợi hết lời
- Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
- Á hậu Huyền My mặc áo dài phong cách hoàng gia
- Hàng loạt sai phạm của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Thủ khoa 30 tuổi trường Sư phạm từng bỏ dở đại học hàng đầu thế giới
- Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
- Ngày 20/11: Ngành giáo dục Cà Mau nợ giáo viên hơn 130 tỷ đồng
- Xây dựng xuất bản thành ngành kinh tế
- Nỗi khổ sở của chàng trai có tới 4 chân
- Soi kèo góc Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Thế trận hấp dẫn
- Minh Hương' Nhật ký Vàng Anh' khoe căn hộ cao cấp như khách sạn
- Chàng tân binh lực lưỡng khóc nức nở vì bị tiêm
- Phát triển bền vững, Apollo English mở thêm 3 trung tâm mới nửa đầu 2020
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
- Nỗi khổ sở của chàng trai có tới 4 chân
- Liên tiếp những vụ tấn công tình dục, cưỡng hiếp chấn động showbiz Hàn Quốc
- Thầy giáo trường nghệ thuật tự tử khi bị các nữ sinh tố lạm dụng tình dục
- 搜索
-
- 友情链接
-